Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Hướng
Dương sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin
nhường lời cho chị Hoàng Ân .
Hoàng Ân: Dạ cám ơn chị Mỹ Linh.
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh HD ạ.
Hướng Dương: HD xin chào quý thính giả và chị HA
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh HD ạ.
Hướng Dương: HD xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Thưa anh, trong mấy ngày vừa qua dư luận
tại VN rất là bàng hoàng trước việc 39 người vượt biên trái phép sang
Anh quốc được phát hiện đã chết do ngạt thở trong container của 1 xe
tải, và có thể có nhiều người Việt Nam trong số đó. Anh có ghi nhận như
thế nào trước việc này ạ?
Hướng Dương:Thưa chị cùng quý thính giả của đài DLSN!Theo bản tin của hãng Telegraph của Anh quốc, trong số 39 người di dân chết trong container tại Anh có thể có 1 cô gái Việt Nam. Tin tức này xuất hiện sau khi gia đình của cô Phạm Thị Trà My, người vốn đang trên đường vượt biên sang Anh quốc, cho biết đã nhận các tin nhắn bất thường từ cô Trà My, nói rằng cô rất xin lỗi bố mẹ và cô đang chết vì không thở được.
Telegraph dẫn một số nguồn tin nói rằng, trong số 39 nạn nhân có thể có một số công dân Việt Nam, cho dù cảnh sát Anh trước đó nói rằng toàn bộ những người thiệt mạng là người Trung Cộng. Gia đình của một người Việt Nam thứ hai, là anh Nguyễn Đình Lương, 20 tuổi, cho biết họ lo rằng anh Lương có thể cũng đã có mặt trong container, do họ không nhận được tin tức gì từ anh Lương từ ngày 22 tháng 10 đến nay. Một tổ chức cộng đồng Việt Nam tại Anh quốc nói rằng ít nhất 10 gia đình đã liên lạc với họ nhờ giúp đỡ. Trong khi đó, 7 gia đình cũng tìm đến một tổ chức phi chính phủ của Anh đặt tại Việt Nam, để nhờ tìm hiểu xem liệu người thân của họ có ở trong chiếc container định mệnh hay không.
Hoàng Ân: Vâng, thưa anh HD, theo HA ghi nhận, thì
để có được chuyến đi lậu sang Anh quốc, gia đình của các nạn nhân đó đã
phải trả cho những băng đảng buôn người một số tiền rất lớn phải không
ạ?
Hướng Dương:Đúng vậy thưa chị!
Các băng đảng buôn người lậu họ thường lấy chi phí rất cao để có một vé đi mà họ gọi là đến vùng đất hứa. Cụ thể theo gia đình Cô Trà My thì họ đã trả 30,000 bảng Anh, tức khoảng 38,000 Mỹ kim, để được đưa lậu từ quê nhà ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, sang Anh quốc. Tuy nhiên, gia đình cô nay tin rằng chuyến hành trình dài 3 tuần của cô có thể đã kết thúc trong thảm kịch.
Hướng Dương:Đúng vậy thưa chị!
Các băng đảng buôn người lậu họ thường lấy chi phí rất cao để có một vé đi mà họ gọi là đến vùng đất hứa. Cụ thể theo gia đình Cô Trà My thì họ đã trả 30,000 bảng Anh, tức khoảng 38,000 Mỹ kim, để được đưa lậu từ quê nhà ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, sang Anh quốc. Tuy nhiên, gia đình cô nay tin rằng chuyến hành trình dài 3 tuần của cô có thể đã kết thúc trong thảm kịch.
Hoàng Ân: Dạ, trong khi cả thế giới còn đang xôn xao
với cái chết của 39 di dân bất hợp pháp trong xe container trên đường
đến Anh, nay lại có thêm thông tin về việc 10 người Việt bị bắt tại Ba
Lan vì nhập cảnh bất hợp pháp bằng cách trốn trong xe tải. Xin Anh vui
lòng nhắc lại vụ việc này để cho quý thính giả của đài được tường tận
hơn ạ?
Hướng Dương:Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Ngày 26/10, nhà chức trách Ba Lan đã bắt giữ 10 người Việt vì nhập cảnh bất hợp pháp vào nước này, và 4 người Việt khác vì một số tội khác trong những ngày gần đây.
Theo đó, cơ quan thuế vụ Ba Lan kiểm tra một chiếc xe tải chở gỗ dán vào nước này từ Estonia do một tài xế người Ba Lan điều khiển, và phát hiện ra 9 nam giới và 1 phụ nữ, tuổi từ 21 tới 41 mang giấy tờ tuỳ thân là sổ thông hành Việt Nam. Những người này không có visa hợp pháp vào Ba Lan.
Hình thức nhập cảnh bất hợp pháp mà nhiều người Việt sử dụng để vào khối EU là tìm cách đi sang Nga và nhiều nước Đông Âu cũ, rồi bằng nhiều cách trốn vào một trong các quốc gia thuộc khối này như Ba Lan.
Trước đó cảnh sát Ba Lan đã bắt giữ một người Việt Nam thuộc dạng tội phạm trong danh sách truy nã từ nhiều năm nay. Người này được cho là thành viên của một tổ chức tội phạm buôn bán ma túy và bị cảnh sát Séc truy nã. Khi bị bắt, người Việt này sử dụng 6 loại giấy tờ tùy thân với các dữ liệu cá nhân khác nhau. Ông ta sẽ bị trục xuất sang Séc theo yêu cầu của nhà chức trách Séc.
Trong một vụ khác, vào trung tuần tháng 10, cảnh sát thủ đô Warszawa đã bắt giữ 3 người Việt vì tội làm giả tài liệu, giấy tờ. Cảnh sát thu giữ được nhiều thẻ cư trú, nhiều trang nhất (trang có họ tên, hình ảnh) của cuốn sổ thông hànhViệt Nam. Ba người này đối mặt với 17 cáo cuộc và có thể bị kết tội với mức án 2 năm tù giam
Hướng Dương:Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Ngày 26/10, nhà chức trách Ba Lan đã bắt giữ 10 người Việt vì nhập cảnh bất hợp pháp vào nước này, và 4 người Việt khác vì một số tội khác trong những ngày gần đây.
Theo đó, cơ quan thuế vụ Ba Lan kiểm tra một chiếc xe tải chở gỗ dán vào nước này từ Estonia do một tài xế người Ba Lan điều khiển, và phát hiện ra 9 nam giới và 1 phụ nữ, tuổi từ 21 tới 41 mang giấy tờ tuỳ thân là sổ thông hành Việt Nam. Những người này không có visa hợp pháp vào Ba Lan.
Hình thức nhập cảnh bất hợp pháp mà nhiều người Việt sử dụng để vào khối EU là tìm cách đi sang Nga và nhiều nước Đông Âu cũ, rồi bằng nhiều cách trốn vào một trong các quốc gia thuộc khối này như Ba Lan.
Trước đó cảnh sát Ba Lan đã bắt giữ một người Việt Nam thuộc dạng tội phạm trong danh sách truy nã từ nhiều năm nay. Người này được cho là thành viên của một tổ chức tội phạm buôn bán ma túy và bị cảnh sát Séc truy nã. Khi bị bắt, người Việt này sử dụng 6 loại giấy tờ tùy thân với các dữ liệu cá nhân khác nhau. Ông ta sẽ bị trục xuất sang Séc theo yêu cầu của nhà chức trách Séc.
Trong một vụ khác, vào trung tuần tháng 10, cảnh sát thủ đô Warszawa đã bắt giữ 3 người Việt vì tội làm giả tài liệu, giấy tờ. Cảnh sát thu giữ được nhiều thẻ cư trú, nhiều trang nhất (trang có họ tên, hình ảnh) của cuốn sổ thông hànhViệt Nam. Ba người này đối mặt với 17 cáo cuộc và có thể bị kết tội với mức án 2 năm tù giam
Hoàng Ân: Thưa anh HD, chuyển sang việc liên đoàn
nhân quyền quốc tế lên án chính quyền cs Việt Nam đã đàn áp xã hội dân
sự, anh có thể nói đôi điều về việc này không ạ?
Hướng Dương:Theo như tôi được biết, nhân hội nghị lần thứ 40 tại thủ đô Đài Bắc của Đài Loan, Liên đoàn Nhân quyền Quốc Tế (FIDH) có trụ sở tại Paris ra thông cáo báo chí lên án Việt Nam gia tăng đàn áp xã hội dân sự và thiếu vắng công lý về môi trường. Hội nghị trên kéo dài 5 ngày, từ 21 đến 25/10, gồm hơn 400 nhà lãnh đạo về nhân quyền, các vị học giả, và đại diện của những tổ chức xã hội dân sự khắp nơi trên thế giới. Chủ đề của hội nghị này là “Phục hồi Tính Phổ quát của Nhân quyền’.
Một nghị quyết lên án Nhà cầm quyền CSVN đàn áp có hệ thống tất cả những ai dám lên tiếng chỉ trích và phản đối ôn hòa về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Cụ thể gia tăng bắt bớ, kết án tù dài hạn đối với giới hoạt động xã hội dân sự, tạo bầu khí lo sợ cho những người muốn tham gia vào công việc chung. Một nghị quyết khác đề cập đến thảm họa môi trường do Nhà máy Thép Formosa gây nên vào năm 2016 cũng được thông qua. Nghị quyết kết án Nhà cầm quyền CSVN thiếu hành động hỗ trợ cho nạn nhân, và không tôn trọng quyền của người dân là được sống trong môi trường sạch, quyền có đủ lương thực và được chăm sóc sức khỏe, quyền làm việc, quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do hội họp, quyền được thông tin và quyền được bồi thường đầy đủ.
Hướng Dương:Theo như tôi được biết, nhân hội nghị lần thứ 40 tại thủ đô Đài Bắc của Đài Loan, Liên đoàn Nhân quyền Quốc Tế (FIDH) có trụ sở tại Paris ra thông cáo báo chí lên án Việt Nam gia tăng đàn áp xã hội dân sự và thiếu vắng công lý về môi trường. Hội nghị trên kéo dài 5 ngày, từ 21 đến 25/10, gồm hơn 400 nhà lãnh đạo về nhân quyền, các vị học giả, và đại diện của những tổ chức xã hội dân sự khắp nơi trên thế giới. Chủ đề của hội nghị này là “Phục hồi Tính Phổ quát của Nhân quyền’.
Một nghị quyết lên án Nhà cầm quyền CSVN đàn áp có hệ thống tất cả những ai dám lên tiếng chỉ trích và phản đối ôn hòa về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Cụ thể gia tăng bắt bớ, kết án tù dài hạn đối với giới hoạt động xã hội dân sự, tạo bầu khí lo sợ cho những người muốn tham gia vào công việc chung. Một nghị quyết khác đề cập đến thảm họa môi trường do Nhà máy Thép Formosa gây nên vào năm 2016 cũng được thông qua. Nghị quyết kết án Nhà cầm quyền CSVN thiếu hành động hỗ trợ cho nạn nhân, và không tôn trọng quyền của người dân là được sống trong môi trường sạch, quyền có đủ lương thực và được chăm sóc sức khỏe, quyền làm việc, quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do hội họp, quyền được thông tin và quyền được bồi thường đầy đủ.
HA: Vâng, cám ơn anh HD, cám ơn quý thính giả và xin hẹn gặp lại vào tuần tới
Hướng Dương: Xin chào chị HA và quý thính giả.
Hướng Dương: Xin chào chị HA và quý thính giả.
No comments:
Post a Comment