Thursday, August 24, 2017

CHÂU ĐÌNH AN NỖI BUỒN LY HƯƠNG

Thi Ca Yêu Nước

Châu Đình An sinh tại Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình, là một nhạc sĩ kiêm ca sĩ. Mồ côi cha lúc 9 tuổi, và mẹ lúc 13 tuổi, Châu Đình An từ sớm đã tự lập để sống qua những năm tháng cam go, khổ cực. Cuộc sống thiếu may mắn đó đã cho Châu Đình An nhiều xúc cảm về xã hội, đất nước và tình yêu con người, được diễn tả bằng nốt nhạc.

Ông di cư vào Nam tháng 7 năm 1954, bắt đầu viết nhạc năm 1974. Châu Đình An vượt biển và định cư ở Hoa Kỳ năm 1980. Ông đã viết trên 300 ca khúc, xuất bản 8 album được nhiều nguời mến mộ.
Nhạc Châu Đình An chan chứa tình cảm chân chất và đôn hậu.Đó có thể là tình yêu, tình nước vàđặc biệt là tình thương đối với
Trước hết, là một nghệ sĩ, và như một thông lệ, Châu Đình An những thuyền nhân vượt biển tìm tự do.cũng không thoát khỏi lưới tình. Ông đã trải lên nốt nhạc những nét đẹp của tình yêu gắn bó.
Này nhé! Có yêu là có hẹn, có lỗi hẹn và tất nhiên có trách móc:
Anh nhớ chiều qua lúc hẹn hò
Sao giờ không thấy dáng em qua
Lang thang phố cũ chừng xa lạ
Sương ướt bờ vai nỗi xót xa
Buồn rồi trách là phải, bởi lẽ chàng chỉ có nàng và chàng đã yêu nàng tha thiết. Nay vắng nàng là thiếu cả mùa xuân:
Tôi có một người, một người yêu dấu mà thôi
Nụ cười duyên dáng thật tươi
Rạng ngời trong nắng bình minh Khi đi đau đớn vô ngần
Dòng đời không có mùa xuân
Không những buồn trách vì đôi lần lỗi hẹn, mà bi đát hơn là phải xa nhau nghìn trùng vì hoàn cảnh đất nước bị sóng Đỏ vùi giập, kẻ vất vưởng nơi xứ lạ, người lưu đày trên chính quê hương mình:
Vì sao và vì sao
Bốn mươi năm lạnh lùng
Em đâu biết xa xăm nghìn trùng
Mỏi mòn bao thương nhớ
Sao em vẫn xa xôi
Bốn mươi năm rồi sao
Tháng ngày cũ đâu rồi
Nơi đây nơi xứ người
Ai về đếm vì sao
Thế là tình lỡ, là chia lìa mãi mãi, chỉ còn ấp ủnhữngkỷ niệm buồnray rứt:
Tình đến không hẹn hò
Tình mất em nào ngờ
Dù biết yêu là buồn
Tình em xa mãi
Tình em mặn nồng như thế thì tình nước tình nhà càng thắm thiết hơn.Chiến tranhđã làm cho dân Việt tan tác, phải lìa xa nơi chôn nhau cát rốn, sống lang thang. Châu Đình An đã mượn lời thơ Mương Mán để diễn tả cảnh sống vất vả khó khăn của dân Việt thời chiến:
Tôi người trai sông Hương
Lưu lạc về sông Hậu
Như chim mỏi cánh đậu
Trên vồng đất quê em
Tôi cười thời buổi khó
Ði đâu để trốn buồn
Thôi đành đi chăn vịt
Em bảo thế mà hơn
Đáng thương nhất là những bà vợ phải xa chồng, tần tảo nuôi con khôn lớn, cho chồng yên tâm chiến đấu ngoài biên ải. Ở đây, người ta gặp lại hình ảnh chinh phụ trong Chinh Phụ Ngâm, người vợ phải thay chồng nuôi cha già, dạy con thơ:
“Một mình thiếp đã hiếu nam,
dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân”.
Qua nhạc Châu Đình An, chúng ta lại chứng kiến hình ảnh người thiếu phụ cô đơn, chẳng khác nào chinh phụ, hay vợ chàng Trương, hòn vọng phu, mòn mỏi đợi chồng rũ áo giáp trở về:
Thương mình em cô đơn
Ngày đưa võng ru con
Mong chồng nơi biên giới
Mà chiến chinh tưởng lụi
Ai ngờ vẫn còn dài
Đáng nói nhất là mối thương cảm Châu Đình An dành cho thuyền nhân liều chết vượt biển tìm tự do. Ra đi là bỏ lại tất cả, là chôn dấu cả tình yêu gắn bó đã từng thề thốt mãi mãi bên nhau:
Đêm nay anh gánh dầu ra biển anh chôn
Anh chôn, chôn hết cả những gì của yêu thương
Anh chôn, chôn mối tình chúng mình
Gửi lại em trăm nhớ ngàn thương
Bỏ lại tình em, và bỏ lại cả quê hương yêu dấu, đã một thời hy sinh xương máu để bảo vệ chính nghĩa quốc gia:
Đêm nay đêm tối trời anh bỏ quê hương
Ra đi trên chiếc thuyền
Hy vọng vượt trùng dương
Em đâu đâu có ngờ đêm buồn
Bỏ lại em cay đắng thật thương
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non.
Niềm đau chất ngất! Dân Việt phải gạt lệ rời xađất mẹ yêu kiều, để chấp nhận cuộc sống lưu vong, làm một gã mất nuớc, một kẻ không nhà:
Anh tạm rời xa nước non mình yêu kiều
Ô người thân yêu người quen hàng xóm
Mong vượt biển Đông mà lòng anh tan nát
Núi mờ mờ xa ôi ngọn núi ở quê hương!
Đêm nay anh gánh dầu ra biển anh đi
Ra đi trên sóng cuộn thấy gì ở quê hương
Xa xa ôi núi mờ xa dần
Một giọt nước mắt khóc phận thân
Hò ơi hò ới phận kẻ lưu vong
Biết phận lưu vong cay đắng; Nhưng anh vẫn phải ra đi, dân Việt vẫn phải bỏ nước sau lưng. Động lực thúc đẩy anh lao vào biển cả chính là niềm hy vọng thắp lên ngọn lửa đấu tranh. Đi không phải là vĩnh biệt, mà để tìm lối quay về dựng lại quê hương, cho em được sống, cho dân Việt đuợc thở không khí tự do, cho mẹ Việt Nam bớt nỗi đoạn truờng:
Anh phải bỏ đi thắp lên ngọn lửa hy vọng
Anh phải bỏ đi để em còn sống
Anh phải rời xa mẹ Việt Nam đau đớn
Quê mình rồi đây em có đợi chờ
Đó là thân phận thuyền nhân.Đó là thảm họa trút xuống đầu dân Việt do bọn cộng sản từ miền Bắc theo lệnh quan thầy Nga Tàu xua quân xâm chiếm miền Nam. Trên những con thuyền vượt biển, bao thân xác đã bị sóng nước vùi lấp, bao thiếu nữđã nhũn mềm trong tay hải tặc, và bao trẻ thơđã nhắm mắt trong tức tưởi vì thiếu nước thiếu sữa..Nỗi đau chất ngất, oan khiên tột cùng. Vết thương Tháng TưĐen còn rỉ máu..
Lời nhạc và tiếng hát Châu Đình An sẽ còn vang vọng giữa biển khơi, trên hải đảo hoang vắng, tại những nấm mồ hoang phế và ngay cả trên những vỉa hè tha hương, như thể tiếng gọi đáp lời sông núi. Ngày trở về vinh quang như lời thề của người bỏ nước ra đi chắc chắnsẽ đến một ngày không xa..
Em sẽ cùng anh về lối hẹn
Cho niềm mong đợi hết đong đưa
NQS, MN, HS tạm biệt, xin hẹn gặp lại quí thinh giả trong TCYN lần tới.
Ngô Quốc Sĩ

No comments:

Post a Comment