Nguyên Giám đốc ngân hàng với 51 năm tuổi đảng bị xử về tội dâm ô
Vụ án cáo buộc ông Nguyễn Khắc Thủy, 77 tuổi, nguyên Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu về tội dâm ô với nhiều bé gái sau một cuộc điều tra kiểu ngâm tôm kéo dài gần 3 năm cuối cùng cũng đã được đem ra xét xử vào ngày 17/11 tại Vũng Tàu. Dù trễ tràng như vậy, phiên tòa cũng đáp ứng được phần nào sự phẫn nộ của dư luận vì sự việc đã không được nhà nước đưa ra xét xử một cách minh bạch và thích đáng. Vấn đề dư luận đặt ra là: Vì sao ông Thủy, với 51 năm tuổi đảng, đã coi thường và bất chấp luật pháp để tiếp tục phạm tội dâm ô với nhiều bé gái khác nhau trong một thời gian dài?
Hàng ngàn người biểu tình tại Zimbabwe đòi tổng thống Mugabe từ chức
Thứ bảy, 18/11, hàng ngàn người Zimbabwe đã đổ ra đường phố thủ đô Harare để đòi hỏi tổng thống Robert Mugabe phải từ nhiệm. Trước đó 3 ngày, tức thứ Tư 15/11, quân đội Zimbabwe đã nắm giữ quyền hành bằng võ lực, đồng thời quản thúc tổng thống v, tạo nên một bước ngoặt quan trọng về chính trị nước này. Ông Mugabe hiện nay đã 93 tuổi, giữ ghế tổng thống từ năm 1987 đến nay, luôn luôn trấn áp đối lập, bất chấp đất nước bị khủng hoảng kinh tế với 90% dân số trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp. Nhưng hiện nay, ông đang bị cô lập hơn vì sau quân đội, đến lượt giới cựu chiến binh và các tổ chức đảng ở địa phương đã lần lượt bỏ rơi ông. Chính đảng Zanu-PF của ông Mugabe đã yêu cầu ông từ chức, nhưng tổng thống Mugabe nhất quyết không rời ghế. Một quan chức cao cấp giấu tên nói với Reuters rằng nếu Mugabe nhất định bám ghế, đảng của ông sẽ có cách buộc ông phải ra đi vào Chủ nhật 19/11, sau đó sẽ tiến hành thủ tục truất phế vào thứ Ba 21/11.
Bắc Kinh muốn phát triển tình hữu nghị với Bình Nhưỡng, bất chấp hồ sơ nguyên tử
Ngày 17/11, đặc sứ Tống Đào thay mặt chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã hội đàm với đại diện Bắc Triều Tiên Choe Ryong Hae tại thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Hàn. Trong cuộc gặp gỡ này, phía Trung Quốc không hề đả động gì đến sự căng thẳng do chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng gây ra khiến cả thế giới đều phản đối. Ngoài ra, ông Tống Đào đã thông báo «chi tiết» về Đại hội 19 của Trung Quốc, nhấn mạnh ý hướng của Trung Quốc là duy trì và phát triển tình hữu nghị lâu dài giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Tuần trước, tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho rằng việc Bắc Kinh sẽ gởi đặc sứ đến Bình Nhưỡng là «một động thái quan trọng», và ông kêu gọi Trung Quốc tăng cường áp lực lên Bắc Triều Tiên. Nhưng chuyên gia Yuan Jingdong, thuộc đại học Sydney, cho rằng chuyến đi này không có kết quả nào đáng kể mà có thể chỉ là những cam kết chung chung. Một số nhà quan sát khác đoán rằng Bắc Kinh chỉ có thể khuyến dụ Bình Nhưỡng đừng leo thang, chứ không thể giải trừ hạt nhân được.
Mỹ đồng ý bán hệ thống Patriot chống hỏa tiễn địa-không cho Ba Lan
Ngày 17/11, Hoa Kỳ đã đồng ý bán cho Ba Lan hệ thống Patriot chống hỏa tiễn trị giá 10,5 tỉ đô la, bất chấp có thể bị Nga chỉ trích. Hệ thống này gồm 4 radar và trạm kiểm soát, 16 bệ phóng và 208 hỏa tiễn địa-không, cùng với các thiết bị cần thiết cho hoạt động và bảo trì. Quốc Hội Hoa Kỳ có 15 ngày để phản đối, nhưng việc này khó có thể xảy ra.
Tháng 7 năm nay, Hoa Kỳ đã khai triển một hệ thống Patriot chống hỏa tiễn địa-không tại Litva trong cuộc tập trận của NATO. Litva cùng hai nước láng giềng vùng Baltic là Latvia và Estonia đều đã tăng cường khả năng phòng không, sau khi Nga dùng vũ lực để sáp nhập vùng Crimea của Ukraine năm 2014.
Nga và Trung Quốc diễn tập mô phỏng chống phi đạn
Ngày 17/11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc loan báo: từ ngày 11 đến 16/12, Quân đội Trung Quốc và Nga sẽ tổ chức các cuộc diễn tập chống phi đạn tại Bắc Kinh do mối lo sợ việc Mỹ bố trí hệ thống chống phi đạn THAAD ở Nam Hàn mà Nga và Trung Quốc đều phản đối, mặc dù Mỹ tuyên bố việc đặt hệ thống phòng thủ phi đạn THAAD tại Nam Hàn chỉ là để tự vệ trước đe dọa phi đạn từ Bắc Hàn. Mục đích cuộc diễn tập này là để tự vệ trước nguy cơ phi đạn và các cuộc tấn công khiêu khích đột xuất bằng phi đạn đạn đạo và phi đạn hành trình vào lãnh thổ hai nước.
Trung Quốc e ngại rằng hệ thống radar cực mạnh của THAAD có thể ‘thăm dò’ vào sâu bên trong lãnh thổ của Trung Quốc, làm ảnh hưởng tới an ninh quốc gia họ.
Vụ án cáo buộc ông Nguyễn Khắc Thủy, 77 tuổi, nguyên Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu về tội dâm ô với nhiều bé gái sau một cuộc điều tra kiểu ngâm tôm kéo dài gần 3 năm cuối cùng cũng đã được đem ra xét xử vào ngày 17/11 tại Vũng Tàu. Dù trễ tràng như vậy, phiên tòa cũng đáp ứng được phần nào sự phẫn nộ của dư luận vì sự việc đã không được nhà nước đưa ra xét xử một cách minh bạch và thích đáng. Vấn đề dư luận đặt ra là: Vì sao ông Thủy, với 51 năm tuổi đảng, đã coi thường và bất chấp luật pháp để tiếp tục phạm tội dâm ô với nhiều bé gái khác nhau trong một thời gian dài?
Hàng ngàn người biểu tình tại Zimbabwe đòi tổng thống Mugabe từ chức
Thứ bảy, 18/11, hàng ngàn người Zimbabwe đã đổ ra đường phố thủ đô Harare để đòi hỏi tổng thống Robert Mugabe phải từ nhiệm. Trước đó 3 ngày, tức thứ Tư 15/11, quân đội Zimbabwe đã nắm giữ quyền hành bằng võ lực, đồng thời quản thúc tổng thống v, tạo nên một bước ngoặt quan trọng về chính trị nước này. Ông Mugabe hiện nay đã 93 tuổi, giữ ghế tổng thống từ năm 1987 đến nay, luôn luôn trấn áp đối lập, bất chấp đất nước bị khủng hoảng kinh tế với 90% dân số trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp. Nhưng hiện nay, ông đang bị cô lập hơn vì sau quân đội, đến lượt giới cựu chiến binh và các tổ chức đảng ở địa phương đã lần lượt bỏ rơi ông. Chính đảng Zanu-PF của ông Mugabe đã yêu cầu ông từ chức, nhưng tổng thống Mugabe nhất quyết không rời ghế. Một quan chức cao cấp giấu tên nói với Reuters rằng nếu Mugabe nhất định bám ghế, đảng của ông sẽ có cách buộc ông phải ra đi vào Chủ nhật 19/11, sau đó sẽ tiến hành thủ tục truất phế vào thứ Ba 21/11.
Bắc Kinh muốn phát triển tình hữu nghị với Bình Nhưỡng, bất chấp hồ sơ nguyên tử
Ngày 17/11, đặc sứ Tống Đào thay mặt chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã hội đàm với đại diện Bắc Triều Tiên Choe Ryong Hae tại thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Hàn. Trong cuộc gặp gỡ này, phía Trung Quốc không hề đả động gì đến sự căng thẳng do chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng gây ra khiến cả thế giới đều phản đối. Ngoài ra, ông Tống Đào đã thông báo «chi tiết» về Đại hội 19 của Trung Quốc, nhấn mạnh ý hướng của Trung Quốc là duy trì và phát triển tình hữu nghị lâu dài giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Tuần trước, tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho rằng việc Bắc Kinh sẽ gởi đặc sứ đến Bình Nhưỡng là «một động thái quan trọng», và ông kêu gọi Trung Quốc tăng cường áp lực lên Bắc Triều Tiên. Nhưng chuyên gia Yuan Jingdong, thuộc đại học Sydney, cho rằng chuyến đi này không có kết quả nào đáng kể mà có thể chỉ là những cam kết chung chung. Một số nhà quan sát khác đoán rằng Bắc Kinh chỉ có thể khuyến dụ Bình Nhưỡng đừng leo thang, chứ không thể giải trừ hạt nhân được.
Mỹ đồng ý bán hệ thống Patriot chống hỏa tiễn địa-không cho Ba Lan
Ngày 17/11, Hoa Kỳ đã đồng ý bán cho Ba Lan hệ thống Patriot chống hỏa tiễn trị giá 10,5 tỉ đô la, bất chấp có thể bị Nga chỉ trích. Hệ thống này gồm 4 radar và trạm kiểm soát, 16 bệ phóng và 208 hỏa tiễn địa-không, cùng với các thiết bị cần thiết cho hoạt động và bảo trì. Quốc Hội Hoa Kỳ có 15 ngày để phản đối, nhưng việc này khó có thể xảy ra.
Tháng 7 năm nay, Hoa Kỳ đã khai triển một hệ thống Patriot chống hỏa tiễn địa-không tại Litva trong cuộc tập trận của NATO. Litva cùng hai nước láng giềng vùng Baltic là Latvia và Estonia đều đã tăng cường khả năng phòng không, sau khi Nga dùng vũ lực để sáp nhập vùng Crimea của Ukraine năm 2014.
Nga và Trung Quốc diễn tập mô phỏng chống phi đạn
Ngày 17/11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc loan báo: từ ngày 11 đến 16/12, Quân đội Trung Quốc và Nga sẽ tổ chức các cuộc diễn tập chống phi đạn tại Bắc Kinh do mối lo sợ việc Mỹ bố trí hệ thống chống phi đạn THAAD ở Nam Hàn mà Nga và Trung Quốc đều phản đối, mặc dù Mỹ tuyên bố việc đặt hệ thống phòng thủ phi đạn THAAD tại Nam Hàn chỉ là để tự vệ trước đe dọa phi đạn từ Bắc Hàn. Mục đích cuộc diễn tập này là để tự vệ trước nguy cơ phi đạn và các cuộc tấn công khiêu khích đột xuất bằng phi đạn đạn đạo và phi đạn hành trình vào lãnh thổ hai nước.
Trung Quốc e ngại rằng hệ thống radar cực mạnh của THAAD có thể ‘thăm dò’ vào sâu bên trong lãnh thổ của Trung Quốc, làm ảnh hưởng tới an ninh quốc gia họ.
No comments:
Post a Comment