Sunday, February 4, 2018

Tin tức ngày Chủ Nhật, 04.2.2018

Tin Tức

Nhân dân phẫn nộ về buổi lễ CSVN mừng chiến thắng Mậu Thân
Sáng thứ bảy 3/1 vừa qua, CSVN đã tổ chức tại Hội trường Thống nhất, Sàigòn buổi lễ long trọng cấp quốc gia mừng kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân. Tham dự buổi lễ có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều lãnh đạo cao cấp khác. Những phát biểu trong buổi lễ cho thấy CSVN vẫn quan niệm biến cố tang thương Tết Mậu Thân là thắng lợi vẻ vang của đảng CSVN, nhờ đó buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán ở Paris, bất kể hàng trăm ngàn thanh niên Miền Bắc đã phải chết oan uổng vì cuộc tấn công này, và hàng chục ngàn người dân vô tội tại Miền Nam đã bị họ giết chết một cách tàn bạo.

Người dân tại Việt Nam tỏ ra bất mãn và phẫn nộ về sự vô lương tri của CSVN khi tổ chức ăn mừng biến cố đau thương này, cũng như phản đối truyền thông nhà nước vẫn luôn luôn cố tình tuyên truyền sai sự thật về biến cố lịch sử này.
RSF phản đối án tù của blogger Hồ Hải
Như đã loan trước đây, Blogger Hồ Hải, một bác sĩ 54 tuổi, bị bắt ngày 2/11/2016, bị tuyên án bốn năm tù và hai năm quản chế trong một phiên tòa xử kín không có luật sư đại diện, và bị cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” chỉ vì viết những bài về thảm họa ô nhiễm môi trường biển do hãng Formosa của Đài Loan gây ra.
Ngày 2/2, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) ra thông cáo kêu gọi cộng đồng quốc tế gia tăng áp lực buộc CSVN chấm dứt “những vi phạm liên tục về quyền tự do thông tin,” sau khi Blogger Hồ Hải bị tuyên án tù hôm mùng 1/2 tại Sàigòn. Theo Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, trong năm 2017, đã có hơn 25 blogger bị CSVN bỏ tù, kết tội hoặc trục xuất, khiến Việt Nam bị xếp gần chót trong bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới, đứng thứ 175 trong số 180 quốc gia.
Vào tháng 12/2017, Nghị viện Châu Âu cũng đã ra một nghị quyết khẩn cấp kêu gọi CSVN chấm dứt ngay việc áp bức các nhà báo và phóng thích tất cả các blogger bị cầm tù.
Nước Anh ra luật kiểm tra tài sản người nước ngoài nào bị nghi ngờ có được từ tham nhũng
Một luật mới của nước Anh có hiệu lực từ 31/1/2018 cho phép các cơ quan chức năng tạm giữ những tài sản bị nghi ngờ cho đến khi được giải thích hợp lý. Ông Ben Wallace, Thứ trưởng phụ trách an ninh, nói với báo The Times rằng, “từ nay các giới chức Anh có thể tạm giữ những tài sản nào trị giá hơn 50.000 bảng Anh màbị nghi ngờ , hoặc những tài sản bị nghi ngờ có được do tham nhũng.” Ông ước tính mức rửa tiền phi pháp tại Anh mỗi năm lên tới 90 tỉ bảng Anh. Do đó, các tài phiệt nước ngoài sống ở Anh bị nghi ngờ tham nhũng sẽ phải giải thích về cuộc sống xa hoa của họ.
Kiến nghị chống lãng phí thức ăn
Tính đến ngày 03/02, kiến nghị chống lãng phí thực phẩm ở châu Âu trên trang web change.org đã thu thập được hơn 1 triệu chữ ký. Kiến nghị yêu cầu các chính phủ của 27 nước thành viên của Liên Hiệp Châu Âu bắt buộc các siêu thị phải giao cho các hội từ thiện những thức ăn không bán được, thay vì vứt đi hoặc tiêu hủy. Ngày 3/2 cũng là đúng 2 năm ngày Quốc Hội Pháp thông qua luật về chống lãng phí thức ăn.
Đập thủy điện của Trung Quốc ở Campuchia xả lũ khiến hàng ngàn người sắp phải tản cư
Tháng 11 vừa qua, Đập thủy điện Hạ Sesan 2, với công suất 400 megawatt, tại Campuchia ở khu vực sông Mekong đã bắt đầu hoạt động sau nhiều năm xây dựng. Đập này cao khoảng 75 mét và dài 8 kilômét, do Công ty Năng lượng Quốc tế Hydrolancang của Trung Quốc và Tập đoàn Hoàng gia Campuchia cùng đầu tư, bất chấp những cảnh báo của các nhà chuyên môn báo trước rằng công trình này sẽ gây tổn hại đến nguồn thủy sản và sự đa dạng sinh học của sông Mekong. Kể từ khi đập bắt đầu hoạt động, mực nước lũ đã tăng lên đến 7 mét.
Ngày 2/2, Tổ chức vận động Các Dòng sông Quốc tế cho biết: đập thủy điện trên vừa xả lũ, khiến hàng trăm gia đình những làng gần đó đã phải rời bỏ nhà cửa trong những tuần qua. Tổ chức trên ước tính trong thời gian tới, sẽ có ít nhất 5.000 người phải tản cư. Từ tháng 12 năm ngoái khi đập hoạt động được một tháng, nhiều nơi nước lũ cứ từ từ dâng lên tới nóc nhà của họ. Nhiều nông trại, chùa miếu và ngư trường đã bị phá hủy.
Dù bị mất lòng dân, Nicolas Maduro vẫn ra tranh cử tổng thống Venezuela
Ngày 02/02 vừa qua, tại Venezuela, Đảng cầm quyền đã chính thức chỉ định ông Maduro ra tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống vào cuối tháng 4/2018, bất chấp 70 % dân chúng Venezuela bất mãn về chính sách của ông Maduro. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự báo lạm phát tại quốc gia này trong năm 2018 sẽ lên tới 13,000 %, khiến vật giá sẽ cao lên gấp 130 lần so với năm 2017. Hiện nay, Venezuela đang bị thiếu thốn từ lương thực đến thuốc men.
Bắc Hàn vi phạm lệnh cấm vận quốc tế, thu về 200 triệu đô la
Theo báo cáo ngày 02/02 của Liên Hiệp Quốc thì trong năm 2017, Bắc Hàn bất chấp lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế, đã tiếp tục xuất cảng nhiều mặt hàng bị cấm để đổi lấy dầu hỏa, nhờ đó Bắc Hàn đã thu vào 200 triệu đôla. Những khách hàng giao dịch với Bắc Hàn trong vi phạm này là Trung Quốc, Nga, Việt Nam, Malaysia và cả Nam Hàn. Ngoài lĩnh vực thương mại, chế độ Kim Jong Un còn hợp tác quân sự với Syria và Miến Điện. Liên Hiệp Quốc cũng khẳng định rằng Bắc Hàn đã giúp Syria và Miến Điện phát triển chương trình hỏa tiễn đạn đạo và vũ khí hóa học.
Máy bay chiến đấu của Nga bị bắn rơi ở Syria, viên phi công bị giết
Chiều thứ bảy, 3/2, một máy bay chiến đấu Su-25 của Nga đã bị những kẻ chủ chiến al-Qaida bắn rơi gần thành phố Sarqeb thuộc tỉnh Idlib của Syria do phiến quân Syria nắm giữ. Viên phi công khi nhảy ra khỏi máy bay liền bị những kẻ chủ chiến cố bắt giữ nhưng ông đã rút súng lục ra bắn trả để khỏi bị bắt sống nên đã bị bắn chết.
Quân đội Syria vẫn đang cố gắng chiếm thành phố Sarqeb này dưới sự yểm trợ từ các cuộc không kích của Nga. Họ đã phát động một cuộc tiến công vào Idlib cách đây sáu tuần và đã có hơn 35 cuộc không kích nã vào thành phố Sarqeb kể từ cuối ngày thứ sáu, 2/2, khiến nhiều người dân trong thành phố phải tháo chạy.

No comments:

Post a Comment