Kính thưa quý thính giả, Tập Cận Bình có thể gây hấn và quậy
phá các nước Á Châu, hầu xoa dịu các khủng hoảng nội bộ của đảng CSTQ.
Tuy nhiên Trung Cộng cũng chắc chắn sẽ sụp đổ như Liên Xô một ngày không
xa.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Jackhammer Nguyễn với tựa đề: “Tàu quậy phá Bãi Tư Chính để giảm căng thẳng trong nước?” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Jackhammer Nguyễn với tựa đề: “Tàu quậy phá Bãi Tư Chính để giảm căng thẳng trong nước?” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Ông Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) là một chuyên gia rất có uy tín về Trung
Quốc tại Mỹ. Ông “sinh ra và lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa”
tại Thượng Hải, sau đó học trong những trường đại học hàng đầu của nước
Mỹ. Ông là người phê phán rất sâu sắc hệ thống chính trị xã hội cộng sản
tại Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên, không giống Gordon Chang, một người
gốc Hoa sinh tại Mỹ, ông không dự đoán sự sụp đổ của chính thể cộng sản
tại nước này như Chang dự đoán trong những năm qua.
Trong bài viết mới nhất của ông mang tựa đề: “Khủng hoảng sắp tới của chế độ độc đảng Trung Quốc”, ông đưa ra nhiều phân tích để chứng minh rằng, Đảng Cộng sản Tàu đang lâm vào khủng hoảng.
Thứ nhất là cuộc chiến tranh lạnh với người Mỹ. Theo ông, bắt đầu từ
2010, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã quên lời dặn dò của ông Đặng Tiểu
Bình là dò đá qua sông, ẩn mình xem chuyện thế giới. Bắt đầu từ đó, họ
nghĩ rằng Trung Quốc đang cường thịnh và sẽ tranh ngôi bá chủ với người
Mỹ. Điều này làm Washington bắt đầu dè chừng và chuyển thái độ dần sang
mức đối đầu căng thẳng như hiện nay.
Có lẽ mọi người vẫn chưa quên, hồi năm 2010, trong một cuộc họp với
các quốc gia ASEAN và các đối tác của họ tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ lúc
đó là bà Hillary Clinton tuyên bố rằng, Mỹ có lợi ích cốt lõi ở Biển Đông. Lời tuyên bố làm ông Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc bỏ ra ngoài phòng họp.
Nguyên nhân thứ hai, theo Bùi Mẫn Hân, là những yếu tố làm nên cái
gọi là điều thần kỳ Trung Quốc đã không còn nữa, như là một lực lượng
lao động trẻ và rẻ, sự đầu tư cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, sự tự do hóa
nền kinh tế, toàn cầu hóa,… Các yếu tố này đang mất đi.
Điều thứ ba là Đảng cộng sản Tàu sẽ vẫn duy trì các đại công ty nhà
nước thiếu hiệu quả, vì chúng là nền tảng cho chế độ độc đảng.
Điều thứ tư là ông Tập Cận Bình đang đem chủ nghĩa Mao trở lại với
những khắc nghiệt về ý thức hệ, về kỷ luật đảng, tạo nên nỗi sợ, làm nền
tảng của một kẻ độc tài mạnh.
Tất cả những nguyên nhân đó làm cho Đảng cộng sản Tàu đối mặt với
những diễn biến sau đây: Hoạt động kinh tế suy thoái, sự phản đối ngày
càng lan rộng (cuộc khủng hoảng Hong Kong có phải là minh chứng cho điều
này hay không?) chi phí tăng cao của việc giữ gìn an ninh nội địa (hiện
kinh phí của Bộ công an đã cao hơn chi phí quốc phòng), và sự cô lập về
ngoại giao.
Bùi Mẫn Hân phân tích rằng, hiện có hai cách mà Đảng cộng sản Tàu dựa
vào để thoát khủng hoảng: Thứ nhất là tiếp tục nâng cao đời sống của cư
dân đại lục. Nhưng trong tình hình hiện nay là không dễ dàng. Cách thứ
hai là kêu gọi lòng ái quốc, chủ nghĩa dân tộc của người Tàu.
Có phải sự kêu gọi lòng ái quốc này chính là nguyên nhân người Tàu
quậy phá tưng bừng ở Bãi Tư Chính, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
suốt hai tháng qua? Người Tàu không chỉ gây gổ với Việt Nam, mà còn gây
cả với Mã Lai, Philippines nữa.
Có phải là một chiến thắng trong việc đối đầu ở nước ngoài sẽ làm giảm sự căng thẳng đối nội hay không?
Việc các nhà lãnh đạo quốc gia sử dụng những hành động quân sự bên
ngoài để làm dịu mối bất an trong nước, hay chỉ đơn giản là cứu sinh
mạng chính trị cho chính mình.
Người ta nói rằng vụ Mỹ oanh kích Nam Tư hồi những năm 1990 là để làm
cử tri Mỹ bớt chú ý đến vụ bê bối tình ái Bill Clinton và Monica
Lewinsky.
Rõ ràng nhất là trong quan hệ lịch sử Việt Nam Tàu.
Hồi thế kỷ thứ 11, khi Tể tướng Vương An Thạch đời Tống đang bị các
nhóm quan lại và hoàng gia chống những cải cách của ông ta, ông ta bèn
sai quân đánh Đại Việt để lấy uy tín trong nước.
Gần đây nhất là cuộc xâm lăng 1979 vào biên giới phía Bắc Việt Nam.
Đặng Tiểu Bình được cho là đã tung ra cuộc chiến tranh đó để giành quyền
lực nội bộ bên trong Trung Quốc, khi công cuộc cải tổ của ông ta mới
chớm và đang bị không ít các thành phần thủ cựu phản đối.
Việc gây hấn bên ngoài năm 2019 này có thể là sẽ khác, sẽ không có
những chiến thắng quân sự quyết định, nhưng sẽ có sự dằng co kéo dài,
làm Biển Đông trở thành một sô trình diễn chủ nghĩa dân tộc đại Hán
nhiều tập, gây hoan hỉ cho dân chúng Đại lục, làm họ quên bớt Hong Kong,
quên bớt chuyện thịt heo tăng giá vì Tập Cận Bình không chịu mua thịt
heo của Mỹ, hân hoan vì tương lai dầu mỏ sẽ được khai thác tại Biển
Đông…
Sô trình diễn này lại dễ dàng được thực hiện vì các lý do:
Các nước Đông Nam Á đều yếu và bạc nhược.
Chiến thuật tằm ăn dâu, lấn chiếm Biển Đông đã được chuẩn bị vật chất
từ cả chục năm nay, với các đội ngư dân bán vũ trang, các căn cứ đảo
nhân tạo.
Một mũi tên nhiều mục tiêu, nhưng liệu tiềm lực Trung Hoa lục địa có
đầy đủ chịu đựng hay không lại là chuyện khác. Tham vọng “Vành đai Con
đường” đã tiêu tốn bạc tỉ. Không khéo lợi bất cập hại, lịch sử sụp đổ
của Liên Xô còn đó vì đuối sức chạy đua vũ trang cùng phương Tây, phe có
một xã hội dân chủ mở rộng, mềm dẻo trong chuyện vượt qua những khủng
hoảng kinh tế./.
Jackhammer Nguyễn
No comments:
Post a Comment