Cuối tháng Tám vừa qua, truyền thông Việt Nam, cả “lề đảng” lẫn “lề dân”, đều xôn xao trước thông tin đại gia Vũ Văn Tiền, ông chủ tập đoàn Geleximco, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc để xây dựng sân bay Long Thành trong thời gian 3-5 năm.
Việt Nam vốn đã có quá nhiều bài học xương máu trong chuyện “hợp tác”
với Trung Quốc. Các dự án do Trung Quốc thực hiện tại Việt Nam thường
xuyên rơi vào tình trạng chất lượng thấp, đội vốn, chậm tiến độ… và đặc
biệt là tiềm ẩn những mối đe doạ về mặt an ninh, quốc phòng. Chính vì
thế, đề xuất của đại gia bí hiểm Vũ Văn Tiền đã gặp phải sự phản đối gay
gắt của dư luận.
Dù vậy, trong bài “Phi trường Long Thành sẽ thuộc… Trung Quốc?”, tác
giả Thiền Lâm (bút danh của một nhà báo tên tuổi trong nước), lại nhận
định: “Rất nhanh, nhanh đến mức kỳ lạ, chỉ ít ngày sau việc đại gia Vũ
Văn Tiền, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco và ông Chen Yi
Long, chủ tịch Tập đoàn Năng lượng mới KAIDI Dương Quang của Trung Quốc,
đề xuất Thủ tướng đồng ý về mặt nguyên tắc cho phép đầu tư dự án xây
dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hình thức PPP, một quan
chức của Bộ Giao thông vận tải là Thứ trưởng Lê Đình Thọ đã chính thức
xuất hiện với chỉ đạo ‘giao Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam lập
báo cáo nghiên cứu khả thi, khi thông qua rồi mới có cơ sở tuyển chọn
nhà đầu tư’.”
Và lý do của cái sự “nhanh đến mức kỳ lạ” đó, theo tác giả Thiền Lâm,
chính là vì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người được dư luận xem là
“thân” với ông Vũ Văn Tiền.
Vũ Văn Tiền cùng đề xuất xây dựng sân bay Long Thành không phải là vụ
việc duy nhất gắn với một “đại gia” trong giới tư bản thân hữu khiến dư
luận bàn tán xôn xao mà người ta thấy lấp ló đằng sau bóng dáng của
đương kim Thủ tướng Việt Nam.
Chỉ một hai ngày sau đề xuất gây sửng sốt của đại gia Vũ Văn Tiền,
công chúng lại phải đón nhận thêm một thông tin đầy thất vọng: Trong
buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc đã đồng ý chủ trương xây cáp treo ở Phong Nha – Kẻ Bàng. Và
cái tên đứng đằng sau dự án khiến dư luận bất bình này không phải là ai
xa lạ mà chính là “kẻ huỷ diệt thiên nhiên” Sun Group.
Còn với Vingroup, một tập đoàn tư nhân đình đám khác thì sao? Xin
thưa, câu hỏi “Ai cho phép xây cao ốc 50 tầng ở Giảng Võ?” của ngài Thủ
tướng (liên quan đến tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại, officetel
và căn hộ chung cư cao cấp do Vingroup xây dựng trên nền Trung tâm Triễn
lãm Giảng Võ cũ) như thể rơi tõm đâu đấy giữa không trung, chứ không
phải được phát ra ngay tại phiên họp của chính phủ với lãnh đạo các
tỉnh, thành trong cả nước ngày 29/12 năm ngoái.
Trước hết, cần phải khẳng định, việc tham dự lễ lạt do các tập đoàn
tư nhân tổ chức không phải là nhiệm vụ của một Thủ tướng Chính phủ vốn
chịu trách nhiệm điều hành bộ máy hành chính quốc gia và nền kinh tế của
một đất nước với hơn 90 triệu dân. Hình ảnh một vị Thủ tướng cứ hết “dự
lễ động thổ” dự án của tập đoàn cá mập này lại đến “ấn nút khởi công”
dự án của ông trùm mafia kinh tế kia khiến công chúng ngày càng ngờ vực
tinh thần “liêm chính, kiến tạo” của chính phủ mà ông đang luôn miệng hô
hào.
Đáng lo ngại hơn, các nhóm lợi ích thân hữu đang gây ảnh hưởng tới ngài Thủ tướng lại có mối liên hệ đáng ngờ với Trung Quốc.
Tháng 10/2016, Geleximco đã cùng đối tác Hồng Kông là Công ty TNHH
Hong Kong United Investors Holding (HUI) đề nghị Bộ Giao thông Vận tải
cho phép tham gia đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông lớn tại Việt
Nam, với tổng chi phí dự kiến có thể lên tới gần 50 tỷ USD, bao gồm:
Đường cao tốc Bắc Nam đoạn Thanh Hóa – Hà Tĩnh và Sài Gòn – Khánh Hòa,
dự án đường bộ cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái, dự án đường sắt cao
tốc Bắc Nam và dự án xây dựng sân bay Long Thành.
Theo đăng ký kinh doanh, HUI là một doanh nghiệp của Hồng Kông, thành lập ngày 15/1/2016, trụ sở đóng tại một căn hộ nằm trên đường Queen, Central, Hồng Kông. HUI đã thành lập Công ty TNHH MTV Hong Kong United Investors Holding Việt Nam (HUI Việt Nam) vào ngày 15/8/2016 và đặt trụ sở tại toà nhà 36 Hoàng Cầu (Hà Nội) của Geleximco.
Theo đăng ký kinh doanh, HUI là một doanh nghiệp của Hồng Kông, thành lập ngày 15/1/2016, trụ sở đóng tại một căn hộ nằm trên đường Queen, Central, Hồng Kông. HUI đã thành lập Công ty TNHH MTV Hong Kong United Investors Holding Việt Nam (HUI Việt Nam) vào ngày 15/8/2016 và đặt trụ sở tại toà nhà 36 Hoàng Cầu (Hà Nội) của Geleximco.
Với Sun Group, hồi đầu tháng 8 vừa qua, cộng đồng mạng “lề dân” còn
xôn xao trước thông tin nhân viên lễ tân khách sạn InterContinental
Danang Sun Peninsula Resort của Sun Group ở Đà Nẵng đeo phù hiệu cờ
Trung Quốc 6 sao. Một vụ việc đặc biệt nghiêm trọng như thế nhưng khách
sạn InterContinental lại trả lời rất lấp liếm và trí trá.
Trang The Leader củaHội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam ngày
5/9 thì cho biết là nhiều ngân hàng Trung Quốc và Đài Loan đã cung cấp
vốn cho Vingroup.
Đặc biệt, hồi tháng Ba vừa qua, dư luận đã một phen xôn xao trước
thông tin Sungroup, Vingroup và Geleximco cùng góp tiền lập dự án quy
hoạch cho đô thị hai bên bờ Sông Hồng rồi mời Viện Thiết kế và Quy hoạch
Hàng Châu (Trung Quốc) tham gia nghiên cứu và lập quy hoạch.
Bất luận thế nào, sau một Nguyễn Tấn Dũng qua hai nhiệm kỳ Thủ tướng
với vô số tai tiếng về việc điều hành đất nước “theo định hướng nhóm lợi
ích”, tạo điều kiện cho một loạt tập đoàn tư bản thân hữu lên ngôi và
xâu xé nền kinh tế, không một người dân nào chờ đợi người kế nhiệm “đồng
chí X” đi vào vết xe đổ đó cả./.
Lê Anh Hùng
No comments:
Post a Comment