Nhân dịp lễ giỗ lần thứ 7 nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, TCYN kỳ này
và một số kỳ tới sẽ hân hạnh giới thiệu một số bài thơ tiêu biểu của
nhà thơ kiệt xuất, mà nhiều người biết đến ông với danh hiệu “ngục sĩ”.
Một phần nội dung trong tiết mục được trích từ tác phẩm Nguyễn Chí
Thiện Trái Tim Hồng của nhà văn Trần Phong Vũ, do tủ sách Tiếng Quê
Hương xuất bản năm 2013.
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939, mất năm 2012. Ông là một nhà
đấu tranh chống Cộng Sản bằng văn thơ, nên đã bị CS cầm tù tổng cộng 27
năm, vì vậy ông mới có biệt danh là “ngục sĩ”. Hơn 400 bài thơ rất đa
dạng của ông đã được gom lại trong tập Hoa Địa Ngục, do Tổ Hợp Xuất Bản
Miền Đông Hoa Kỳ phát hành năm 2006.
Tập thơ cũng đã được dịch ra nhiều
ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức… Nhiều bài đã được phổ thành nhạc. Bên cạnh tập
thơ Hoa Địa Ngục, Nguyễn Chí Thiện còn để lại tập truyện Hỏa Lò rất nổi
tiếng, mô tả cuộc sống của các tù nhân trong nhà tù khét tiếng dưới chế
độ CSVN, sách cũng được Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ xuất bản năm
2001.
Thơ Nguyễn Chí Thiện đã vẽ lên toàn cảnh một xã hội Việt Nam, vốn dĩ
là một xã hội với con người Việt Nam hiền hòa nhân ái, đơn sơ và cần
mẫn, nhưng xã hội ấy đã biến chất từ khi chế độ CS thống trị, để trở
thành một xã hội đầy máu và nước mắt với đầy dẫy khổ nhục hận thù oán
ghét nghi kỵ và chia lìa. Nó đã biến con người thành con vật, với sự tàn
ác hơn dã thú nhờ vào sự thông minh của chính loài người. Vì vậy Nguyễn
Chí Thiện quyết đấu tranh để tìm lại cho được chính con người ‘nhân
bản’ của mình, ý tưởng ấy đã thể hiện trong bài thơ Sẽ Có Một Ngày, viết
năm 1971, khi mà cuộc xấm chiếm Miền Nam của CSVN đến hồi quyết liệt.
Sẽ có một ngày con người hôm nay
Vất súng
Vất cùm
Vất cờ
Vất Đảng
Đội lại khăn tang
Đêm tàn ngày rạng
Vất súng
Vất cùm
Vất cờ
Vất Đảng
Đội lại khăn tang
Đêm tàn ngày rạng
Mong một ngày không còn bóng quân thù để bình minh chiếu sáng trên
quê hương, thì những người thương bình, những người tàn phế với đôi nạng
gỗ lê lết kháp phố phương, nay cũng vui mừng hớn hở, nỗi thống khổ năm
nào đang tàn theo hương khói bao la trong không gian ngập tràn hạnh
phúc:
Quay ngang vòng nạng oan khiên
Về với miếu đường mồ mả gia tiên
Mấy chục năm trời bức bách lãng quên
Bao hận thù độc địa dấy lên
Quay ngang vòng nạng oan khiên
Về với miếu đường mồ mả gia tiên
Mấy chục năm trời bức bách lãng quên
Bao hận thù độc địa dấy lên
Theo hương khói êm lan, tan về cao rộng.
Tất cả bị lùa qua cơn ác mộng.
Kẻ lọc lừa
Kẻ bạo lực xô chân
Tất cả bị lùa qua cơn ác mộng.
Kẻ lọc lừa
Kẻ bạo lực xô chân
Khi cuộc chiến đã tàn, hòa bình đã trở lại, CS phi nhân đã bị xóa bỏ
vĩnh viễn, thì hận thù nghi kỵ chia rẽ cũng sẽ tàn theo. Bà con thân
nhân bạn bè ai còn ai mất tìm lại nhau, nối kết mối tình huynh đệ năm
xưa. Những giọt nước mắt mừng mừng tủi tủi lăn tròn trên gò má khi anh
gặp lại em người về từ bên kia chiến tuyến, vợ tìm lãi chồng tưởng như
giấc mơ không bao giờ là hiện thực.
Sống sót về đây an nhờ phúc phận
Trong buổi đoàn viên huynh đệ tương thân
Đứng bên nhau trên mất mát quây quần
Kẻ bùi ngùi hối hận
Kẻ bồi hồi kính cẩn
Trong buổi đoàn viên huynh đệ tương thân
Đứng bên nhau trên mất mát quây quần
Kẻ bùi ngùi hối hận
Kẻ bồi hồi kính cẩn
Tất cả những gì là tang thương là đau khồ của quá khứ đã thay bằng
niểm vui và hạnh phúc kết lại thành những vòng hoa xinh đẹp đặt trên mộ
cha ông như một lời tạ lỗi với tổ tiên. Cũng từ đó quyết tâm mở ra một
thời đại mới, một kỷ nguyên mới cho các thế hệ tương lai, quyết đoạn
tuyệt với quá khứ đầy máu lửa đau thương do chế độ vô nhân CS gây nên
cho dân tộc.
Đứng bên nhau trên mất mát quây quần
Kẻ bùi ngùi hối hận
Kẻ bồi hồi kính cẩn
Đặt vòng hoa tái ngộ bên mộ cha ông
Khai sáng kỷ nguyên tã trắng thắng cờ hồng.
Làm sao có thể tìm lại được thời thanh bình khi CS chưa phá tan đất nước như hôm nay? Làm sao còn được nghe tiếng sáo diều vi vu trong đêm trăng nơi thôn dã, khi tiếng hò hét của những cuộc đấu tố địa chủ vang dội cả xóm làng. Làm sao còn được nghe tiếng cô lái đò hát trên sống nước, khi tiếng khóc than gào thét của người dân oan bị nhà nước cướp mất đất mất nhà phải sống lê lết bên hè phố? Giấc mơ thanh bình khi nào thành hiện thực đây?.
Tiếng sáo mục đồng êm ả
Tình quê tha thiết ngân nga
Thay tiếng “Tiến Quân Ca”
Và tiếng “Quốc Tế Ca”
Là tiếng sáo diều trên trời xanh bao la!
Nguyễn Chí Thiện viết “Sẽ có một ngày” cách đây đã 48 năm, đến nay giấc mơ ấy vẫn chưa đến, chẳng những thế, tang thương vẫn chồng chất tang thương, đau khổ vẫn tiếp nối đau khổ, ánh sáng vẫn chưa thấy xuất hiện ở cuối đường hầm tăm tối, nên cuộc đấu tranh cho giấc mơ của Nguyễn Chí Thiện cũng là giấc mơ chung của cả dân tộc, phải được các thế hệ nối tiếp cho đến ngày thành sự.
HS, MN, BC và KH xin hẹn quí thinh giả trong TCYN lần tới
Kẻ bùi ngùi hối hận
Kẻ bồi hồi kính cẩn
Đặt vòng hoa tái ngộ bên mộ cha ông
Khai sáng kỷ nguyên tã trắng thắng cờ hồng.
Làm sao có thể tìm lại được thời thanh bình khi CS chưa phá tan đất nước như hôm nay? Làm sao còn được nghe tiếng sáo diều vi vu trong đêm trăng nơi thôn dã, khi tiếng hò hét của những cuộc đấu tố địa chủ vang dội cả xóm làng. Làm sao còn được nghe tiếng cô lái đò hát trên sống nước, khi tiếng khóc than gào thét của người dân oan bị nhà nước cướp mất đất mất nhà phải sống lê lết bên hè phố? Giấc mơ thanh bình khi nào thành hiện thực đây?.
Tiếng sáo mục đồng êm ả
Tình quê tha thiết ngân nga
Thay tiếng “Tiến Quân Ca”
Và tiếng “Quốc Tế Ca”
Là tiếng sáo diều trên trời xanh bao la!
Nguyễn Chí Thiện viết “Sẽ có một ngày” cách đây đã 48 năm, đến nay giấc mơ ấy vẫn chưa đến, chẳng những thế, tang thương vẫn chồng chất tang thương, đau khổ vẫn tiếp nối đau khổ, ánh sáng vẫn chưa thấy xuất hiện ở cuối đường hầm tăm tối, nên cuộc đấu tranh cho giấc mơ của Nguyễn Chí Thiện cũng là giấc mơ chung của cả dân tộc, phải được các thế hệ nối tiếp cho đến ngày thành sự.
HS, MN, BC và KH xin hẹn quí thinh giả trong TCYN lần tới
No comments:
Post a Comment