Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Hướng
Dương sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin
nhường lời cho chị Hoàng Ân .
Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh. HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh Hướng Dương.
Hướng Dương:HD xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Thưa anh, anh có ghi nhận như thế nào trước việc ông Thứ trưởng Bộ giáo dục Việt Nam bị thiệt mạng vì rơi từ tầng cao xuống đất?
Hướng Dương:Thưa chị, vào sáng thứ Năm 17/10, Ông Lê Hải An, thứ trưởng bộ giáo dục Việt Nam, đã thiệt mạng do bị ngã từ tầng 8 xuống đất.
Cái chết của ông An có nhiều điểm rất đáng nghi ngờ vì thi hài của ông được người qua đường phát giác vào lúc 7 giờ sáng, tức chưa đến giờ làm việc. Đến 9 giờ 20 phút, một chiếc xe gắn bảng số quân đội đến chở thi hài ông An về nhà tang lễ quốc gia. Đáng nghi ngờ hơn nữa là chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ, giới hữu trách khẳng định là ông An rơi từ tầng 8 của tòa nhà trụ sở bộ Giáo dục, nhưng không giải thích lý do vì sao. Theo một số nguồn tin trong nước, mỗi ngày ông An luôn đi đến phòng ăn ở tầng 8, sau đó mới quay về phòng làm việc ở tầng 2.
Hoàng Ân: Anh có thể nói rõ hơn một chút về ông này được không?
Hướng Dương:Thưa chị, ông An 48 tuổi, là con trai của nhà giáo nổi tiếng Lê Hải Châu, tác giả cuốn sách giáo khoa Toán. Ông An từng du học tại Nga và Anh về ngành địa chất. Sau nhiều năm giảng dạy và trở thành hiệu trưởng đại học Mỏ – Địa chất, ông được bổ nhiệm chức thứ trưởng giáo dục vào tháng 11/2018.
Vài tháng trước đây, ông An là người ký quyết định kỷ luật các quan chức giáo dục có dính líu đến vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình. Tuy nhiên vào ngày 9/9 vừa qua, bộ giáo dục tuyên bố huỷ bỏ quyết định nói trên.
Cần nhắc lại là vào tháng 8, phó giám đốc sở nông nghiệp Hà Nội cũng thiệt mạng vì rơi từ tầng 27 xuống đất, mà theo kết luận điều tra của công an thì đây là một tai nạn.
Hoàng Ân: Theo như tôi được biết vào tối thứ Tư 16/10, công an Hà Nội đã bắt giữ và áp giải bà Đặng Thị Huệ về huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, để khám xét nhà với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”. Anh vui lòng nói rõ hơn về việc này?
Hướng Dương:Đúng như chị vừa nói!
Hôm 16/10, công an Hà Nội đã bắt giữ và áp giải bà Đặng với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”.
Được biết bà Đặng Thị Huệ 38 tuổi là người thường xuyên bày tỏ sự chống đối các trạm thu lộ phí. Vụ bắt giữ bà Huệ tại một quán nước ở Hà Nội đã được bà Trần Thị Thu Thủy, một người bạn, quay được toàn bộ và đăng lên mạng, trong đó có cảnh công an lục tung căn nhà của bà Huệ ở huyện Vũ Thư.
Bà Thu Thủy là người cùng tham gia với bà Đặng Thị Huệ trong cuộc phản đối trạm lộ phí Tân Đệ, hay còn gọi là BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài. Bà Huệ từng bị công an câu lưu vào ngày 11/6 khi từ chối trả tiền qua trạm này. Chiếc xe hơi của bà bị công an tịch thu, cho đến nay vẫn chưa hoàn trả. Bà Huệ đã đệ đơn kiện lên giới hữu trách, và đây có lẽ là lý do mà bà bị bắt.
Hoàng Ân: Trong một diễn biến khác, vào hôm thứ Năm 17/10 vừa qua, bà Nguyễn Thị Huệ 51 tuổi, bị tòa án tỉnh Gia Lai kết án hai năm rưởi tù giam với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ để bôi nhọ đảng và nhà nước”. Anh có ghi nhận như thế nào về việc này?
Hướng Dương:Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Theo cáo trạng, bà Huệ là chủ nhân một số trang xã hội Facebook có nội dung nói xấu giới lãnh đạo đảng, nhà nước, và những người đã tham gia giải quyết về các tranh chấp trong gia đình bà Huệ. Bà Huệ bị bắt giam vào ngày 12/3, trở thành nạn nhân mới nhất của nhà cầm quyền CSVN kể từ khi đạo luật an ninh mạng có hiệu lực từ đầu năm nay.
Và thưa chị, thêm một diễn biến khác là tòa án tỉnh Nghệ An đã đình hoãn phiên xử ông Nguyễn Năng Tĩnh, giáo viên âm nhạc, vì các luật sư bào chữa từ chối ra tòa với lý do là giới chức tòa án trước đó không cho phép họ sao chụp hồ sơ vụ án. Cần biết là ông Tĩnh 43 tuổi bị bắt giam vào ngày 29/5 với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chế độ CSVN”.
Hoàng Ân: Thế còn việc cầm quyền Hà Nội cảnh báo người dân về nguồn nước ô nhiễm là sao thưa anh?
Hướng Dương:Sau nhiều ngày giữ im lặng về nguồn nước bị ô nhiễm hóa chất, nhà cầm quyền Hà Nội lên tiếng kêu gọi người dân không nên sử dụng nguồn nước này để nấu ăn.
Trong cuộc họp báo vào thứ Ba ngày 15/10, các quan chức Hà Nội kêu gọi nên mua nước lọc đóng chai hoặc nguồn nước từ các nhà máy khác, trong khi chờ đợi nhà máy nước Viwasupco ngưng hoạt động. Cũng trong cuộc họp báo này, tổng giám đốc Viwasupco lại phủ nhận trách nhiệm về nguồn nước ô nhiễm mà họ đã cung cấp cho thành phố.
Sau mấy ngày kiểm nghiệm, sớ y tế Hà Nội xác nhận là có mùi “hôi khét” trong nguồn nước cung cấp, với hàm lượng hóa chất Styren và Clorine cao hơn mức cho phép. Theo tìm hiểu của giới báo chí thì việc nhiễm hóa chất Styren là do dầu nhớt bị đổ trộm xuống khu vực đầu nguồn sông Đà ở xã Phú Minh, tỉnh Hòa Bình, sau đó chảy vào hồ Đầm Bài, nơi lấy nước cho nhà máy Viwasupco.
Hoàng Ân: vâng, xin chào anh Hướng Dương cùng quý thính giả và xin hẹn gặp lại vào tuần tới.
HD: Chào chị Hoàng Ân cùng quý thính giả.
Hướng Dương:HD xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Thưa anh, anh có ghi nhận như thế nào trước việc ông Thứ trưởng Bộ giáo dục Việt Nam bị thiệt mạng vì rơi từ tầng cao xuống đất?
Hướng Dương:Thưa chị, vào sáng thứ Năm 17/10, Ông Lê Hải An, thứ trưởng bộ giáo dục Việt Nam, đã thiệt mạng do bị ngã từ tầng 8 xuống đất.
Cái chết của ông An có nhiều điểm rất đáng nghi ngờ vì thi hài của ông được người qua đường phát giác vào lúc 7 giờ sáng, tức chưa đến giờ làm việc. Đến 9 giờ 20 phút, một chiếc xe gắn bảng số quân đội đến chở thi hài ông An về nhà tang lễ quốc gia. Đáng nghi ngờ hơn nữa là chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ, giới hữu trách khẳng định là ông An rơi từ tầng 8 của tòa nhà trụ sở bộ Giáo dục, nhưng không giải thích lý do vì sao. Theo một số nguồn tin trong nước, mỗi ngày ông An luôn đi đến phòng ăn ở tầng 8, sau đó mới quay về phòng làm việc ở tầng 2.
Hoàng Ân: Anh có thể nói rõ hơn một chút về ông này được không?
Hướng Dương:Thưa chị, ông An 48 tuổi, là con trai của nhà giáo nổi tiếng Lê Hải Châu, tác giả cuốn sách giáo khoa Toán. Ông An từng du học tại Nga và Anh về ngành địa chất. Sau nhiều năm giảng dạy và trở thành hiệu trưởng đại học Mỏ – Địa chất, ông được bổ nhiệm chức thứ trưởng giáo dục vào tháng 11/2018.
Vài tháng trước đây, ông An là người ký quyết định kỷ luật các quan chức giáo dục có dính líu đến vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình. Tuy nhiên vào ngày 9/9 vừa qua, bộ giáo dục tuyên bố huỷ bỏ quyết định nói trên.
Cần nhắc lại là vào tháng 8, phó giám đốc sở nông nghiệp Hà Nội cũng thiệt mạng vì rơi từ tầng 27 xuống đất, mà theo kết luận điều tra của công an thì đây là một tai nạn.
Hoàng Ân: Theo như tôi được biết vào tối thứ Tư 16/10, công an Hà Nội đã bắt giữ và áp giải bà Đặng Thị Huệ về huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, để khám xét nhà với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”. Anh vui lòng nói rõ hơn về việc này?
Hướng Dương:Đúng như chị vừa nói!
Hôm 16/10, công an Hà Nội đã bắt giữ và áp giải bà Đặng với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”.
Được biết bà Đặng Thị Huệ 38 tuổi là người thường xuyên bày tỏ sự chống đối các trạm thu lộ phí. Vụ bắt giữ bà Huệ tại một quán nước ở Hà Nội đã được bà Trần Thị Thu Thủy, một người bạn, quay được toàn bộ và đăng lên mạng, trong đó có cảnh công an lục tung căn nhà của bà Huệ ở huyện Vũ Thư.
Bà Thu Thủy là người cùng tham gia với bà Đặng Thị Huệ trong cuộc phản đối trạm lộ phí Tân Đệ, hay còn gọi là BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài. Bà Huệ từng bị công an câu lưu vào ngày 11/6 khi từ chối trả tiền qua trạm này. Chiếc xe hơi của bà bị công an tịch thu, cho đến nay vẫn chưa hoàn trả. Bà Huệ đã đệ đơn kiện lên giới hữu trách, và đây có lẽ là lý do mà bà bị bắt.
Hoàng Ân: Trong một diễn biến khác, vào hôm thứ Năm 17/10 vừa qua, bà Nguyễn Thị Huệ 51 tuổi, bị tòa án tỉnh Gia Lai kết án hai năm rưởi tù giam với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ để bôi nhọ đảng và nhà nước”. Anh có ghi nhận như thế nào về việc này?
Hướng Dương:Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Theo cáo trạng, bà Huệ là chủ nhân một số trang xã hội Facebook có nội dung nói xấu giới lãnh đạo đảng, nhà nước, và những người đã tham gia giải quyết về các tranh chấp trong gia đình bà Huệ. Bà Huệ bị bắt giam vào ngày 12/3, trở thành nạn nhân mới nhất của nhà cầm quyền CSVN kể từ khi đạo luật an ninh mạng có hiệu lực từ đầu năm nay.
Và thưa chị, thêm một diễn biến khác là tòa án tỉnh Nghệ An đã đình hoãn phiên xử ông Nguyễn Năng Tĩnh, giáo viên âm nhạc, vì các luật sư bào chữa từ chối ra tòa với lý do là giới chức tòa án trước đó không cho phép họ sao chụp hồ sơ vụ án. Cần biết là ông Tĩnh 43 tuổi bị bắt giam vào ngày 29/5 với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chế độ CSVN”.
Hoàng Ân: Thế còn việc cầm quyền Hà Nội cảnh báo người dân về nguồn nước ô nhiễm là sao thưa anh?
Hướng Dương:Sau nhiều ngày giữ im lặng về nguồn nước bị ô nhiễm hóa chất, nhà cầm quyền Hà Nội lên tiếng kêu gọi người dân không nên sử dụng nguồn nước này để nấu ăn.
Trong cuộc họp báo vào thứ Ba ngày 15/10, các quan chức Hà Nội kêu gọi nên mua nước lọc đóng chai hoặc nguồn nước từ các nhà máy khác, trong khi chờ đợi nhà máy nước Viwasupco ngưng hoạt động. Cũng trong cuộc họp báo này, tổng giám đốc Viwasupco lại phủ nhận trách nhiệm về nguồn nước ô nhiễm mà họ đã cung cấp cho thành phố.
Sau mấy ngày kiểm nghiệm, sớ y tế Hà Nội xác nhận là có mùi “hôi khét” trong nguồn nước cung cấp, với hàm lượng hóa chất Styren và Clorine cao hơn mức cho phép. Theo tìm hiểu của giới báo chí thì việc nhiễm hóa chất Styren là do dầu nhớt bị đổ trộm xuống khu vực đầu nguồn sông Đà ở xã Phú Minh, tỉnh Hòa Bình, sau đó chảy vào hồ Đầm Bài, nơi lấy nước cho nhà máy Viwasupco.
Hoàng Ân: vâng, xin chào anh Hướng Dương cùng quý thính giả và xin hẹn gặp lại vào tuần tới.
HD: Chào chị Hoàng Ân cùng quý thính giả.
No comments:
Post a Comment