Friday, November 24, 2017

Một dự án sẽ thất bại

Quan Điểm

Chế độ cộng sản đã tạo ra nhiều “căn bệnh”xã hội, một trong những “căn bệnh” đó làthành tích, hình thức và gian dối.Học không phải để có kiến thức giúp đời mà là học để có bằng cấp, bằng càng cao thì dễ tìm việc làm nhàn hạ…Mức lương dành chongười có bằng cấp cao hơn nhiều so với người lao động, nên không ai muốn làm những việc cực nhọc.

Mới đây, Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam đưa ra dự thảo chi 12.000 tỷ đồng để đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ từ năm 2018 đến năm 2025.Theo nội dung, VN đào tạo 9000 tiến sĩ đểgiảng dạy tại các trường đại học. Số tiền 12.000 tỷ đồng chi cho dự án này lấy từ ngân sách 94%, lấy từ các dự án nước ngoài và từ xã hội là 5% và 1% từ các kinh phí khác.
Sự việc này đã gây ra rất nhiều phản ứng trái chiều, phần đông đều phản đối vì hiện nay số lượng tiến sĩ ở VN quá nhiều mà khả năng thì không có.
Nghiên cứu sinh Hoàng Văn Xiêm từ Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Bồ Đào Nha nhận định:“Tại Việt Nam mỗi năm nhiều thạc sĩ và tiến sĩ được đào tạo nhưng yêu cầu tốt nghiệp thì chung chung, đánh đồng giữa tạp chí trong nước và quốc tế, trong lúc không có mấy công trình khoa học được công bố”.
Còn giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nêu ra 2 khó khăn lớn khiến dự án này có nhiều nguy cơ thất bại, đó là để có được 9000 tiến sĩ có thực tài thì VN phải cần 9000 thạc sĩ có khả năngvà trình độ ngoại ngữ. Và VN cần tìm được 9000 giáo sưđể hướng dẫn những thạc sĩ này nghiên cứu.Giáo sư Hưng cho rằng,rốt cuộc đây chỉ là một dự án tiêu tốn tiền bạc của người dân, ông nói:“Họ đòi số tiền đó trong điều kiện ngân sách quốc gia đang cạn kiệt là một điều rất đáng phàn nàn, mà không mang lại kết quả”
VNhiện có trên 24.300 tiến sĩ,nhưngkhả năng của các tiến sĩ này đang gây nhiều tranh cãi. Chính Bộ Giáo dục Đào tạo cũng thừa nhận là mặc dù có nhiều tiến sĩ nhưng kết quả nghiên cứu khoa học của VNthì thua xa so với các nước trong khu vực Á châu. Cụ thể, số công trình nghiên cứu được VN công bố chỉ bằng 1/5 so với Thái Lan, 1/3 so với Malaysia và 1/14 so với Singapore.
Trả lời báo chí, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo nói rằng VN nên dành số tiền đó để nâng cao đời sống giáo viên để việc giảng dạy tốt hơn, vì hiện nay lương giáo viên thấp mà cơ sở vật chất các trường học còn nhiều khó khăn.
Đại biểu Quốc hội, Dương Trung Quốc cũng lo ngại về dự án này. Ông cho rằng, nhiều tiến sĩ không đóng góp được bao nhiêu cho sự phát triển của xã hội.VN có quá nhiều tiến sĩ mà trong đó chỉ một số ít là có khả năng xứng với danh hiệu của họ.
Cả hai nhân vật được đài RFA phỏng vấn đều cho rằng, đề án này cần được xem xét một cách kỹ lưỡng để Việt Nam có được đội ngũ giảng viên có cả học vị và trí tuệ trong tương lai.
Theo phân tích của tiến sĩ Vũ Quang Việt,cố vấn tài chánh choNgân Hàng Phát Triển Châu Áthì:“Ở Việt Nam, lúc đầu tiên người ta gọi là phó tiến sĩ, sau phó tiến sĩ đẩy lên làm tiến sĩ hết, mà những phó tiến sĩ ấy đã chắc gì có những công trình đàng hoàng, so với Mỹ chỉ là bằng Cao Học. Rồi những tiến sĩ đó bây giờ được dạy học và hướng dẫn cho những người làm tiến sĩ khác.Thế thì vấn đề nằm ở chỗ Việt Nam có nhiều tiến sĩ vì quá dễ dàng. Những người đó làm gì có khả năng nghiên cứu? Họ hướng dẫn sinh viên như vậy thì họ sẽ đẻ ra những người cũng không có khả năng mà chỉ có cái bằng thôi.”
Và ông kết luận: “Vậy thì các tiến sĩ Việt Nam cũng có nghiên cứu, nhưng đó là nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của những ông thầy dở, chả trách không thể nào đào tạo học trò giỏi và kết quả nghiên cứu có giá trị được”.
Các nước văn minh trên thế giới chứng nhậnbằng cấp của một người là xác nhận khả năng thật sự của người đó trong việc phát triển xã hội. Điển hình tại Úc, Trung học: 12 năm.Tùy theo nghành học từ 3 đến 6 năm thi bằng Cử nhân (Bachelor).Học thêm 2 năm thi bằng Cao học (Master Degree). Nếu được trường Đại học nhận vàtìm dùm người hướng dẫn (Superviser) thì người đó mới là Nghiên cứu sinh (PhD Student) học chương trình Tiến sĩ. Muốn lấy bằng Tiến sĩ phải trình luận án và luận án này phải mới, có lợi cho xã hội, nếu được các Giảng sư (Professors) thông qua thì mới được cấp bằng. Có bằng Tiến sĩ trở thành Nhà nghiên cứu (Researcher) và nếu phát minh tạo ra sản phẩm phục vụ nhân loại được thế giới công nhận thì gọi Nhà phát minh (Inventor).
Tại VN, những người có bằng tiến sĩbị giới ăn học và dân chúng xem thường vì thiếu khả năng, hoặc man khai văn bằng, nhất là các tiến sĩ Chính trị học, chuyên nghành Xây dựng đảng. Trong khi Văn miếu Thăng Long có 1304 bia tiến sĩ luôn được người dân kính trọng. Theo chiều dài lịch sử, dù ít tiến sĩ nhưng VN vẫn giữ được nước trước 12 lần xâm lược của phương Bắc và nhiều lần ở phương Nam, hiện nay với hơn 24300 tiến sĩ mà VN sắp trở thành quận huyện của Tàu cộng thì đào tạo thêm để làm gì?Cho dù có thành, thì đất nước VN vẫn bị tụt hậu và mất tên nếu còn chính sách giáo dục theo kiểu “hồng hơn chuyên”.
Xin cám ơn quý thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
LLCQ

No comments:

Post a Comment