Sự Kiện: Tổng Thống Mỹ hôm 2 tháng Tư
đã chính thức công bố mức thuế quan đối với tất cả các quốc gia có giao thương
với HK, và HK sẽ áp dụng mức thuế mới vào tuần tới. Trong số các quốc gia thâm
hụt mậu dịch lớn với Mỹ, có VN....
Kịch Bản:
ML- Chào anh HD và anh TH. Hai anh có biết Hoa Kỳ nhập cảng hàng hóa gì từ Việt Nam không?
HD- Chào chị ML và anh TH. HD ít khi đi chợ, nên không biết rõ. Nhưng HD đoán VN thì có nước mắm, cà phê và các sản phẩm liên quan, tôm cá, bánh trang, bánh đa, trái cây, các sản phẩm nghệ thuật như tranh sơn mài, quần áo, giầy dép....chứ có gì nữa đâu!
TH- Chào chị ML và anh HD. Không chỉ có những thứ ấy đâu anh HD. HK nhập cảnh từ VN rất nhiều thứ khác nữa như: Thiết bị điện tử và linh kiện, gồm điện thoại thông minh, linh kiện điện tử và máy tính,bàn, ghế và các bộ phận liên quan nữa đấy.
ML- Anh TH nói đúng, nếu chỉ có những thứ như anh HD kể ra thí có bao nhiêu tiền đâu. Theo ML tìm hiều thì trong 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt gần 123 tỷ USD, vượt qua tổng kim ngạch của cả năm 2023 là 111 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ đến 108,9 tỷ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước; nhưng VN nhập khẩu từ Hoa Kỳ chỉ có 13,5 tỷ USD, tăng 7,3%. Như vậy, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam trong giai đoạn này là khoảng 95,4 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm trước.
HD- Thì ra thế, cho nên hôm 2 tháng Tư vừa qua tổng thống Donald Trump đã công bố một loạt thuế quan mới, bao gồm mức thuế cơ bản 10% áp dụng cho tất cả hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ, và mức thuế cao hơn đối với một số quốc gia khác. Trong đó, Việt Nam bị áp mức thuế 46%, đứng thứ ba trong danh sách các quốc gia bị áp thuế cao nhất, sau Campuchia (49%) và Sri Lanka (44%). Coi bộ VN sẽ gặp rắc rối lớn rồi, vá các sản phẩm mà chúng ta quen dùng sẽ đắt hơn nay mai. Như vậy VN phải làm gì đây?
ML- Mức thuế 46%mà TT Donald Trump đánh vào hàng nhập cảng, sẽ tác động lớn đến tình trạng kinh tế của VN. Mức thuế sẽ làm tăng giá thành hàng hóa của Việt Nam tại thị trường Mỹ, sẽ giảm tính cạnh tranh và có thể dẫn đến giảm sút xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Rồi sẽ tác động đến nền kinh tế nội địa, ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp chủ chốt như dệt may, điện tử và giày dép, dẫn đến nguy cơ mất việc làm và tăng trưởng kinh tế chậm lại chứ chẳng chơi đâu.
HD- HD nghĩ VN muốn duy trì phát triển thì phải thay đổi chiến lược thương mại như đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ vàcả Trung Cộng, rồi tìm kiếm các đối tác thương mại mới để bù đắp cho sự sụt giảm này.Tóm lại, quyết định áp thuế cao của Hoa Kỳ đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam, đòi hỏi các biện pháp thích ứng linh hoạt và chiến lược để giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế của VN đấy.
TH- Một trong các lý do để HK áp thuế xuất 46% lên hàng của VN, là hàng hóa ấy sản xuất từ Trung Cộng rồi đóng nhãn VN. Mặc dù Hoa Kỳ đãđánh thuế 25% lên hàng Trung Cộng theo Mục 301. Nhưng nhiều công ty Trung Cộng tìm cách tránh thuế bằng cách chuyển hàng sang Việt Nam, dán nhãn “Made in Vietnam” và xuất khẩu sang Mỹ. Vì Hoa Kỳ đã phát hiện nhiều vụ gian lận thương mại, nhất là với thép, gỗ, điện tử, xe đạp, dệt may. Ví dụ: năm 2019, Bộ Thương Mại Mỹ áp thuế lên đến 456% đối với thép Việt Nam vì có nguồn gốc Trung Cộng.
ML- Hoa Kỳ cũng từng đe dọa đưa Việt Nam vào danh sách thao túng tiền tệ vì thặng dư thương mại lớn.Mỹ có thể coi Việt Nam là “cửa sau” cho hàng Trung Quốc vào Mỹ. Vì vậy HK áp thuế 46% có thể nhằm ép Việt Nam kiểm soát chặt chẽ hơn đối với xuất xứ hàng hóa đấy.
HD- Cho nên, bước quan trọng của VN hiện nay là làm sao tiếp tục bán được hàng hóa của VN sang Hoa Kỳ và mua nhiều hàng của Mỹ để giữ được thế cân bằng, thay vì đu dây giữa Mỹ và Tàu Cộng như từ xưa đến nay
TH- Muốn cân bằng mậu dịch với HK, chắc chắn VN phải mua hàng của Mỹ nhiều hơn thôi, gồm nông sản nhưđậu nành, bắp, thịt bò, thịt heo, bông vải.Điều này không chỉ giúp giảm thâm hụt thương mại mà còn bảo đảm nguồn cung ổn định cho ngành nông nghiệp và dệt may trong nước.Rồi nhập khẩu công nghệ cao như máy móc, thiết bị y tế, chip bán dẫn, nhu liệu. Mua máy bay Boeing cho các hãng Việt Nam Airlines, VietJet và Bamboo Airways... Rồi VN còn phải khuyến khích đầu tư từ Hoa Kỳ vào Việt Nam nữa. Mời các tập đoàn công nghệ Mỹ như Apple, Intel, Tesla, Google đầu tư và mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Khi các công ty Mỹ đầu tư mạnh vào Việt Nam, họ có thể xuất khẩu ngược lại sản phẩm từ Việt Nam, giúp cân bằng thương mại.
ML- Chắc chắn VN phải làm vậy, nhưng Hà Nội phải làm gì trong nội bộ đảng và có dám qua mặt đàn anh Trung Cộng để giao thương mạnh hơn với Mỹ hay không thôi!
HD- Nếu Hà Nội muốn làm ăn với Mỹ, họ cần phải thay đổi nhiều. Một là tạo môi trường kinh doanh thuận lợi: Cải cách thủ tục hành chính, giảm thuế, hỗ trợ doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng tái tạo, tài chính, giáo dục...
Thứ hai là gia tăng giá trị hàng xuất khẩu, chuyển đổi từ gia công sang sản xuất có giá trị cao: Thay vì chỉ lắp ráp, Việt Nam cần phát triển chuỗi cung ứng nội địa để tăng giá trị nội địa trong hàng xuất khẩu sang Mỹ. Rồi phát triển thương hiệu Việt Nam riêng cho các sản phẩm xuất khẩu như cà phê, đồ gỗ, thực phẩm chế biến, giúp tăng giá trị xuất khẩu mà không làm tăng số lượng.
TH- Nhưng trước hết và trên hết Hà Nội phải tiếp tục đối thoại với Mỹ một cách nhgiêm chỉnh về các biện pháp cân bằng thương mại, tránh các biện pháp trừng phạt do thặng dư quá cao. VN nên tận dụng các hiệp định thương mạisong phương và đa phương để thúc đẩy thương mại hai chiều theo hướng bền vững hơn.Tóm lại: Việt Nam có thể cân bằng cán cân thương mại bằng cách tăng nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ, thu hút đầu tư từ Mỹ, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu và duy trì đối thoại thương mại với chính phủ Hoa Kỳ.
ML- Nhưng họ phải làm để phục vụ toàn dân, chứ chỉ thủ lời cho đảng thì người dân vẫn đói khổ, nào có ích gì.
HD- Chị nói đúng, việc này chúng ta phải nêu ra để người dân thấy rõ thực trạng, hy vọng người dân trong nước sẽ có biện pháp giành lại quyền lợi cho mình.
TH- Đề tài thuế này coi bộ mới khởi đầu thôi, chúng ta sẽ theo dõi và bàn tiếp trong các lần tới....
No comments:
Post a Comment