Friday, August 18, 2017

Cộng Sản Quyết Tâm Diệt Tôn Giáo

Quan Điểm

Thưa quí thính giả,
Bộ luật về Tôn Giáo, Tín Ngưỡng Việt Nam do quốc hội bù nhìn “đảng cử dân bầu” của CSVN thông qua ngày 18/11/2016 sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2018. Đến ngày ấy, điều gì sẽ xảy ra nếu các tôn giáo không chấp hành đầy đủ những gì trong luật đã viết ra? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi có những nhận định dựa trên các sự kiện cụ thể đang diễn ra tại Việt Nam, để chứng minh rằng, đây là bộ luật phản dân chủ, đi ngược lại xu thế tiến bộ của thế giới.

Nếu xét theo tinh thần thượng tôn pháp luật ở một quốc gia có nền dân chủ pháp trị thật sự, thì việc đón nhận bộ luật mới là một ngày vui, vì luật làm ra là để bảo vệ các quyền lợi của con người, được sống trong xã hội hài hòa trật tự, và để ngăn chận những vi phạm làm thiệt hại, hay lấy đi quyền được sống tự do để thực hiện niềm tin tôn giáo của mình. Nhưng dưới chế độ độc tài cộng sản thì mục đích của luật là để ràng buộc, áp chế, trừng phạt, và hướng hoạt động tôn giáo vào việc phục vụ cho lợi ích của đảng; đúng hơn là biến tôn giáo thành công cụ của đảng.
Khi đã thừa nhận tôn giáo, tín ngưỡng là quyền, thì luật được làm ra để cổ võ, giúp đỡ các tôn giáo phát huy quyền ấy một cách hoàn hảo. Ngược lại CSVN đã tự cho mình cái quyền làm chủ đất nước,ngồi trên đầu dân tộc. Luật tôn giáo tín ngưỡng Việt chỉ là một bản kiến nghị “xin-cho”, nhưng ban phát hay không lại là quyền của họ. Nói đến cơ chế “xin-cho” này, ta hãy nghe nhận định của Hội Đồng Giám Mục VN ngày 01-06-2017: (xin trích)“Cơ chế này cho thấy tự do tín ngưỡng tôn giáo không thật sự được coi là quyền của con người nhưng chỉ là ân huệ cần phải xin và được ban phát. Chính cơ chế đó hợp pháp hóa sự can thiệp của chính quyền vào sinh hoạt nội bộ và kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động tôn giáo”
Cụ thểnhư điều 22 xác định, muốn được công nhận như tổ chức tôn giáo, thì phải nộp bản “Hiến Chương” của giáo hội, và nhà cầm tự ý sửa đổi hiến chương theo ý muốn của họ.Để thấy rõ hơn, hãy xem điều 23 nói về hiến chươngnhư sau: “Hiến chương của tổ chức tôn giáo có những nội dung cơ bản sau đây: 1. Tên của tổ chức; 2. Tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động; 3. Địa bàn hoạt động, trụ sở chính; 4. Tài chính, tài sản; 5. Người đại diện theo pháp luật, mẫu con dấu; 6. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; 8. Điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền, cách thức phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc, nhà tu hành; 9. Điều kiện, thẩm quyền, cách thức giải thể tổ chức tôn giáo; thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc; 10. Việc tổ chức hội nghị, đại hội; thể thức thông qua quyết định, sửa đổi, bổ sung hiến chương; nguyên tắc, phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ của tổ chức; 11. Quan hệ giữa tổ chức tôn giáo với tổ chức tôn giáo trực thuộc, giữa tổ chức tôn giáo với tổ chức, cá nhân khác có liên quan”.
Như thế các tôn giáo muốn hoạt động thì phải đi qua bao nhiêu cửa ải khó khăn như luật đòi buộc. Chưa hết, để ngăn ngừa và răn đe các tôn giáo, ngày 20 tháng 7 năm 2017 vừa qua, nhà nước lại đưa ra một bản dự thảo, gọi là để “lấy ý kiến tín đồ”. Dự thảo có tên là “Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng,”. Dĩ nhiên ai cũng biết rằng, lấy ý kiến chỉ là cách lừa bịp mà CS đã từng làm hàng trăm lần trong mấy chục năm qua. Cuối cùng thì nghị định sẽ trở thành công cụ pháp lý, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2018, để nhà nước dựa vào đó mà hạch sách, làm khó các tôn giáo và vá nhân.
Nếu ai đã đọc bản dự thảo nghị định với 4 chương, 37 điều này, sẽ nhận ra nội dung chứa đựng vô số những từ ngữ tiêu cực đầy tính đe dọa khủng bố như:buộc chấm dứt, đăng ký (xin phép), đình chỉ hoạt động, quy định, phạt cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật, vi phạm, xử phạt….Nghị định cũng đưa ra hình phạt tiền lên đến 30 triệu đồng đối với cá nhân và 60 triệu đồng đối với tổ chức.
Nhìn lại 63 năm trên đất Bắc và 42 năm trên toàn cõi Việt Nam, đảng CS với chủ trương vô thần, con người chết là hết, phủ nhận đời sống tâm linh; nên cứ làm những điều tàn ác mà không sợ bị trừng phạt. CS xuyên tạc và phủ nhận những giá trị luân lý, đạo đức do các tôn giáo đóng góp vào việc xây dựng con người và xã hội. Phủ nhận những thành quả về giáo dục, y tế, xã hội do các tôn giáo đem đến cho con người. Cướp đoạt hết các phương tiện hoạt động của các tôn giáo.
Tóm lại CS coi tôn giáo là kẻ thù cần phải tiêu diệt, nên đã tiến hành những thủ đoạn thâm độc, tán ác. Khi chưa loại bỏ được thì biến các tôn giáo thành công cụ phục vụ cho quyền lợi của đảng.
Vì vậy, đã đến lúc các tôn giáo ở Việt Nam cần phải bày tỏ thái độ phản kháng quyết liệt, không để cho CSVN áp đặt những luật lệ, nghị định phi nhân tính, phản dận chủ, phản tiến bộ lên đầu các tôn giáo như ý đồ đen tối của CS.
Cám ơn quí thinh giả đã theo dõi bài QD của chúng tôi.
LLCQ

No comments:

Post a Comment