Sunday, September 27, 2020

Hội Nghị Thành Đô: Phạm văn Đồng

Nói Với Người Cộng Sản

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục “Nói với người cộng sản”. Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. “Nói với người cộng sản” do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Tâm Anh

Tiến Văn

Thưa các quí vị đảng viên lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,

Trong chuyên mục tuần trước, chúng ta đã thấy cuộc “tự kiểm điểm” của bọn chóp bu năm 1990 về cuộc gặp Thành Đô. Ông Phạm Văn Đồng đã tỏ ra ân hận về sự ngây thơ, rụt rè của bản thân  nhưng lại trách móc và đổ hết trách nhiệm cho bọn cầm đầu lúc đó là Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười; kể cả việc Phạm Văn Đồng không được gặp Đặng Tiểu Bình, Phạm Văn Đồng cũng đổ lỗi cho Đỗ Mười. Trong khi đó, Nguyễn Văn Linh bác bỏ ý kiến của Phạm Văn Đồng.

Qua những chi tiết này chúng ta cũng thấy thêm Phạm Văn Đồng là một người rất ngờ nghệch, đã bị cả Bắc Kinh lẫn bọn lãnh đạo chóp bu lợi dụng.

Như Phạm Văn Đồng tiết lộ, sau “bữa tiệc tối” do Bắc Kinh tổ chức,  lẽ ra đoàn Việt Nam phải ngồi lại với nhau để thống nhất ý kiến. Nhưng phía Việt Nam đã không làm như vậy. Tuy nhiên, sáng sớm hôm sau, Phạm Văn Đồng lại bị mấy tên tùy tùng gợi ý phải đồng ý với quan điểm của Bắc Kinh. Chi tiết này chứng tỏ rằng hai tên chóp bu Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đã bàn tính và tự quyết định không cần bàn bạc với Phạm Văn Đồng.

Cho đến nay, chúng ta hoàn toàn không rõ các văn bản thỏa thuận của cuộc gặp lén lút Thành Đô có những chữ kí, bút tích của ai nhưng khả năng rất lớn phải có cả bút tích, chữ kí của Phạm Văn Đồng. Vì điều này chỉ san bớt tội trạng cho Linh và Mười – những kẻ chủ mưu quay lại thần phục Bắc Kinh.

Giả thuyết này buộc chúng ta phải nhớ lại Công Hàm Bán Nước do chính tay Phạm Văn Đồng kí 32 năm trước đó, năm 1958. Bản công hàm này đã công nhận chủ quyền Trung Cộng bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; nhưng Phạm Văn Đồng cũng chỉ đóng vai thế thân cho kẻ phải lãnh trách nhiệm cao nhất là Hồ Chí Minh.

Như thế, Phạm Văn Đồng đã ít nhất hai lần bị lừa hoặc tự làm bình phong để che chắn cho hành động phản quốc của bọn chóp bu cao nhất trong đảng Hồ-Tàu. Năm 1958 khi Phạm Văn Đồng 52 tuổi và năm 1990 khi Phạm Văn Đồng đã 84 tuổi.

Nhưng tư liệu gần đây còn cho thấy Phạm Văn Đồng đã từng có những hành động làm tổn hại rất nghiêm trọng cho chủ quyền, danh dự của một chính thể, một quốc gia. Ông Việt Phương, cựu thư kí riêng của Phạm Văn Đồng đã kể rằng ngay trong cuộc Hòa Đàm Geneva 1954, Phạm Văn Đồng đã chuyển tin tức về Hà Nội qua nhân viên kĩ thuật của Trung Cộng; ngoài ra, Phạm Văn Đồng còn dùng phiên dịch là người của Bắc Kinh.

Nhưng những hành động coi thường bí mật quốc gia như thế khó có thể là do sai sót hay hớ hênh của một cá nhân. Theo chúng tôi, đây là những hành động có ý thức của toàn bộ bọn chóp bu Hà Nội do chúng đã coi Bắc Kinh là ông chủ thực sự vì vậy bọn chúng đã không cần phải kín đáo, giữ kín những thông tin, trao đổi liên quan tới chủ quyền, vận mệnh của đất nước, của dân tộc Việt Nam. Não trạng nô lệ, nô bộc này đã được nhiều nhân vật chóp bu công bố một cách gián tiếp, vô thức, như Hồ Chí Minh gọi quan hệ giữa Trung Cộng và Việt Cộng là quan hệ “răng môi”, “núi liền núi, sông liền sông”; Lê Duẩn thì tuyên bố thẳng “Ta đánh Mĩ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”.

Não trạng nô lệ, nô bộc Bắc Kinh đã được tiếp tục thực hiện trong cuộc gặp Thành Đô. Ngay cả Võ Văn Kiệt, người cho tới nay vẫn được dư luận đánh giá là có đầu óc cởi mở, cấp tiến nhất, nhưng trong hồi kí của Trần Quang Cơ, ông Kiệt cũng chỉ thể hiện sự bất ưng về cuộc gặp Thành Đô ở góc độ danh dự cá nhân cho ông Phạm Văn Đồng.

Thưa quí bạn và anh chị em, điều chắc chắn ông Trần Quang Cơ không thể biết hết các thông tin của bọn chóp bu; những gì ông Trần Quang Cơ thuật lại cũng chỉ là một phần những gì ông biết.

Nhưng chỉ nội những thông tin do ông Trần Quang Cơ ghi lại và cách tường thuật của ông cũng cho chúng ta thấy rõ thêm về bản chất phản quốc của đảng Hồ-Tàu.

Bản chất phản quốc này có nguyên nhân gốc từ tham vọng độc đoán quyền lực và coi quyền lợi của đảng luôn cao hơn quyền lợi dân tộc. Những nguyên nhân gốc này đã được hình thành ngay từ khi đảng Hồ-Tàu được khai sanh cho tới tận ngày nay.

Cố thủ độc đoán quyền lực và coi thường dân tộc đã luôn định hướng bọn chóp bu đi tới những giải pháp bất chấp chủ quyền đất nước, sinh mạng của người dân. Chúng chỉ cốt sao gìn giữ cho được quyền lực độc tôn của chúng được vững vàng; mọi vấn đề khác đều không đáng kể.

Đây là vấn đề rất quan trọng chúng ta cần phải nhận thức rõ để có thể hiểu được đúng hơn những hành vi, hành động nhiều khi rất khó hiểu của bọn có quyền trong đảng Hồ-Tàu từ xưa tới nay.

Tâm Anh cùng Tiến Văn tạm biệt và xin hẹn quí vị, quí bạn trong chương trình tuần sau.

27/09/2020

No comments:

Post a Comment