Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Hoàng Ân & Bá Cơ trình bày sau đây.
1/ VN VÀ MỸ BẮT ĐẦU ĐÀM PHÁN VỀ MỨC THUẾ QUAN
Việt Nam và Hoa Kỳ đã bắt đầu đàm phán về thuế quan. Vào tối 23/4, Bộ trưởng công thương VN Nguyễn Hồng Diên đã điện đàm với ông Jamieson Greer, đại diện thương mại của Mỹ, về các vấn đề kinh tế và thương mại song phương”.
Tham dự cuộc điện đàm còn có các quan chức VN cùng đại diện kỹ thuật từ các bộ ngành liên quan.
Theo thông cáo, đại diện thương mại Jamieson Greer hy vọng hai nước “sẽ sớm tìm ra những giải pháp phù hợp”. Washington muốn tái cân bằng trao đổi thương mại với Hà Nội vì Mỹ nhập siêu hơn 123 tỷ Mỹ kim vào năm ngoái, đồng thời cáo buộc Việt Nam là sân sau cho hàng hóa Trung Cộng.
Trong những ngày qua, Hà Nội đưa ra nhiều đề nghị để giảm bớt thặng dư với Mỹ, như đánh thuế 0% và Việt Nam sẵn sàng mua thêm sản phẩm của Mỹ. Dường như Việt Nam và Mỹ đã đạt được thỏa thuận mua 24 chiến đấu cơ F-16 của tập đoàn Lockheed Martin. Tuy nhiên, giới quân sự Mỹ tỏ vẻ nghi ngờ con số này vì kinh phí sẽ rất cao.
Vào hôm qua 24/4, hãng hàng không Việt Nam Airlines cho biết đã ký một biên bản ghi nhớ với ngân hàng Vietcombank để tài trợ mua 50 máy bay Boeing.
Thỏa thuận được đưa ra sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ nhiều lần cho biết việc mua máy bay của Mỹ sẽ góp phần quan trọng giảm thặng dư thương mại lớn giữa hai nước. Trước đó, hãng hàng không giá rẻ VietJet cũng thông báo dự án mua máy bay Boeing của Mỹ.
2/ HÀ NỘI GỠ HÌNH BỒ CÂU TRÊN NÓI SẮT CỦA MỸ
Bạo quyền Hà Nội đã cho gỡ hình ảnh con chim bồ câu đứng trên nói sắt lính Mỹ tại khu vực Hồ Gươm sau khi hình ảnh này lan truyền trên mạng xã hội.
Một số bài đăng trên mạng với hình ảnh một tấm áp phích có đóng dấu bản quyền của tờ báo Tiền Phong được lan truyền từ hôm thứ Tư 23/4, với nhiều bình luận phê bình. Đến chiều hôm qua, dư luận không tìm được hình ảnh này trên trang mạng của tờ báo này.
Phần trên của tấm áp phích khổ lớn có thông điệp chào mừng ''kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước'' trên nền lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền nam. Phần dưới của tấm áp phích có hình ảnh con chim bồ câu trắng đậu trên một chiếc nói sắt in dòng chữ USA có vết thủng, bên dưới là lá cờ Mỹ nhạt màu.
Tấm áp phích này từng đặt tại góc phố Đinh Tiên Hoàng và phố Lê Thạch trước Vườn hoa Lý Thái Tổ và đã bị gỡ vào tối ngày 23/4. Đến ngày hôm sau, nó đã được thay bằng một tấm áp phích khác với hình ảnh chủ đạo là chiếc xe tăng đâm qua cổng Dinh Độc Lập vào ngày 30/4.
Đây là ngày kết thúc của cuộc chiến mà csvn gọi là “kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. Từ trước tới nay, bạo quyền Việt Nam và báo chí luôn tự hào về sự phát triển trong quan hệ hai nước. Nhưng mỗi khi tới lễ kỷ niệm 30/4, những ngôn từ về "cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước" và "lên án tội ác" của Mỹ lại tràn ngập trên các mặt báo Việt Nam.
Biến cố áp phích tuyên truyền bị thay vào hôm 23/4 không phải vụ việc duy nhất bên hồ Hoàn Kiếm. Năm 2010, một áp phích đặt tại khu vực này cũng nhân dịp 30/4 đã bị thay vì chữ ''nước'' trong ''thống nhất đất nước'' bị viết sai chính tả thành ''nớc''.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0m9geydw7eo
3/ CÁC ĐỒNG MINH CỦA MỸ BÀY TỎ LO NGẠI VỀ KẾ HOẠCH NGỪNG CHIẾN Ở UKRAINE CỦA HOA KỲ
Kế hoạch hòa bình
của chính quyền Trump nhằm chấm dứt cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine đã gây lo
ngại lớn cho các đồng minh Mỹ. Kế hoạch này bao gồm việc công nhận Crimea thuộc
Nga và Ukraine phải nhượng lại nhiều lãnh thổ, điều mà các nhà ngoại giao châu
Âu và châu Á cho rằng sẽ gửi thông điệp nguy hiểm rằng việc xâm chiếm bất hợp
pháp có thể được thưởng.
Các nhà ngoại giao châu Âu cảnh báo rằng việc Ukraine bị ép nhượng lãnh thổ sẽ
làm suy yếu nguyên tắc luật pháp quốc tế và đe dọa sự an toàn của các quốc gia
khác, kể cả trong khối NATO. Các đồng minh châu Á cũng lo ngại rằng Trung Quốc
có thể rút ra bài học từ việc Nga được thưởng sau một cuộc xâm lăng lân bang.
Cuộc họp giữa đặc
phái viên Steve Witkoff và Putin vào thứ Sáu được kỳ vọng sẽ làm rõ thêm các điều
khoản, nhưng nhiều người lo ngại rằng tiến trình này không đủ nhanh để đáp ứng
tốc độ của Hoa Kỳ trong việc kết thúc chiến tranh. Các nhà lãnh đạo châu Âu cảnh
báo rằng Putin không đáng tin cậy, trong khi tổng thống Trump bày tỏ sự không
hài lòng với các cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga vào Kyiv.
4/ CĂNG THẲNG BỘC PHÁT GIỮA ẤN ĐỘ VÀ PAKISTAN SAU VỤ KHỦNG BỐ
Sau cuộc tấn công khủng bố tại vùng Kashmir Ấn Độ vào ngày 22/4 khiến 26 người thiệt mạng, Ấn Độ vào hôm qua 24/4 đã thi hành một loạt biện pháp ngoại giao nhắm vào nước láng giềng Pakistan, với cáo buộc nước này đã yểm trợ cho khủng bố.
Trả lời trước báo chí, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định sẽ truy lùng và trừng phạt những kẻ khủng bố và những ai ủng hộ chúng. Ông Modi cũng đe dọa những kẻ chịu trách nhiệm, dù không nêu rõ là ai, sẽ phải trả cái giá khắc nghiệt nhất.
Vụ khủng bố diễn ra vào hôm 22/4, với ít nhất 3 tay súng đã bắn vào các du khách tại thị trấn Pahalgam ở vùng Kashmir, khiến 25 người Ấn Độ và 1 người Nepal bỏ mạng.
Hôm qua, Ấn Độ đã công bố một loạt biện pháp ngoại giao để trừng phạt Pakistan, bị cáo buộc yểm trợ khủng bố. Cụ thể là New Dehli đình chỉ hiệp ước về chia xẻ nguồn nước, đóng cửa ải chính giữa hai nước và triệu hồi các nhân viên ngoại giao về nước. Đồng thời ra lệnh cho toàn bộ công dân Pakistan, ngoại trừ nhân viên ngoại giao, phải rời khỏi Ấn Độ từ đây đến ngày 29/4.
Pakistan đã bác bỏ tất cả các cáo buộc của phía Ấn Độ và đã quyết định các biện pháp trả đũa bằng cách trục xuất nhiều nhà ngoại giao Ấn Độ, đóng cửa biên giới và không phận đối với Ấn Độ, đồng thời hủy toàn bộ visa đã cấp cho các công dân Ấn Độ.
Cần biết hai nước Ấn Độ và Pakistan vẫn tranh chấp chủ quyền ở vùng Kashmir kể từ năm 1947. Vụ tấn công khủng bố này khiến quan hệ hai nước láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân trở nên tồi tệ nhất từ nhiều năm qua, gây lo ngại về nguy cơ Ấn Độ có thể đáp trả bằng biện pháp quân sự.
No comments:
Post a Comment