Thưa quý thính giả, Chính sách ngoại giao và quốc phòng của
CSVN đối với bá quyền CSTQ là “chưa đánh đã đầu hàng”, và sẽ không bảo
vệ được chủ quyền của đất nước tại Biển Đông. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Thường Sơn với tựa đề: “Bãi Tư Chính: Việt Nam có dám chạy đua vũ trang với Trung Quốc?” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc vào ngày 18 tháng
Chín năm 2019, không những khẳng định vùng biển ở Bãi Tư Chính (nằm ở
Đông Nam Việt Nam) là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, mà còn đòi “Việt
Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư
Chính,” là chưa từng có, rất có thể là bước dọn đường dư luận quốc tế
và dư luận tại đại lục để nhảy sang hành động tiếp biến khó lường: Chiến
tranh!
Sau ba lần Trung Quốc gây hấn và lộ rõ ý đồ muốn nuốt gọn Bãi Tư
Chính – khu vực màu mỡ nhất về trữ lượng dầu khí và đất hiếm của Việt
Nam – vào các năm 2017, 2018 và 2019, giới quan sát chính trị đang đặt
dấu hỏi lớn về việc liệu Bộ Quốc phòng Việt Nam có thể gia tăng ngân
sách quân sự – khí tài và vũ khí sát thương – để đối phó với Trung Quốc
hay không.
Kịch bản ngày càng lộ rõ là Việt Nam khó có thể tránh thoát nguy cơ
một cuộc tấn công quân sự, dù có thể chỉ ở cấp độ chiến dịch, từ phía
Trung Quốc. Chiến dịch tấn công này, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ diễn ra
trên biển và rất gần gũi về mặt kinh tuyến và vĩ tuyến với những mỏ dầu
mà Việt Nam đang dự định khai thác nhưng nằm trong “đường lưỡi bò” mới
được Trung Quốc vẽ bổ sung.
Bước đầu, Trung Quốc có thể tấn công các tàu hải cảnh của Việt Nam
đang bảo vệ Bãi Tư Chính. Sau đó, cuộc chiến sẽ leo thang với sự đụng độ
giữa các tàu chiến của hai bên.
Tuy nhiên xét về năng lực hải quân thì cho dù có điều động toàn bộ số
tàu chiến và hải cảnh ra Biển Đông, phía Việt Nam cũng chỉ chiếm một
phần nhỏ so với tổng lượng tàu chiến và hải cảnh của Trung Quốc, chưa kể
hàng chục ngàn tàu “thương mại dân sự,” tức tàu cá được bọc sắt, mà Bắc
Kinh tung ra như một đòn chiến thuật biển vào những lúc không cần có
mặt tàu chiến.
Trên một phương diện tổng quan hơn, nếu so sánh lượng chi phí quốc
phòng từ 4- 5 tỷ USD/năm của Việt Nam với con số 177 tỷ USD/năm của
Trung Quốc thì càng quá khập khiễng.
Nếu chỉ căn cứ vào vài so sánh trên, hoàn toàn có thể nhận ra tình
thế sẽ khó lòng cầm cự được lâu của Hải Quân Việt Nam nếu nổ ra chiến
tranh ở Biển Đông.
Còn nếu xét về ý chí “hải quân bám bờ” trong suốt thời gian nhiều năm
qua thì chẳng có hy vọng gì về việc Hải Quân Việt Nam dám can đảm chống
cự tàu Trung Quốc khi bị tấn công, thậm chí cảnh “bỏ của chạy lấy
người” còn có thể lan tỏa rộng – đúng theo phương cách “chống giặc bằng
cờ” mà giới chóp bu Việt Nam đang đốc thúc phát 1 triệu lá cờ đỏ sao
vàng cho ngư dân để “bám biển.”
Nhưng nguy cơ mất Bãi Tư Chính, và còn có thể dẫn tới mất cả quân đảo
Trường Sa, lại là cơ hội để Bộ Quốc phòng ‘vòi’ thêm tiền từ ngân sách.
Cơ quan Bộ Quốc phòng và các lực lượng biên phòng, trong khi đã chưa
làm được bất kỳ động tác điều tra ra hồn nào để chỉ đích danh thủ phạm
là các tàu Trung Quốc và người Trung Quốc đã đâm va, bắn giết và gây ra
nhiều cái chết không thể nhắm mắt của ngư dân Việt, lại thường tự hào có
đến 6 tàu ngầm lớp kilo tân trang mua lại của người Nga mà phải bỏ đến
hàng tỷ USD hoặc hơn, hoặc ‘tàu buồn Lê Quý Đôn hiện đại nhất thế giới’…
Thế nhưng càng về những năm sau này, kinh phí ngân sách rót cho ngành
quốc phòng, dù vẫn tăng lên đều đặn, nhưng càng bị chặn trên bởi nạn
túi thủng ngân khố, đặc biệt là nạn túi thủng ngoại tệ.
Bất chấp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính phủ của thủ tướng ‘Cờ
Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc luôn tự sướng với bài ca ‘dự trữ ngoại hối
tăng cao chưa từng có’, con số từ 60 – 70 tỷ USD dự trữ ngoại hối hiện
thời mới chỉ đủ đáp ứng cho tiêu chí tối thiểu 3 tháng nhập khẩu, ngoài
ra còn phải bảo đảm ổn định thị trường ngoại hối, chi dùng cho đội ngũ
‘còn đảng còn mình’, và đương nhiên phải tính đến việc trả số nợ nước
ngoài – cả gốc lẫn lãi – lên đến hàng chục tỷ USD mỗi năm.
Vậy trong tình cảnh đó, làm thế nào Bộ Chính trị và Bộ Quốc phòng
Việt Nam có gan chạy đua vũ trang với Trung Quốc? Hoặc giả có dám gia
tăng ngân sách quốc phòng, tất cả cũng chỉ là tiền thuế của dân và đổ
núi nợ lên đầu các đời con cháu ‘tương lai của đất nước’.
Vả lại, khi tàu Trung Quốc đã sát gần Bãi Tư Chính và các bờ biển
Phan Thiết, Phan Rang, Phú Yên…, không còn thời gian cho Bộ Quốc phòng
chạy đua vũ trang nữa.
Lối thoát phòng vệ quân sự duy nhất hiện thời của giới chóp bu Việt
Nam chỉ còn là phải tìm cách dựa dẫm ngay một lực lượng quân sự sẵn có
và hùng hậu của nước ngoài.
Lực lượng đó chính là Hoa Kỳ – đối trọng quân sự duy nhất với Trng Quốc ở Biển Đông.
Nhưng ‘dựa’ như thế nào khi vẫn nhắm mắt đu dây chính trị cùng nguyên tắc ‘Ba không’ gậy ông đập lưng ông?
Thường Sơn
No comments:
Post a Comment