Tiếp theo đây, mời quí thính giả theo dõi chuyên mục ”Nói Với Người Cộng Sản”. Đây là diễn đàn để trình bày với các đảng viên đảng csVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. ”Nói Với Người Cộng Sản” do Tiến Văn biên soạn qua sự trình bày của Hoàng Ân.
Tiến Văn
13/04/2025
Thưa quí vị đảng viên lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Chính
thể Việt Nam Cộng Hòa chỉ tồn tại vỏn vẹn chưa tới 20 năm, xong chính thể này
đã để lại sự tiếc nuối, ngưỡng mộ không nguôi trong lòng những người đã từng sống
hay chưa sống nhưng đã nghiên cứu, tìm hiểu về chính thể này, như nhà thơ, dịch
giả Hoàng Hưng đã thổ lộ trong chuyên mục của tuần trước.
Hôm
nay, chúng ta sẽ cùng nghe, tìm hiểu lại một số kí ức của một người đã từng sống
trong chế độ này.
“Tôi
sinh ra và lớn lên tại Biên Hòa, một thành phố hiền hòa nằm bên cạnh dòng sông
Đồng Nai thơ mộng.
Nhà
tôi ở gần bệnh viện Phạm Hữu Chí (nay là bệnh viện Đồng Nai) – một nhà thương
thí nơi chuyên chữa bệnh miễn phí cho mọi người, nơi đây không hề phân biệt người
có tiền hoặc không, không hề từ chốι chữa bệnh cho người dân dù phí tổn cao như
thế nào. Mọi người bệnh đều được đối xử bình đẳng như nhau. Tôi nưhớ có một lần
bị đạp phải gai nhọn trong lòng bàn chân, bị mưng mủ, đau nhức kinh кhủnɢ, mẹ
tôi đưa tôi vào bệnh viện này, các y tá & bác sĩ, tiếp chúng tôi một cách
ân cần tử tế, với thái độ tôn trọng người bệnh mà không hề hách dịch hay gợi ý
vòi tiền hoặc quà cáp từ người nhà của tôi. Trên tường bệnh viện, tôi không hề
thấy có khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu” nào cả, nhưng thái độ cư xử hòa nhã của
nhân viên y tế ở đây không khác chi là mẹ hiền.
Ngày
xưa, thời niên thiếu của tôi đã từng có một hệ thống y tế do dân vì dân như vậy.
…
có lần tôi theo mẹ vào văn phòng xã để nhờ xác nhận giấy tờ, văn phòng lúc ấy
đông người nhưng trật tự, người trước người sau không hề ồn ào. Trên tường có bảng
hiệu nhắc nhở “Xin giữ yên lặng” hoặc “Xin vui lòng vắn tắt & rõ ràng”.
Cô
chú công chức tiếp người dân một cách niềm nở tôn trọng, biết lắng nghe, giải
quyết công việc nhanh chóng, không hề to tiếng, hạch sách hay vòi vĩnh phong bì
từ người dân.
Khi
đến tuổi làm thẻ căn cước, tôi vào ty cảnh sát Biên Hòa để chụp hình, lăn tay.
Mọi người trật tự. Các anh cảnh sát ở đây rất hiền hòa, lịch sự và ân cần hướng
dẫn mọi người, không hề hạch sách quấy nhiễu, quát nạt hay vòi vĩnh gây phiền
hà cho người dân.
Ngày
xưa, thời niên thiếu của tôi đã từng có một hệ thống hành chính gọn nhẹ, phục vụ
người dân hữu hiệu và lịch sự như vậy, chứ không phải “hành” dân là chính.
Ngày
xưa, tôi đã từng biết về một xã hội mang đầy tính nhân văn qua cách cư xử của mọi
người:
Tôi
còn nhớ khi cha tôi mất vào năm 1973, khi ngồi trên xe tang đưa linh
cửu của ông đến nơi an nghỉ sau
cùng, tôi quan sát thấy các anh cảnh sát, quân cảnh đang làm nhiệm vụ trên các
giao lộ, khi gặp xe tang đi ngang qua, các anh đứng nghiêm chào theo nghi
thức quân cách. Và một điều ngạc nhiên lý thú khác là tôi thấy những người dân
mà gia đình tôi không quen biết, khi họ đi xe gắn máy hoặc xe đạp
vượt qua xe tang, không ai bảo ai, họ đều giở nón cúi đầu chào tiễn biệt
cha tôi.
Vào
thời ấy, mỗi khi ngồi học bài khuya, đến 10 giờ, tôi thường nghe từ radio hoặc
TV nhắc nhở mọi người nên điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe để không phiền lòng
hàng xóm.
…
Bậc tiểu học, hàng tuần thầy cô giáo đều viết lên bảng câu cách ngôn của tuần từ
các ca dao tục ngữ ẩn chứa triết lý tình thương để in sâu vào tâm khảm của học
sinh. Hàng tháng thầy cô thiết lập bảng danh dự để xếp hạng học sinh theo điểm
số. Ngày ấy phẩm chất học sinh được phân loại rõ ràng chính xác chứ không hề có
tình trạng nhà trường chạy theo thành tích với tỷ lệ 100% học sinh giỏi không
có yếu kém!
Năm
1970, tôi vào trường Trung học công lập Ngô Quyền sau một kỳ thi tuyển sinh đệ
thất (nay là lớp 6) đầy gay go nhưng cũng rất công bằng. Ở bậc trung học, tôi
đã có những vị giáo sư tận tâm truyền đạt cho tôi kiến thức tổng quát, ý thức
công dân và dạy cho chúng tôi về Công pháp quốc tế, Tam quyền phân lập, về giá
trị của một xã hội tự do, dân chủ.
Khi
học lớp 9, chúng tôi đã được thầy luyện cho kỹ năng thuyết trình trước đám
đông, tập tính phản biện và biết phân tích, so sánh đối chiếu, biết tranh luận
trước những vấn đề mà chúng tôi không đồng ý, chứ không phải răm rắp cúi đầu
nghe theo một chiều từ người khác như bầy cừu mà không dám phản kháng.”
Đó
là những trích đoạn từ hồi kí của Hiệp Phan “Cậu bé Biên Hòa 1959-1975”.
Thưa anh chị em và quí vị, tới đây
chúng ta có thể hiểu lí do tại sao, sau 50 bị sụp đổ, chế độ Việt Nam Cộng Hòa
ngày càng trở nên hấp dẫn, cuốn hút người Việt Nam bất chấp các ngăn cấm, tẩy
xóa, bôi nhọ của đảng Hồ-Tàu.
Hoàng Ân cùng Tiến Văn tạm biệt và xin hẹn quí vị, quí bạn trong chương trình tuần sau.
13/04/2025
No comments:
Post a Comment