Sau đây, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức với Vân Khanh & Vũ Đình.
1/ AMANDA NGUYỄN, NGƯỜI PHỤ NỮ GỐC VIỆT BAY VÀO VŨ TRỤ
Amanda Nguyễn, người phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ, chính thức bắt đầu cuộc hành trình vào tối 14/4 trên chuyến baydu lịch vũ trụ của tỷ phú Jeff Bezos.
Chuyến bay dự trù sẽ được tiến hành tại một căn cứ ởmiền tây tiểu bang Texas vào lúc 8 giờ rưởi sáng. Chuyến bay sẽ kéo dài khoảng 11 phút.
Ngoài bà Amanda Nguyễn, phi hành đoàn có thêm 5 người phụ nữ khác tham gia dự án bay lên rìa vũ trụ thứ 11 bằng phi đạn New Shepard. Năm người còn lại là nhà khoa học NASA Aisha Bowe, nhà sản xuất phim Kerianne Flynn, nhà báo nổi tiếng Gayle King, ca sĩ Katy Perry và Lauren Sánchez, vị hôn thê của tỷ phú Jeff Bezos.
Tàu vũ trụ này hoàn toàn tự động, không cần phi công điều khiển và phi hành đoàn sẽ không trực tiếp vận hành con tàu. Chuyến bay sẽ trở lại trái đất bằng cách hạ cánh nhẹ nhàng với sự hỗ trợ của các chiếc dù.
Bà là một nhà khoa học nghiên cứu về du hành vũ trụ sinh học.Bà tốt nghiệp đại học Harvard và từng nghiên cứu tại trung tâm vật lý thiên văn Harvard, học viện công nghệ Massachusetts, cơ quan NASA và viện khoa học du hành vũ trụ quốc tế.
Ngoài ra, bà Amanda Nguyễn còn là nhà hoạt động tích cực trong đấu tranh chống phân biệt đối xử và xâm hại tình dục ở Mỹ.Bà đã được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2019 và được tạp chí Time vinh danh là một trong những người phụ nữ của năm 2022.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cz953gzy1gqo
2/ CHỦ TỊCH TRUNG CỘNG TẬP CẬN BÌNH SANG THĂM VN
Vào hôm qua, thứ Hai 14/4, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã sang thăm Việt Nam, chặng đầu tiên trong chuyến công du ba nước Đông Nam Á. Việc tăng cường hợp tác thương mại và chuỗi cung ứng trong bối cảnh căng thẳng thuế quan với Mỹ là trọng tâm chương trình nghị sự.
Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai trong vòng chưa đầy 18 tháng của họ Tập vào lúc Hoa Kỳ áp thuế đến 145% đối với hàng hóa nhập cảng từ Trung Cộng. Trong khi đó Việt Nam đang nỗ lực đàm phán với Mỹ để tránh mức thuế 46% sẽ được áp dụng vào tháng 7 sắp tới nếu đàm phán thất bại.
Trước khi đến Hà Nội, trong một bài viết đăng trên tờ báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN, họ Tập kêu gọi hai nước tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực từ thương mại, sản xuất, chuỗi cung ứng cho đến trí tuệ nhân tạo và nền kinh tế xanh.
Giới báo chí lề đảng tại Việt Nam loan tin là ông Tô Lâm, tổng bí thư đảng CSVN, tuyên bố Hà Nội muốn thúc đẩy hợp tác với Bắc Kinh trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các tuyến đường sắt. Việt Nam đã đồng ý xử dụng các khoản vay từ Trung Cộng để xây dựng các tuyến đường sắt mới giữa hai nước, nhưng hiện vẫn chưa có một thỏa thuận vay nào được công bố.
Trung Cộng cũng đang khó chịu trước những nhượng bộ của Việt Nam đối với Mỹ để tránh thuế quan, bao gồm cả việc cho phép triển khai mạng vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk.
Trong những tháng gần đây, Việt Nam cũng áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép của Trung Cộng. Thậm chí, để xoa dịu Washington, Hà Nội tuyên bố thắt chặt hơn nữa kiểm soát xuất xứ sản phẩm để bảo đảm hàng hóa xuất cảng sang Mỹ là hoàn toàn của VN.
Trong khi đó, vài giờ trước khi ông Tập Cận Bình công du Đông Nam Á, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ không có một nước nào thoát được các đòn tấn công thuế quan của Mỹ, đặc biệt là Trung Cộng.
Trên mạng, Tổng thống Trump chỉ đích danh Trung Cộng là nước đối xử tệ nhất với Mỹ. Vào lúc căng thẳng Mỹ - Hoa gia tăng, các số liệu do hải quan Trung Cộng công bố cho thấy kim ngạch xuất cảng của Trung Cộng trong tháng 3 đã tăng vọt hơn 12% so với năm ngoái.
Con số này cao gấp 3 lần so với dự báo. Điều này phản ánh dường như các doanh nghiệp Trung Cộng hối hả hoàn tất các giao dịch trước khi mức thuế hải quan cao của Mỹ đối với hàng hóa Trung Cộng chính thức có hiệu lực.
3/ VN ĐÃ XÓA BỎ ĐƯỢC HOÀN TOÀN BỆNH MẮT HỘT
Vào hôm qua 14/4, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam đã trao chứng chỉ xác nhận Việt Nam đã thanh toán được bệnh mắt hột. Theo ông Phạm Ngọc Đông, giám đốc bệnh viện mắt trung ương, khi bệnh viện này được thành lập vào năm 1917, hơn 90% người dân Việt Nam mắc bệnh mắt hột.
Ông Đông cũng cho biết Việt Nam đã tích cực phòng chữa căn bệnh này trong hơn 70 năm qua, đặc biệt từ 1999 với việc triển khai chiến lược SAFE của tổ chức y tế thế giới, bao gồm phẫu thuật, kháng sinh, vệ sinh và cải thiện môi trường. Đến 2010 nhà nước VN đặt mục tiêu thanh toán bệnh mắt hộ là mục tiêu quốc gia.
Với việc được xác nhận thanh toán bệnh mắt hột, hiện Việt Nam là 1 trong 21 quốc gia trên thế giới đã thành công trong việc đẩy lùi căn bệnh này.
4/ PHILIPPINES LẠI NÊU LÊN CÁC MỐI QUAN NGẠI VỀ BIỂN ĐÔNG
Bộ ngoại giao Philippines vào hôm qua 14/4 cho biết đã bày tỏ quan ngại về tình hình ở Biển Đông, liên quan đến các biến cố gần đây, gây nguy hiểm cho tàu bè và nhân lực” của Philippines, cũng như hành động của các quốc gia khác xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của Philippines.
Các phát biểu này được đưa ra trong các cuộc đàm phán giữa Trung Cộng và khối ASEAN về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Trong thông cáo được đăng tải, bộ ngoại giao Philippines nhấn mạnh đến cam kết của nước này trong việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, và theo đuổi cách tiếp cận ngoại giao mang tính xây dựng, để giải quyết các khác biệt tại Biển Đông.
Khối ASEAN và Trung Cộng đã đàm phán để xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông từ năm 2002, nhưng 15 năm sau, các cuộc đàm phán mới chỉ bắt đầu và không đạt được nhiều tiến triển. Năm 2023, khối ASEAN và Trung Cộng đã đồng ýlà hướng tới hoàn tất bộ quy tắc trong vòng ba năm.
Theo báo chí Philippines, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr gần đây đã thúc giục các nước ASEAN, đẩy nhanh việc hoàn tất này để giải quyết các hoạt động hung hăng và bất hợp pháp của Trung Cộng tại khu vực này. Tuy nhiênhọ cũng thừa nhận cần phải tìm đồng thuận về phạm vi địa lý của bộ quy tắc ứng xử.
Đầu năm nay, Việt Nam cũng đã đưa ra lời kêu gọi tương tự đối với cả ASEAN và Trung Cộng nhằm đẩy nhanh các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, Bắc Kinh liên tục khẳng định làbộ quy tắc không nên được xử dụng như một “phương tiện để hợp pháp hóa phán quyết của tòa trọng tài quốc tế vào năm 2016”.
No comments:
Post a Comment