Friday, April 18, 2025

Tập Cận Bình thăm Việt Nam

Bàn Ngang Tán Dọc

Sự Kiện: Tại sao ông Tập mới sang VN vào tháng 12 năm 2023, nay lại phải trở lại vùng Đông Nam Á này?

Kich Bản

ML- Chào anh TH và anh HD. Hai anh có theo dõi chuyến thăm VN của Tập Cận Bình cách đây vài ngày không?

HD- Chào chị ML. Chào anh TH. Có chứ chị, không biết chị và anh TH có nhận thấy điều gì khác thường không, riêng HD thì nhận thấy điểm nổi bật nhất là sự thờ ơ, nếu không muốn nói là rất tiêu cực của đa số người dân VN.

TH- Chào chị ML và anh HD. Anh HD nhận xét chính xác. TH không ngạc nhiên về sự thờ ơ của người dân trong nước đâu, lý do là theo những cuộc khảo sát của Pew (Pew Research Center)từ năm 2017 – 2023 thì có khoảng 74% – 85% người Việt được hỏi có cái nhìn tiêu cực về Trung Cộng. Người VN lo ngại về Biển Đông, về ảnh hưởng chính trị – kinh tế của TC, lo ngại hàng hóa kém phẩm chất, về ô nhiễm, về sự mất cân đối trong quan hệ song phương….v.v

ML- Cảm ơn hai anh. ML cũng tìm hiểu và thấy cuộc khảo sát của ISEAS – Yusof Ishak Institute (của Singapore). Đây là viện nghiên cứu hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Mỗi năm họ công bố báo cáo "State of Southeast Asia" – khảo sát hàng nghìn chuyên gia, cán bộ chính sách và học giả trong khu vực.Bản khảo sát năm 2024 cho biết: Việt Nam là nước có tỷ lệ lo ngại ảnh hưởng của Trung Cộng cao nhất khu vực, với hơn 80% người được hỏi cho rằng Trung Cộng không đáng tin hoặc đe dọa lợi ích quốc gia. Trong ấy khoảng 20–25% vẫn xem Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng, không thể thay thế.

HD- Thật là lý thú về các sự kiện mà anh TH và chị ML vừa cho biết. Vậy người Việt nhìn nhận và so anh giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ ra sao, thưa hai anh chị?

TH- TH thấy có sự so sánh rất rõ rệt giữa hai nước này trong mắt người dân Việt Nam, đặc biệt qua các khảo sát quốc tế đáng tin cậy như Pew và ISEAS. Về Thái độ của người Việt đối với Hoa Kỳ, từ năm 2017 đến 2024 có từ 76% đến78% người Việt có thiện cảm với Hoa Kỳ. Sự so sanh của người VN giữa HK và TC quá rõ rệt. Vậy câu hỏi ở đây là nhà nước CSVN có quan tâm đến ý kiến của người dân không? Tại sao?

ML- Dĩ nhiên là không rồi. Lý do thì ai cũng biết, vì đảng CSVN sống nhờ vào đảng CS Trung Cộng để họ tiếp tục độc quyền cai trị đất nước.  Cũng theo cuộc khảo sát của ISEAS (Singapore) năm 2024 thì ở Việt Nam có 80% chọn Mỹ là đối tác chiến lược được tin tưởng nhất, đặc biệt trong quốc phòng và công nghệ. Còn TC bị xem là "cường quốc gây lo ngại nhất", dù vẫn là đối tác thương mại quan trọng. Hai anh có biết lý do tại sao không?

HD- Vì Mỹ không có tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam (trái với TC ở Biển Đông).Hình ảnh của Mỹ gắn liên với công nghệ cao, với giáo dục tốt, với học bổng, du học, cơ hội kinh tế, văn hóa hiện đại. Còn TC thường bị liên tưởng đến gây sức ép chủ quyền, hàng hóa kém phẩm chất. Sự “áp đặt” và ảnh hưởng khó lường đã có trong lịch sử từ mấy ngàn năm trước. Tóm lại trong con mắt của người VN thì TC luôn là kẻ thù phải dè chừng, luôn là anh láng giềng tham lam, nham hiểm, lúc nào cũng muốn thôn tính nước ta.

ML- Vậy mà nhà nước CSVN đã tổ chức đón tiếp Tập Cận Bình rất rềnh rang, làm như người dân VN hân hoan chào đón gã không lồ này vậy. Thật là một màn trình diễn gian xảo kịch cỡm, làm cho nhiều người phải bịt mũi vì cái mùi tuyên truyền khó ngửi của truyền thông nhà nước CSVN.

HD- Đấy, mới cuối năm 2023 Tập đã sang VN, hai bên đã ký kết 36 bản thỏa thuận về nhiều lãnh vực, nào là để thắt chặt quan hệ song phương. Nào là hai nước tuy có những khác biệt về Biển Đông, nhưng vẫn duy trì quan hệ "đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, nào là  củng cố lòng tin chính trị giữa hai Đảng Cộng Sản và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như kinh tế, đầu tư, cơ sở hạ tầng, và giao lưu nhân dân. Nào là Đẩy mạnh ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á …v.v..

TH- Trong chuyến thăm của Tập Cận Bình vào ngày 14–15 tháng 4 năm 2025 vừa qua, hai bên cũng ký kết đến 45 bản thỏa thuận, goi là để củng cố quan hệ chính trị cấp cao, hai bên đã tái khẳng định quan hệ "đối tác hợp tác chiến lược toàn diện", nhấn mạnh sự gắn bó giữa hai Đảng Cộng sản và cam kết duy trì hoà bình, ổn định trong khu vực,thúc đẩy các thỏa thuận kinh tếsố,thỏa thuận mới về thương mại, đầu tư, phát triển hạ tầng hoặc chuyển giao công nghệ, thúc đẩy VN tham gia vào Sáng kiến Vành đai và Con đường, thúc đẩy bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và ASEAN v.v. Tóm lại là lặp lại hầu hết các cam kết của năm 2023. Nhưng điểm nhấn ở đây là hợp tác để chống Mỹ là chính.

 

HD- Đúng vậy. Ngoài ra Tập cũng nói đến du lịch, giáo dục, trao đổi sinh viên, hợp tác truyền thông, giúp tạo dựng hình ảnh tích cực và duy trì ảnh hưởng mềm của TC tại Việt Nam.Thỏa thuận thúc đẩy thanh toán song phương bằng đồng nội tệ của TC, để giảm phụ thuộc vào đồng Dola của Mỹ.Quan trọng hơn nửa là hợp tác phát triển đường sắt cao tốc Bắc – Nam, thúc đẩy tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn – Nam Ninh-Hải Phòng. Hợp tác quốc phòng và an ninh, bao gồm tuần tra chung, kiểm soát biên giới và phòng chống tội phạm xuyên biên giới.Thiết lập “đường dây nóng” giữa Bộ Quốc phòng hai nước,xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh Việt – Trung”.

ML- Theo ML thì việc VN chào đón Tập trọng thể chính là chiến lược "đi dây" của Hà Nội, khi bị HK áp thuế lên cả TC lẫn VN chứ chẳng có lý do gì khác.

HD- Đúng thế, chính vì đòn áp thuế của Donald Trump nhắm vào cha con họ Tập và Tô Lâm, nên họ phải tính đường thoát, nhưng làm sao thoát được. Sớm muộn gì cả Tập và Tô Lâm sẽ phải thương lượng với Mỹ mà thôi.

TH- Đúng vậy, đòn thuế quan của HK đang làm cho cả người dân Trung Hoa và VN hoang mang cùng cực, vì nền kinh tế của cả hai nước này đều sống nhờ lượng hàng tiêu thụ của người Hoa Kỳ. Dĩ nhiên Người Mỹ sẽ phải mua hàng của TC với giá cao hơn, nhưng hiện nay lượng hàng sản xuất dư thừa chưa xuất xưởng ở TC sẽ làm cho hàng chục triệu người Hoa thất nghiệp, chính những người này sẽ phản đối Tập Cận Bình, có thể dẫn tời khủng hoảng chính trị chứ chẳng chơi đâu.

ML- Coi bộ câu chuyện này còn nhiều điều rất hay, nhưng chúng ta đã hết giờ, vậy xin để lần tới chúng ta bàn them đi hai anh.

HD-….

Th-…..

 

No comments:

Post a Comment