Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Minh Nguyệt&Hướng Dương trình bày sau đây.
Tù Chính Trị Nguyễn Ngọc Ánh Bị Đánh Bất Tỉnh Trong Tù
Thứ sáu 11/10, bà Nguyễn Thị Châu, sau đi thăm nuôi chồng bà là Tù chính trị Nguyễn Ngọc Ánh cho biết chồng bà đã bị cai tù đánh đến bất tỉnh trong tù. Khi ra gặp vợ con đến thăm nuôi, ông Ánh đi không nổi, một chân đi một chân lết, một tay phải chống lên cái chân đứng trụ. Ông Ánh nói ông bị công an đánh đến bất tỉnh. Sau đó, ông bị đau, không đi được, không ăn, ngủ và không tự vệ sinh cho mình được.
Ông Nguyễn Ngọc Ánh, 39 tuổi, là một kỹ sư nuôi tôm và cũng là một người hoạt động vì môi trường. Vào tháng 6/2019, ông bị Tòa án tỉnh Bến Tre tuyên án 6 năm tù và 5 năm quản chế với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự 2015. Ông bị Công an tỉnh Bến Tre bắt giữ vào ngày 30/8/2018.
Thứ sáu 11/10, bà Nguyễn Thị Châu, sau đi thăm nuôi chồng bà là Tù chính trị Nguyễn Ngọc Ánh cho biết chồng bà đã bị cai tù đánh đến bất tỉnh trong tù. Khi ra gặp vợ con đến thăm nuôi, ông Ánh đi không nổi, một chân đi một chân lết, một tay phải chống lên cái chân đứng trụ. Ông Ánh nói ông bị công an đánh đến bất tỉnh. Sau đó, ông bị đau, không đi được, không ăn, ngủ và không tự vệ sinh cho mình được.
Ông Nguyễn Ngọc Ánh, 39 tuổi, là một kỹ sư nuôi tôm và cũng là một người hoạt động vì môi trường. Vào tháng 6/2019, ông bị Tòa án tỉnh Bến Tre tuyên án 6 năm tù và 5 năm quản chế với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự 2015. Ông bị Công an tỉnh Bến Tre bắt giữ vào ngày 30/8/2018.
Tạp Chí Luật Sư Việt Nam Online Bị Đình Bản 2 Tháng
Thứ sáu 11/10, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ra quyết định tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động báo chí trong vòng 2 tháng và phạt 50 triệu đồng đối với Tạp chí Điện tử Luật sư Việt Nam vì đã đăng tải thông tin bị cho là ‘sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng’.
Sự việc là thứ năm 10/10, tạp chí này đăng bài viết ‘Biệt phủ lấn sông của gia đình thiếu tướng Đỗ Hữu Ca’, cho rằng căn biệt phủ ‘lộng lẫy’ rộng hàng ngàn mét vuông mọc lên ngay sát vách trụ sở UBND xã Kênh Giang là của gia đình thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng. Bài viết trên bị đánh giá là vi phạm nghị định 159/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Thứ sáu 11/10, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ra quyết định tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động báo chí trong vòng 2 tháng và phạt 50 triệu đồng đối với Tạp chí Điện tử Luật sư Việt Nam vì đã đăng tải thông tin bị cho là ‘sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng’.
Sự việc là thứ năm 10/10, tạp chí này đăng bài viết ‘Biệt phủ lấn sông của gia đình thiếu tướng Đỗ Hữu Ca’, cho rằng căn biệt phủ ‘lộng lẫy’ rộng hàng ngàn mét vuông mọc lên ngay sát vách trụ sở UBND xã Kênh Giang là của gia đình thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng. Bài viết trên bị đánh giá là vi phạm nghị định 159/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Nước Tại Hà Nội Có Mùi “Lạ” Khiến Người Dân Lo Lắng
Thứ sáu 11/10, dân cư tại các phường Hạ Đình và Thanh Xuân Trung thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội rất lo ngại khi nhận ra nước chảy ra từ vòi có mùi hôi nồng nặc khó chịu, giống mùi hóa chất. Điều này khiến người dân không dám dùng nguồn nước này để sinh hoạt hằng ngày như nấu cơm, rửa tay và thậm chí vệ sinh cá nhân… Một số khu vực khác như Hoàng Liệt, Định Công quận Hoàng Mai, Phương Canh quận Nam Từ Liêm… cũng xảy ra tình trạng tương tự.
Trước đây, trong tháng 7/2019, hàng nghìn hộ dân ở nội và ngoại thành Hà Nội cũng phải chịu cảnh sử dụng nước sinh hoạt nhiễm bẩn khi trong nước không chỉ có màu khác lạ mà còn có cả dị vật.
2 Cựu Lãnh Đạo Bộ Thông Tin Truyền Thông Bị Khai Trừ Khỏi Đảng
Thứ sáu 11/10, trong một buổi họp, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng Ban chấp hành trung ương Đảng quyết định khai trừ ra khỏi Đản hai cựu bộ trưởng Thông tin- Truyền Thông, là Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn. Hiện hai ông này đã bị khởi tố, bị bắt tạm giam trong vụ án hình sự Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Tổng công ty nghe nhìn toàn cầu (AVG).
Ông Nguyễn Bắc Son bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhận hối lộ 3 triệu mỹ kim từ Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ để chỉ đạo nhân viên dưới quyền phê duyệt dự án đầu tư khi chưa có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của Chính phủ trong việc MobiFone mua cổ phần của AVG.
Còn Trương Minh Tuấn, là người kế nhiệm ông Son, nhận hối lộ 200.000 mỹ kim.
Thứ sáu 11/10, dân cư tại các phường Hạ Đình và Thanh Xuân Trung thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội rất lo ngại khi nhận ra nước chảy ra từ vòi có mùi hôi nồng nặc khó chịu, giống mùi hóa chất. Điều này khiến người dân không dám dùng nguồn nước này để sinh hoạt hằng ngày như nấu cơm, rửa tay và thậm chí vệ sinh cá nhân… Một số khu vực khác như Hoàng Liệt, Định Công quận Hoàng Mai, Phương Canh quận Nam Từ Liêm… cũng xảy ra tình trạng tương tự.
Trước đây, trong tháng 7/2019, hàng nghìn hộ dân ở nội và ngoại thành Hà Nội cũng phải chịu cảnh sử dụng nước sinh hoạt nhiễm bẩn khi trong nước không chỉ có màu khác lạ mà còn có cả dị vật.
2 Cựu Lãnh Đạo Bộ Thông Tin Truyền Thông Bị Khai Trừ Khỏi Đảng
Thứ sáu 11/10, trong một buổi họp, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng Ban chấp hành trung ương Đảng quyết định khai trừ ra khỏi Đản hai cựu bộ trưởng Thông tin- Truyền Thông, là Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn. Hiện hai ông này đã bị khởi tố, bị bắt tạm giam trong vụ án hình sự Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Tổng công ty nghe nhìn toàn cầu (AVG).
Ông Nguyễn Bắc Son bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhận hối lộ 3 triệu mỹ kim từ Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ để chỉ đạo nhân viên dưới quyền phê duyệt dự án đầu tư khi chưa có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của Chính phủ trong việc MobiFone mua cổ phần của AVG.
Còn Trương Minh Tuấn, là người kế nhiệm ông Son, nhận hối lộ 200.000 mỹ kim.
Hồng Kông Lại Chuẩn Bị Hàng Loạt Cuộc Biểu Tình Cuối Tuần
Trưa thứ sáu 11/10, bất chấp lệnh cấm đeo mặt nạ, vài trăm người dân Hồng Kông vẫn mang mặt nạ tuần hành tại khu trung tâm tài chính. Họ chiếm một trục đường quan trọng, làm rối loạn giao thông. Tình hình cho thấy hàng loạt cuộc biểu tình, được cho là căng thẳng, sẽ diễn ra trong hai ngày cuối tuần này.
Trong phiên họp ngày 11/10 của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, hai phe dân biểu Hồng Kông, một bên ủng hộ Bắc Kinh, một bên ủng hộ dân chủ, đã thóa mạ lẫn nhau. Một số dân biểu đeo mặt nạ đen, một số khác mang tấm biển ghi: «Sự tàn bạo của cảnh sát vẫn còn, làm thế nào chúng ta có thể họp được?» Điều này cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội và chính trường Hồng Kông.
Giải Nobel Hòa Bình 2019 Về Tay Đương Kim Thủ Tướng Ethiopia
Thứ sáu 11/10, trong số 301 cá nhân và tổ chức được đề cử giải Nobel Hòa Bình năm nay, Ủy Ban Nobel Na Uy đã chọn và trao giải Nobel Hòa Bình 2019 cho thủ tướng Ethiopia là ông Abiy Ahmed, người đã đóng góp cho sự hòa giải ngoạn mục giữa Ethiopia và nước láng giềng Erythrea. Bà Berit Reiss-Andersen, Chủ tịch ủy ban Nobel Na Uy, tuyên bố: ông Abiy được vinh danh nhờ «nỗ lực của ông để đi đến hòa bình và hợp tác quốc tế, đặc biệt là đóng góp quyết định của ông nhằm giải quyết tranh chấp biên giới với Erythrea».
Sau giải Nobel Hòa Bình, là giải Nobel Kinh Tế sẽ được trao vào thứ hai 14/10 để kết thúc mùa Nobel 2019.
Trưa thứ sáu 11/10, bất chấp lệnh cấm đeo mặt nạ, vài trăm người dân Hồng Kông vẫn mang mặt nạ tuần hành tại khu trung tâm tài chính. Họ chiếm một trục đường quan trọng, làm rối loạn giao thông. Tình hình cho thấy hàng loạt cuộc biểu tình, được cho là căng thẳng, sẽ diễn ra trong hai ngày cuối tuần này.
Trong phiên họp ngày 11/10 của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, hai phe dân biểu Hồng Kông, một bên ủng hộ Bắc Kinh, một bên ủng hộ dân chủ, đã thóa mạ lẫn nhau. Một số dân biểu đeo mặt nạ đen, một số khác mang tấm biển ghi: «Sự tàn bạo của cảnh sát vẫn còn, làm thế nào chúng ta có thể họp được?» Điều này cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội và chính trường Hồng Kông.
Giải Nobel Hòa Bình 2019 Về Tay Đương Kim Thủ Tướng Ethiopia
Thứ sáu 11/10, trong số 301 cá nhân và tổ chức được đề cử giải Nobel Hòa Bình năm nay, Ủy Ban Nobel Na Uy đã chọn và trao giải Nobel Hòa Bình 2019 cho thủ tướng Ethiopia là ông Abiy Ahmed, người đã đóng góp cho sự hòa giải ngoạn mục giữa Ethiopia và nước láng giềng Erythrea. Bà Berit Reiss-Andersen, Chủ tịch ủy ban Nobel Na Uy, tuyên bố: ông Abiy được vinh danh nhờ «nỗ lực của ông để đi đến hòa bình và hợp tác quốc tế, đặc biệt là đóng góp quyết định của ông nhằm giải quyết tranh chấp biên giới với Erythrea».
Sau giải Nobel Hòa Bình, là giải Nobel Kinh Tế sẽ được trao vào thứ hai 14/10 để kết thúc mùa Nobel 2019.
Tàu Chở Dầu Iran Bị Trúng Hỏa Tiễn Ở Hồng Hải
Thứ sáu 11/10, một chiếc tàu dầu mang tên Sabiti thuộc tập đoàn dầu của nhà nước Iran, chở khoảng 1 triệu thùng dầu và đang đi về Vùng Vịnh thì bị trúng hai hỏa tiễn ở Hồng Hải, cách cảng Djeddah của Ả Rập Saudi khoảng 100 km, gây hoảng loạn trên tàu và khiến dầu thất thoát ra biển. Chiếc tàu bị hư hại nhiều, nhưng không có ai thiệt mạng. Chính quyền Iran đã cho mở điều tra. Theo giới chuyên gia, đây có thể là hành động khủng bố. Sự việc này diễn ra gần một tháng sau vụ cơ sở hai tập đoàn dầu hỏa Ả Rập Saudi bị Iran tấn công bằng máy bay không người lái vào ngày 14/09 vừa qua.
Mỹ-Trung Quốc Nối Lại Đàm Phán Thương Mại
Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đến Washington để họp với ông Robert Lighthizer, đại diện Thương Mại Mỹ, và ông Steve Mnuchin, bộ trưởng Tài Chính Mỹ trong hai ngày 10 và 11/10/2019 để giải quyết tranh chấp thương mại. Ưu tiên trước mắt của Bắc Kinh là tránh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu đánh vào 250 tỷ hàng của Trung Quốc kể từ ngày 15/10/2019.
Vài giờ trước khi phái đoàn hai nước nối lại đàm phán, tổng thống Mỹ lạc quan tuyên bố “có nhiều triển vọng” Washington và Bắc Kinh “đạt được thỏa thuận”. Một lần nữa Nhà Trắng tin rằng phía Trung Quốc “nôn nóng” có được một thỏa thuận với Mỹ.
Trái lại về phía Bắc Kinh, một quan chức Trung Quốc cho biết: Trung Quốc không chờ đợi nhiều ở cuộc họp lần này và cuộc đàm phán này có nhiều khả năng “bế tắc”.
Thứ sáu 11/10, một chiếc tàu dầu mang tên Sabiti thuộc tập đoàn dầu của nhà nước Iran, chở khoảng 1 triệu thùng dầu và đang đi về Vùng Vịnh thì bị trúng hai hỏa tiễn ở Hồng Hải, cách cảng Djeddah của Ả Rập Saudi khoảng 100 km, gây hoảng loạn trên tàu và khiến dầu thất thoát ra biển. Chiếc tàu bị hư hại nhiều, nhưng không có ai thiệt mạng. Chính quyền Iran đã cho mở điều tra. Theo giới chuyên gia, đây có thể là hành động khủng bố. Sự việc này diễn ra gần một tháng sau vụ cơ sở hai tập đoàn dầu hỏa Ả Rập Saudi bị Iran tấn công bằng máy bay không người lái vào ngày 14/09 vừa qua.
Mỹ-Trung Quốc Nối Lại Đàm Phán Thương Mại
Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đến Washington để họp với ông Robert Lighthizer, đại diện Thương Mại Mỹ, và ông Steve Mnuchin, bộ trưởng Tài Chính Mỹ trong hai ngày 10 và 11/10/2019 để giải quyết tranh chấp thương mại. Ưu tiên trước mắt của Bắc Kinh là tránh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu đánh vào 250 tỷ hàng của Trung Quốc kể từ ngày 15/10/2019.
Vài giờ trước khi phái đoàn hai nước nối lại đàm phán, tổng thống Mỹ lạc quan tuyên bố “có nhiều triển vọng” Washington và Bắc Kinh “đạt được thỏa thuận”. Một lần nữa Nhà Trắng tin rằng phía Trung Quốc “nôn nóng” có được một thỏa thuận với Mỹ.
Trái lại về phía Bắc Kinh, một quan chức Trung Quốc cho biết: Trung Quốc không chờ đợi nhiều ở cuộc họp lần này và cuộc đàm phán này có nhiều khả năng “bế tắc”.
No comments:
Post a Comment