Mở đầu chương trình mời quý vị theo dõi phần Tin Tức với Phụng Hoàng & Trường An
1/ TẬP CẬN BÌNH KÊU GỌI VN HỢP TÁC CHỐNG LẠI THUẾ QUAN MỸ
Trong chuyến viếng thăm Việt Nam, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình vào hôm 14/4 đã kêu gọi hai nước cùng chống lại hành động “hù dọa” của Mỹ trong bối cảnh chiến tranh thuế quan leo thang giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.
Phát biểu với Tổng bí thư CSVN Tô Lâm, họ Tập tuyên bố làhai nước phải tăng cường mối quan hệ chiến lược để cùng chống lại hành động hù dọa và duy trì sự ổn định của hệ thống tự do thương mại của thế giới, cũng như các chuỗi công nghiệp và cung ứng.
Nhân dịp này, ông Tập Cận Bình còn lên án chính sách bảo hộ mậu dịch sẽ chẳng đi đến đâu, đồng thời nhấn mạnh sẽ không có ai thắng trong một cuộc chiến thương mại này.
Đáp lời họ Tập, ông Tô Lâm tuyên bố Việt Nam luôn luôn sẵn sàng cùng với Trung Cộng làm cho hợp tác giữa hai nước “có thực chất, cân bằng và bền vững”.
Nhân chuyến thăm lần này, hai nước đã ký tổng cộng 45 hiệp định hợp tác, đặc biệt là về các chuỗi cung ứng, trí tuệ nhân tạo, tuần tra chung trên biển và đường sắt. Vào hôm qua tại Hà Nội,ông Tập Cận Bình đã dự lễ khởi động cơ chế hợp tác đường sắt Việt Nam và Trung Cộng.
Trong khi đó, phát biểu với các phóng viên tại tòa Bạch Ốcvào hôm qua 15/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng cuộc gặp giữa hai lãnh đạo VN và Trung Cộng chỉ nhằm mục đích “bòn rút” Hoa Kỳ.
2/ MỸ VÀ UKRAINE CÓ TIẾN TRIỂN VỀ THỎA THUẬN KHOÁNG SẢN
Các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Hoa Kỳ nhằm đi đến một thỏa thuận về khai thác nguồn khoáng sản chiến lược của Ukraine đã diễn ra có tính xây dựng.
Cuộc đàm phán vào hôm 11/4, giữa Kiev và Washington, đã diễn ra một cách bình thường, không gặp rắc rối và tất cả các bên đều tuyên bố đã thảo luận có tính xây dựng.Cuộc đàm phán này chỉ mang tính kỹ thuật, chủ yếu liên quan đến các vấn đề pháp lý, còn các bảo đảm an ninh mà Kiev đòi hỏi với Washington không được đề cập đến.
3/PHILIPPINES VÀ TRUNG QUỐC CÁO BUỘC NHAU GÂY NGUY HIỂM Ở BIỂN ĐÔNG
Ngày 15/4, Trung Quốc và Philippines cáo buộc lẫn nhau có hành động nguy
hiểm tại bãi cạn Scarborough đang tranh chấp ở Biển Đông. Tuần duyên
Philippines cho biết một tàu hải cảnh Trung Quốc đã chặn đường tàu của họ cách
bãi cạn khoảng 36 hải lý, vi phạm quy định quốc tế và đe dọa an toàn hàng hải.
Phía Trung Quốc phản bác, nói tàu Philippines cố tình tạo ra va chạm giả, gây
nguy hiểm cho tàu và nhân viên Trung Quốc.
Căng thẳng tại Biển Đông leo thang trong bối cảnh Trung Quốc tuyên bố chủ quyền
gần như toàn bộ vùng biển này, nơi có giá trị thương mại hơn 3.000 tỷ USD mỗi
năm.
Cùng ngày, Philippines khai triển máy bay giám sát một tàu nghiên cứu Trung
Quốc hoạt động trái phép gần đảo Batanes, phía bắc Philippines. Tàu này bị cáo
buộc không có quyền tiến hành nghiên cứu trong vùng đặc quyền kinh tế của
Philippines.
4/ HOA KỲ MUỐN CẮT GIẢM 48% NGÂN SÁCH CỦA BỘ NGOẠI GIAO
Chính phủ Donald Trump đề nghị cắt giảm 48% ngân sách năm tới cho bộ ngoại giao Mỹ và chấm dứt việc tài trợ cho nhiều tổ chức quốc tế như LHQ và khối NATO.
Vào hôm 14/4, Văn phòng Quản trị Ngân sách của tòa Bạch Ốc đề nghị mức phân bổ ngân sách năm 2026 cho bộ ngoại giao Mỹ là 28 tỷMỹ kim. Con số này thấp hơn ngân sách năm 2025 khoảng 27 tỷMỹ kim, tương đương mức giảm lên đến 48%.
Con số này được đề cập trong một tài liệu nội bộ được bộ ngoại giao Mỹ ban hành vào tuần trước. Đây là mức đề nghị của văn phóng nói trên và có thể được Ngoại trưởng Marco Rubio yêu cầu chỉnh sửa, trước khi được trình cho quốc hội Mỹ phê duyệt vào cuối tháng này.
Năm tài khóa 2026 ở Mỹ sẽ bắt đầu vào ngày 1/10 và kết thúc ngày 30/9 năm 2026.Đáng chú ý, con số 28 tỷMỹ kim nói trên bao gồm cả ngân sách cho bộ ngoại giao và cơ quan USAID. Trong các năm trước, USAID là một cơ quan độc lập, có ngân sách riêng biệt với bộ ngoại giao.
Điều này cho thấy hai điều.Thứ nhất là mức cắt giảm dành riêng cho bộ ngoại giao Mỹ có thể còn sâu hơn mức giảm 48% được công bố. Và thứ hai làtòa Bạch Ốc chính thức xem USAID là một bộ phận trực thuộc bộ ngoại giao.
Tài liệu trên cũng khẳng định sẽ cắt giảm 54% ngân sách cho hoạt động viện trợ nhân đạo và 55% ngân sách tài trợ y tế toàn cầu.Đặc biệt gần 90% ngân sách tài trợ cho các tổ chức quốc tế sẽ bị cắt bỏ. Trong đề nghị nói trên là không chi một đồng nào cho tổ chức Liên HiệpQuốc, khối NATO và 20 tổ chức khác.
Các chương trình hợp tác giáo dục và văn hóa do bộ ngoại giao quản trị, điển hình như chương trình trao đổi học bổng Fulbright, sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn. Hàng chục ngàn trong tổng số 80 ngàn nhân viên của bộ ngoại giao sẽ bị sa thải, cùng với việc đóng cửa nhiều tòa lãnh sự và cơ quan ngoại giao Mỹ ở nước ngoài.
No comments:
Post a Comment