Sau đây, mời quý thính giả theo dõi bản Tin tóm lược với Bảo Trân và Hướng Dương
1) Tàu Trung Quốc truy đuổi tàu cá Việt Nam
Vào lúc 2 giờ 40 chiều thứ bảy 5/10, ba chiếc tàu Trung Quốc truy đuổi một tàu cá Việt Nam không cho đánh cá tại khu vực biển cách tỉnh Khánh Hòa 112 hải lý. Chiếc tàu cá Việt Nam tên Bình Định có số hiệu 91386. Đây là hành động rõ ràng của Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam với vùng đặc quyền kinh tế.
Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, bộ đội biên phòng, hải quân và cảnh sát biển được giao trách nhiệm hỗ trợ tàu cá Bình Định đánh bắt hải sản hợp pháp trong vùng biển của Việt Nam thì hoàn toàn bất lực.
Vào lúc 2 giờ 40 chiều thứ bảy 5/10, ba chiếc tàu Trung Quốc truy đuổi một tàu cá Việt Nam không cho đánh cá tại khu vực biển cách tỉnh Khánh Hòa 112 hải lý. Chiếc tàu cá Việt Nam tên Bình Định có số hiệu 91386. Đây là hành động rõ ràng của Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam với vùng đặc quyền kinh tế.
Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, bộ đội biên phòng, hải quân và cảnh sát biển được giao trách nhiệm hỗ trợ tàu cá Bình Định đánh bắt hải sản hợp pháp trong vùng biển của Việt Nam thì hoàn toàn bất lực.
2) Một thẩm phán Thái Lan tự bắn vào ngực ngay tại tòa sau khi tuyên án
Chiều thứ bảy 5/10, tại một tòa án cấp tỉnh ở thành phố Yala, miền nam Thái Lan, trong phiên tòa xét xử một vụ án liên quan đến các cáo buộc giết người và sử dụng vũ khí trái phép, sau khi tuyên bố trắng án cho các bị cáo, thẩm phán Khanakorn bất ngờ rút một khẩu súng lục và bắn vào ngực mình. Ông nhanh chóng được đưa vào viện cấp cứu và phẫu thuật. Các vết thương của ông Khanakorn không đe dọa đến tính mạng, nhưng ông hiện vẫn phải nằm điều trị ở phòng chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Yala.
Một tuyên bố do chính thẩm phán Khanakorn viết được lan truyền trên mạng xã hội trước khi ông ra phán quyết vào chiều 5/10, tố cáo: các thẩm phán cấp cao đã chỉ đạo ông Khanakorn phải kết án tử hình 3 bị cáo và phạt tù 2 bị cáo còn lại. Trong bản tuyên bố, ông viết: “Vào thời điểm này, các thẩm phán khác ở tòa sơ thẩm trên khắp đất nước Thái Lan cũng đang bị đối xử tương tự như tôi. Nếu tôi không thể giữ lời thề tuyên thệ nhậm chức, tôi thà chết còn hơn sống mà không có danh dự”. Tuyên bố trên được đăng tải đầu tiên trên Facebook của ông Khanakorn nhưng hiện đã bị xóa bỏ.
3) Mạng xe điện ngầm tại Hồng Kông bị tê liệt
Chỉ vài giờ sau khi lệnh cấm đeo mặt nạ được ban hành, những cuộc biểu tình bạo động bắt đầu bùng phát từ chiều thứ Sáu 4/10, qua ngày thứ Bảy 5/10 khiến toàn bộ hệ thống xe điện ngầm bị hoàn toàn tê liệt, nhiều trung tâm thương mại, ngân hàng cũng đóng cửa. Lãnh đạo Hồng Kông đã thừa nhận: “Bạo lực cực kỳ nghiêm trọng tại tất cả các khu phố của Hồng Kông”, “tất cả mọi người đều rất lo ngại, thậm chí hoảng sợ” sau biến cố vừa qua.
Nhiều vụ đụng độ xảy ra ngay trong đêm giữa người biểu tình và cảnh sát. Nhiều người biểu tình giận giữ đập phá tại trung tâm thành phố, phóng hỏa nhiều trạm xe điện ngầm và một số trung tâm thương mại.
4) Thủ tướng Malaysia khuyên lãnh đạo Hồng Kông nên từ chức
Thứ Sáu 4/10, tại một hội nghị ở Kuala Lumpur, ông Mahathir Mohamad, 94 tuổi, Thủ tướng Malaysia, cũng là một nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm nhất châu Á, phát biểu rằng: bà Carrie Lam, nhà lãnh đạo Hong Kong, nên từ chức sau nhiều tháng xảy ra các cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông để phản đối chính quyền của bà và để tránh tình trạng xung đột giữa tiếng nói của lương tâm và lệnh tàn bạo của Nhà cầm quyền Trung Quốc.
Từ giữa năm 2019, những cuộc biểu tình ở Hong Kong đã bắt đầu biểu tình phản đối dự luật dẫn độ. Dù sau đó, dự luật này đã bị rút lại, nhưng các cuộc biểu tình ngày càng gia tăng cường độ thành biểu tình đòi dân chủ, và đòi bà Carrie Lam từ chức.
Chiều thứ bảy 5/10, tại một tòa án cấp tỉnh ở thành phố Yala, miền nam Thái Lan, trong phiên tòa xét xử một vụ án liên quan đến các cáo buộc giết người và sử dụng vũ khí trái phép, sau khi tuyên bố trắng án cho các bị cáo, thẩm phán Khanakorn bất ngờ rút một khẩu súng lục và bắn vào ngực mình. Ông nhanh chóng được đưa vào viện cấp cứu và phẫu thuật. Các vết thương của ông Khanakorn không đe dọa đến tính mạng, nhưng ông hiện vẫn phải nằm điều trị ở phòng chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Yala.
Một tuyên bố do chính thẩm phán Khanakorn viết được lan truyền trên mạng xã hội trước khi ông ra phán quyết vào chiều 5/10, tố cáo: các thẩm phán cấp cao đã chỉ đạo ông Khanakorn phải kết án tử hình 3 bị cáo và phạt tù 2 bị cáo còn lại. Trong bản tuyên bố, ông viết: “Vào thời điểm này, các thẩm phán khác ở tòa sơ thẩm trên khắp đất nước Thái Lan cũng đang bị đối xử tương tự như tôi. Nếu tôi không thể giữ lời thề tuyên thệ nhậm chức, tôi thà chết còn hơn sống mà không có danh dự”. Tuyên bố trên được đăng tải đầu tiên trên Facebook của ông Khanakorn nhưng hiện đã bị xóa bỏ.
3) Mạng xe điện ngầm tại Hồng Kông bị tê liệt
Chỉ vài giờ sau khi lệnh cấm đeo mặt nạ được ban hành, những cuộc biểu tình bạo động bắt đầu bùng phát từ chiều thứ Sáu 4/10, qua ngày thứ Bảy 5/10 khiến toàn bộ hệ thống xe điện ngầm bị hoàn toàn tê liệt, nhiều trung tâm thương mại, ngân hàng cũng đóng cửa. Lãnh đạo Hồng Kông đã thừa nhận: “Bạo lực cực kỳ nghiêm trọng tại tất cả các khu phố của Hồng Kông”, “tất cả mọi người đều rất lo ngại, thậm chí hoảng sợ” sau biến cố vừa qua.
Nhiều vụ đụng độ xảy ra ngay trong đêm giữa người biểu tình và cảnh sát. Nhiều người biểu tình giận giữ đập phá tại trung tâm thành phố, phóng hỏa nhiều trạm xe điện ngầm và một số trung tâm thương mại.
4) Thủ tướng Malaysia khuyên lãnh đạo Hồng Kông nên từ chức
Thứ Sáu 4/10, tại một hội nghị ở Kuala Lumpur, ông Mahathir Mohamad, 94 tuổi, Thủ tướng Malaysia, cũng là một nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm nhất châu Á, phát biểu rằng: bà Carrie Lam, nhà lãnh đạo Hong Kong, nên từ chức sau nhiều tháng xảy ra các cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông để phản đối chính quyền của bà và để tránh tình trạng xung đột giữa tiếng nói của lương tâm và lệnh tàn bạo của Nhà cầm quyền Trung Quốc.
Từ giữa năm 2019, những cuộc biểu tình ở Hong Kong đã bắt đầu biểu tình phản đối dự luật dẫn độ. Dù sau đó, dự luật này đã bị rút lại, nhưng các cuộc biểu tình ngày càng gia tăng cường độ thành biểu tình đòi dân chủ, và đòi bà Carrie Lam từ chức.
5) Đức Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm 13 vị hồng y mới
Thứ Bảy 05/10, tại Vatican, một hội nghị đặc biệt đã diễn ra với quyết định bổ nhiệm 13 vị hồng y mới, trong đó có 10 vị được quyền tham gia vào Mật Nghị Hồng Y bầu giáo hoàng mới. Theo các nhà quan sát, toàn bộ những người được bổ nhiệm đều chia sẻ với giáo hoàng Phanxicô về một giáo hội cởi mở, dấn thân cho người nghèo, hỗ trợ người nhập cư và đối thoại liên tôn giáo, đặc biệt với Hồi giáo.
Hiện nay, tổng số hồng y là 225 vị, trong đó có 128 vị dưới 80 tuổi, có quyền tham gia Mật Nghị Hồng Y để bầu giáo hoàng kỳ tới. 128 vị trong số 128 vị này là do giáo hoàng Phanxicô lựa chọn, 34% là do giáo hoàng tiền nhiệm Benedicto 16 bổ nhiệm, và 14% còn tại vị từ thời giáo hoàng Gioan Phaolô 2.
Thứ Bảy 05/10, tại Vatican, một hội nghị đặc biệt đã diễn ra với quyết định bổ nhiệm 13 vị hồng y mới, trong đó có 10 vị được quyền tham gia vào Mật Nghị Hồng Y bầu giáo hoàng mới. Theo các nhà quan sát, toàn bộ những người được bổ nhiệm đều chia sẻ với giáo hoàng Phanxicô về một giáo hội cởi mở, dấn thân cho người nghèo, hỗ trợ người nhập cư và đối thoại liên tôn giáo, đặc biệt với Hồi giáo.
Hiện nay, tổng số hồng y là 225 vị, trong đó có 128 vị dưới 80 tuổi, có quyền tham gia Mật Nghị Hồng Y để bầu giáo hoàng kỳ tới. 128 vị trong số 128 vị này là do giáo hoàng Phanxicô lựa chọn, 34% là do giáo hoàng tiền nhiệm Benedicto 16 bổ nhiệm, và 14% còn tại vị từ thời giáo hoàng Gioan Phaolô 2.
6) Bắc Hàn và Hoa Kỳ tìm cách nối lại đàm phán
Thứ bảy 05/10, hai phái đoàn đàm phán Bắc Hàn và Hoa Kỳ đã gặp nhau tại một địa điểm được giữ kín nằm trên một đảo ở thủ đô Thụy Điển để bắt đầu các cuộc tham vấn chuẩn bị cho việc nối lại đàm phán về hạt nhân Bắc Triều Tiên. Mọi lối vào đảo này được cảnh sát canh giữ nghiêm ngặt. Đặc sứ Bắc Triều Tiên, Kim Myong Gil và đồng nhiệm Mỹ, Stephen Biegun cũng có mặt trong cuộc gặp gỡ này.
Cuộc đàm phán lần này diễn ra trong bối cảnh đối thoại Mỹ – Bắc Hàn rơi vào bế tắc kể từ sau thất bại thượng đỉnh Hà Nội hồi tháng 2/2019. Như để gia tăng áp lực với Mỹ, chính quyền Bình Nhưỡng hôm 02/10 đã cho bắn thử một loại «hoả tiễn đạn đạo mới» có thể phóng đi từ tầu ngầm ngoài khơi vịnh Wonsan. Vụ thử này bị Hoa Kỳ đánh giá là «những hành động khiêu khích vô ích» gây khó khăn cho việc chuẩn bị các cuộc đàm phán.
Thứ bảy 05/10, hai phái đoàn đàm phán Bắc Hàn và Hoa Kỳ đã gặp nhau tại một địa điểm được giữ kín nằm trên một đảo ở thủ đô Thụy Điển để bắt đầu các cuộc tham vấn chuẩn bị cho việc nối lại đàm phán về hạt nhân Bắc Triều Tiên. Mọi lối vào đảo này được cảnh sát canh giữ nghiêm ngặt. Đặc sứ Bắc Triều Tiên, Kim Myong Gil và đồng nhiệm Mỹ, Stephen Biegun cũng có mặt trong cuộc gặp gỡ này.
Cuộc đàm phán lần này diễn ra trong bối cảnh đối thoại Mỹ – Bắc Hàn rơi vào bế tắc kể từ sau thất bại thượng đỉnh Hà Nội hồi tháng 2/2019. Như để gia tăng áp lực với Mỹ, chính quyền Bình Nhưỡng hôm 02/10 đã cho bắn thử một loại «hoả tiễn đạn đạo mới» có thể phóng đi từ tầu ngầm ngoài khơi vịnh Wonsan. Vụ thử này bị Hoa Kỳ đánh giá là «những hành động khiêu khích vô ích» gây khó khăn cho việc chuẩn bị các cuộc đàm phán.
7) Tổng thống Donald Trump công khai kêu gọi Trung Quốc điều tra về Joe Biden
Thứ năm 03/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai kêu gọi Trung Quốc điều tra về ông Joe Biden, là phó tổng thống thời Obama, bởi vì những chuyện đã xảy ra tại Trung Quốc liên quan đến ông Joe Biden cũng nghiêm trọng như những gì đã xảy ra ở Ukraina. Ông Joe Biden thuộc đảng Dân Chủ hiện là đối thủ của ông Trump trong kỳ bầu cử tổng thống tới đây.
Đây không phải là một cuộc nói chuyện riêng qua điện thoại như trường hợp với Tổng thống Ukraina, mà là một tuyên bố công khai, trước các máy ghi hình.
Thứ năm 03/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai kêu gọi Trung Quốc điều tra về ông Joe Biden, là phó tổng thống thời Obama, bởi vì những chuyện đã xảy ra tại Trung Quốc liên quan đến ông Joe Biden cũng nghiêm trọng như những gì đã xảy ra ở Ukraina. Ông Joe Biden thuộc đảng Dân Chủ hiện là đối thủ của ông Trump trong kỳ bầu cử tổng thống tới đây.
Đây không phải là một cuộc nói chuyện riêng qua điện thoại như trường hợp với Tổng thống Ukraina, mà là một tuyên bố công khai, trước các máy ghi hình.
No comments:
Post a Comment