Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Chỉ kể riêng trong hơn 2 năm qua, đảng Hồ-Tàu dưới sự điều khiển của
Nguyễn Phú Trọng đã liên tục có nhiều hành động tiếp tục nhượng bộ chủ
quyền và sỉ nhục quốc thể ở những cấp độ nghiêm trọng. Bất chấp các gây
hấn, xâm lấn liên tục đối với chủ quyền lãnh thổ và sinh mạng của người
dân Việt Nam, Trọng và đảng cộng sản Hồ-Tàu vẫn liên tục đón tiếp Tập
Cận Bình bằng những nghi thức long trọng nhất, tốn kém nhất, hơn hẳn so
với mọi lãnh đạo quốc tế khác.
Để thấy rõ thêm mức độ đớn hèn, nhục nhã và phản quốc của ‘Trọng lú’
và đảng Hồ-Tàu chúng ta hãy cùng nhau xem lại một sự kiện mới xảy ra
trong chuyến viễn du Á châu của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Như chúng ta đã biết, ông Trump đã chọn Nhật Bản và Hàn Quốc là hai
điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình tới 5 nước châu Á, trong đó có
Việt Nam, mới diễn ra gần đây. Vì Nhật Bản và Hàn Quốc là hai đồng minh
quan trọng nhất của Mỹ ở châu Á và cũng là hai quốc gia có cùng lý tưởng
tự do, dân chủ và cùng là đồng minh quan trọng trong việc đối phó với
sự hung hãn của Bắc Triều Tiên, và sự bành trướng của Trung Cộng.
Thế nhưng, khi tới thăm Hàn Quốc, tối ngày 7 tháng 11, ông Trump đã
được Tổng thống Hàn Quốc đích thân chiêu đãi ngay tại Nhà Xanh – dinh
Tổng thống – một quốc yến trong đó có món “tôm biển đảo Dokdo”. Khi
biết tin về món ăn đặc biệt “tôm biển đảo Dokdo”, chính quyền Nhật ngay
lập tức bày tỏ tức giận và lên tiếng phản đối chính phủ Hàn Quốc.
Món “tôm biển đảo Dokdo” đã làm Nhật Bản tức giận là vì “đảo Dokdo”,
theo cách gọi của người Hàn, chính là một hòn đảo đang bị Hàn Quốc và
Nhật Bản tranh giành chủ quyền. Người Nhật gọi đảo này bằng một tên
khác, “đảo Takeshima”.
Chưa hết, ngay trong đại tiệc đó, Tổng thống Hàn Quốc còn trân trọng
giới thiệu với Tổng thống Trump một khách mời đặc biệt, một cụ bà 88
tuổi, Lee Yong-soo, là một nhân chứng sống và là một nạn nhân của chính
quyền Nhật hoàng cưỡng bức phụ nữ Á châu phục vụ tình dục cho binh lính
Nhật thời Thế Chiến II. Truyền thông quốc tế và Hàn Quốc đều đưa tin,
đưa hình cử chỉ trân trọng, cảm thông của Tổng thống Trump với bà Lee
Yong-soo, một hình ảnh mà Nhật Bản không hề muốn thấy.
Đáp lại thái độ tức giận của Nhật, phát ngôn nhân của chính phủ Hàn Quốc chỉ điềm đạm và cả quyết nói rằng:
“Sự hiện diện của nạn nhân cưỡng bức tình dục của Nhật trong quốc yến
chiêu đãi Tổng thống Trump là nhằm nhắc Tổng thống Trump phải có cái
nhìn khách quan, công bằng về các bất đồng, tranh cãi trong lịch sử và
hiện tại giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.”
Thưa quí vị và anh chị em, nhìn xa hơn vào lịch sử bang giao giữa Hàn
Quốc và Nhật Bản chúng ta thấy vấn đề phức tạp và tế nhị hơn nữa.
Hàn Quốc có lịch sử nhiều lần bị Nhật Bản tấn công và xâm chiếm. Cuộc
xâm chiếm cuối cùng của Nhật Bản kéo dài từ năm 1894 cho tới cuối Thế
Chiến II, vì vậy nhân dân Hàn Quốc luôn có tâm lý cảnh giác trước Nhật,
cho dù Nhật đang là quốc gia đồng minh và là quốc gia mạnh hơn Hàn về
mọi lĩnh vực.
Tuy nhiên, người dân Hàn Quốc và các chính phủ Hàn Quốc đều có chung
một ý thức trong bang giao quốc tế, trước tiên phải đảm bảo tuyệt đối
toàn vẹn về chủ quyền cho quốc gia và danh dự cho dân tộc. Đây cũng là
quan niệm chung của các nước văn minh, dân chủ trên toàn thế giới.
Và người Hàn coi sự cưỡng bức tình dục của Nhật trước đây đối với phụ
nữ Hàn là một mối nhục quốc gia chưa được giải quyết. Xã hội Hàn và
chính phủ Hàn Quốc trong hàng chục năm qua đã nhiều lần đòi hỏi Nhật Bản
phải xin lỗi và bồi hoàn. Để thu hút ủng hộ của dư luận và gây áp lực
với chính quyền Nhật về vấn đề này, người Hàn đã có nhiều hoạt động,
sáng kiến.
Năm 2011, chính quyền và nhân dân Hàn đã cho đặt tượng “người đàn bà
đau khổ”, một phụ nữ bằng đồng màu vàng, ngồi ngay trước cổng Đại sứ
quán Nhật tại Seoul. Việc đặt bức tượng “người đàn bà đau khổ” đã làm
chính phủ Nhật giận dữ, triệu hồi cả Đại sứ và Tổng Lãnh sự về nước, tạm
dừng nhiều quan hệ kinh tế, giữa hai quốc gia trong vài tháng. Nhưng,
bất chấp thái độ của Nhật, bức tượng “người đàn bà đau khổ” đã nhanh
chóng được nhân bản và dựng lên thêm ở 50 địa điểm khác khắp Hàn Quốc.
Cộng đồng người Hàn tại hải ngoại còn cho dựng thêm tượng ở nhiều quốc
gia như Mĩ, Đức, Úc nhằm kêu gọi sự ủng hộ của dư luận quốc nội và hải
ngoại.
Năm 2015 hai chính phủ Nhật và Hàn đã đạt được một thỏa thuận, trong
đó phía Nhật đồng ý bồi thường hơn 8 triệu đô-la Mĩ cho khoảng 40 “đàn
bà đau khổ” còn sống. Nhưng, nhiều người Hàn và chính phủ Hàn Quốc hiện
nay đang đòi xét lại thỏa thuận này vì phía Nhật chưa xin lỗi và, đặc
biệt, thỏa thuận không có ý kiến của nạn nhân và ý kiến của xã hội Hàn.
Mới đây, người dân Hàn còn cho đặt cố định tượng “người đàn bà đau
khổ” trên các xe bus có điểm dừng ngay trước cửa Đại sứ quán Nhật tại
thủ đô Seoul để gia tăng áp lực lên chính quyền Nhật.
Người xưa có nói “trông người lại ngẫm đến ta”, chúng ta thật hổ nhục
và căm phẫn khi xem những hình ảnh cho thấy các chóp bu cộng sản Việt
Nam từ Hồ tới Trọng luôn hớn hở, khúm núm, xun xoe trước những tên lãnh
đạo Trung Cộng.
Tâm Anh và Tiến Văn thân chào tạm biệt, hẹn gặp lại quí vị anh chị em trong chương trình tuần tới.
Tiến Văn
No comments:
Post a Comment