NHÀ BÁO ĐOAN TRANG BỊ BẮT CÓC SAU CUỘC GẶP GỠ PHÁI ĐOÀN ÂU CHÂU
Nhà báo lề dân Đoan Trang đã bị công an bắt cóc đưa về đồn sau khi tham dự buổi gặp gỡ vào hôm qua với phái đoàn nhân quyền Âu châu tại Hà Nội.
Buổi tiếp xúc nói trên là do phái đoàn Âu châu tổ chức, nhằm tìm hiểu về tình hình nhân quyền tại VN trước khi bước vào cuộc đối thoại thường niên với nhà cầm quyền Hà Nội vào đầu tháng 12 tới đây. Ngoài nhà báo Đoan Trang, phiên họp còn có sự tham dự của 3 nhà đấu tranh quen thuộc tại VN là Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông Nguyễn Chí Tuyến và bà Bùi Thị Minh Hằng.
Ngay sau khi ra về vào lúc 11 giờ rưỡi sáng, Tiến sĩ Quang A đã bị một nhóm mật vụ chận đường, tống lên xe đưa về đồn công an Gia Thụy để tra khảo nhưng ông A từ chối trả lời các câu hỏi và được phóng thích vào lúc 5 giờ chiều. Ba người còn lại cũng bị chận đường tống lên xe đưa về đồn công an, nhưng trong khi ông Chí Tuyến và bà Minh Hằng được trả tự do vào chiều tối thì nhà báo Đoan Trang vẫn còn mất tích.
Được biết là trong buổi họp với phái đoàn nhân quyền Âu châu, nhà báo Đoan Trang đã trình bày về các vụ vi phạm nhân quyền, chà đạp tôn giáo và thảm họa Formosa, đồng thời nêu lên các kiến nghị của giới đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ tại VN.
THAM NHŨNG TRẦM TRỌNG TRONG HAI NGÀNH THUẾ VỤ VÀ HẢI QUAN
Trong một lời thú nhận mà bất cứ người dân VN nào cũng biết, Bộ trưởng Tài chánh Đinh Tiến Dũng khẳng định là có “sự suy thoái” trong hàng ngũ cán bộ thuế vụ và hải quan, có nghĩa là tình trạng tham nhũng đã vô cùng trầm trọng trong hai ngành này.
Lời khẳng định nói trên được ông Dũng đưa ra trong phiên chất vấn của quốc hội vào hôm qua. Theo đó thì tệ nạn buôn lậu, hàng giả tràn lan tại VN là có sự tiếp tay của các cán bộ thuế vụ và hải quan, dẫn đến các thất thoát một nguồn thuế rất lớn. Ông Dũng cho biết là hàng năm bộ này đã kỷ luật khoảng 300 quan chức thuế vụ và hải quan, nhưng vẫn chưa ngăn chận được tình trạng suy thoái đạo đức trong hàng ngũ cán bộ.
Trả lời một chất vấn khác, ông Dũng thừa nhận là nợ công đang gia tăng phi mã, khiến áp lực trả nợ càng lúc càng nặng và phải có biện pháp khẩn cấp để cắt giảm mức bội chi. Theo tài liệu của bộ tài chánh VN thì tỷ lệ nợ công đang xấp xỉ 60% tổng sản lượng nội địa (GDP), tức lên đến mức giới hạn mà quốc hội VN cho phép.
CẦU VÀM CỐNG CHƯA XÂY XONG ĐÃ NỨT DẦM THÉP
Theo dự trù thì cầu treo Vàm Cống, bắc qua sông Hậu nối liền Cần Thơ với tỉnh Đồng Tháp, sẽ hoàn thành vào cuối năm nay, nhưng vào hôm qua, bộ giao thông VN xác nhận là một dầm thép đang bị một vết nứt lớn rộng 4 phân, dài hơn 2 thước.
Đây là cây cầu treo nối liền quận Thốt Nốt của Cần Thơ và huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp, với mỗi dầm bằng thép nặng 90 tấn, được lắp đặt xong vào cuối tháng 9, và dự trù sẽ lưu thông vào cuối năm nay. Chiều dài của cầu băng qua sông vào khoảng 3 cây số, cộng với 6 cây số đường dẫn lên hai đầu cầu. Tổng phí tổn xây dựng là 270 triệu Mỹ kim, vay mượn từ Nam Hàn, và đã khởi công từ 4 năm trước.
Trong khi đó thì vào hôm qua, sau 3 tháng xây dựng, chiếc cầu vượt ở giao điểm Nguyễn Kiệm – Hoàng Minh Giám của Sài Gòn đã bắt đầu xử dụng; thế nhưng tình trạng kẹt xe lại càng trầm trọng hơn tại các ngã đường dẫn vào phi trường Tân Sơn Nhất, hoàn toàn trái ngược với sự tuyên bố trước đây là cây cầu vượt này sẽ giảm được tình trạng kẹt xe xung quanh phi trường.
KHỐI ASEAN CỨU TRỢ 175 NGÀN MỸ KIM CHO BÃO LỤT MIỀN TRUNG VN
Khối ASEAN vừa gửi một lô hàng cứu trợ có trị giá khoảng 175 ngàn Mỹ kim cho các tỉnh miền trung bị thiệt hại nặng nề vì trận bão Damrey hai tuần trước.
Lượng đồ cứu trợ nhỏ bé này sẽ được gửi đến nạn nhân 4 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định và Quảng Ngãi. Đa số là vật liệu nhẹ để sửa chữa nhà cửa hay đồ dùng vệ sinh. Vào tuần trước, chính phủ Nga cũng cứu trợ 40 tấn hàng hóa cho VN. Hoa Kỳ cũng trợ giúp 1 triệu Mỹ kim và Nhật Bản hiến tặng 100 máy lọc nước cho hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Nam.
Cũng liên quan đến khối ASEAN thì vào hôm qua, sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh lần thứ 31, khối này đã đưa ra một tuyên bố chung, nội dung kêu gọi “phi quân sự hóa Biển Đông”, giải quyết các tranh chấp bằng con đường đàm phán, tuy nhiên không đề cập gì đến các hành động của Trung Cộng ở vùng biển này.
MỘT PHỤ NỮ VN BỊ BẮT GIAM Ở MÃ LAI VỀ TỘI HỐI LỘ
Một nữ doanh nhân VN vừa bị giới chức Mã Lai bắt giam với cáo buộc hối lộ cho các quan chức để được trả lại các tàu cá VN bị giam giữ vì xâm nhập và đánh cá bất hợp pháp trong hải phận Mã Lai.
Báo chí Mã Lai không nêu danh tính của người phụ nữ 41 tuổi này, nhưng cho biết là bà này bị còng tay ngay tại văn phòng Ủy ban Bài trừ Tham nhũng ở tỉnh Kuantan vào hôm thứ Tư 15/11 vừa qua. Theo tường thuật thì bà này bị mời lên ủy ban sau khi có tố cáo là đã hối lộ hơn 200 ngàn Mỹ kim cho một số quan chức hàng hải Mã Lai vào đầu năm nay.
Một nguồn tin cho biết người phụ nữ VN này đã sinh sống hơn 17 năm qua tại Mã Lai.
CAMPUCHIA CHÍNH THỨC CHUYỂN SANG THỂ CHẾ ĐỘC TÀI ĐỘC ĐẢNG
Vào hôm qua, Tối cao Pháp viện Campuchia ra phán quyết giải thể đảng đối lập Cứu quốc, có nghĩa là đảng Nhân dân cầm quyền của ông Hun Sen sẽ “một mình một chợ” trong cuộc tuyển cử quốc hội Campuchia vào năm tới.
Theo phán quyết nói trên thì đảng Cứu quốc bị buộc tội “âm mưu lật đổ chế độ”, với toàn bộ các thành viên đảng này bị cấm ra tranh cử trong vòng 5 năm. Cần biết là chánh án tòa tối cao là ông Dith Munty, một đảng viên thuộc đảng Nhân dân đang cầm quyền, mà chủ tịch đảng là Thủ tướng Hun Sen.
Khi đưa ra phán quyết, ông Munty tuyên bố là các thủ lãnh đảng Cứu quốc đã thừa nhận âm mưu lật đổ chế độ khi tẩy chay các phiên xét xử.
Cần nói thêm là đảng Cứu quốc đã giành thêm rất nhiều ghế trong cuộc tuyển cử vào năm 2013, và có triển vọng chiếm được đa số ghế trong cuộc tuyển cử vào năm tới. Và đây chính là nguyên nhân mà bạo quyền Hun Sen đã ra tay đàn áp, bắt giam nhiều thủ lãnh đảng này, trong đó có chủ tịch Kem Sokha, với cáo buộc “phản quốc”.
Nhà báo lề dân Đoan Trang đã bị công an bắt cóc đưa về đồn sau khi tham dự buổi gặp gỡ vào hôm qua với phái đoàn nhân quyền Âu châu tại Hà Nội.
Buổi tiếp xúc nói trên là do phái đoàn Âu châu tổ chức, nhằm tìm hiểu về tình hình nhân quyền tại VN trước khi bước vào cuộc đối thoại thường niên với nhà cầm quyền Hà Nội vào đầu tháng 12 tới đây. Ngoài nhà báo Đoan Trang, phiên họp còn có sự tham dự của 3 nhà đấu tranh quen thuộc tại VN là Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông Nguyễn Chí Tuyến và bà Bùi Thị Minh Hằng.
Ngay sau khi ra về vào lúc 11 giờ rưỡi sáng, Tiến sĩ Quang A đã bị một nhóm mật vụ chận đường, tống lên xe đưa về đồn công an Gia Thụy để tra khảo nhưng ông A từ chối trả lời các câu hỏi và được phóng thích vào lúc 5 giờ chiều. Ba người còn lại cũng bị chận đường tống lên xe đưa về đồn công an, nhưng trong khi ông Chí Tuyến và bà Minh Hằng được trả tự do vào chiều tối thì nhà báo Đoan Trang vẫn còn mất tích.
Được biết là trong buổi họp với phái đoàn nhân quyền Âu châu, nhà báo Đoan Trang đã trình bày về các vụ vi phạm nhân quyền, chà đạp tôn giáo và thảm họa Formosa, đồng thời nêu lên các kiến nghị của giới đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ tại VN.
THAM NHŨNG TRẦM TRỌNG TRONG HAI NGÀNH THUẾ VỤ VÀ HẢI QUAN
Trong một lời thú nhận mà bất cứ người dân VN nào cũng biết, Bộ trưởng Tài chánh Đinh Tiến Dũng khẳng định là có “sự suy thoái” trong hàng ngũ cán bộ thuế vụ và hải quan, có nghĩa là tình trạng tham nhũng đã vô cùng trầm trọng trong hai ngành này.
Lời khẳng định nói trên được ông Dũng đưa ra trong phiên chất vấn của quốc hội vào hôm qua. Theo đó thì tệ nạn buôn lậu, hàng giả tràn lan tại VN là có sự tiếp tay của các cán bộ thuế vụ và hải quan, dẫn đến các thất thoát một nguồn thuế rất lớn. Ông Dũng cho biết là hàng năm bộ này đã kỷ luật khoảng 300 quan chức thuế vụ và hải quan, nhưng vẫn chưa ngăn chận được tình trạng suy thoái đạo đức trong hàng ngũ cán bộ.
Trả lời một chất vấn khác, ông Dũng thừa nhận là nợ công đang gia tăng phi mã, khiến áp lực trả nợ càng lúc càng nặng và phải có biện pháp khẩn cấp để cắt giảm mức bội chi. Theo tài liệu của bộ tài chánh VN thì tỷ lệ nợ công đang xấp xỉ 60% tổng sản lượng nội địa (GDP), tức lên đến mức giới hạn mà quốc hội VN cho phép.
CẦU VÀM CỐNG CHƯA XÂY XONG ĐÃ NỨT DẦM THÉP
Theo dự trù thì cầu treo Vàm Cống, bắc qua sông Hậu nối liền Cần Thơ với tỉnh Đồng Tháp, sẽ hoàn thành vào cuối năm nay, nhưng vào hôm qua, bộ giao thông VN xác nhận là một dầm thép đang bị một vết nứt lớn rộng 4 phân, dài hơn 2 thước.
Đây là cây cầu treo nối liền quận Thốt Nốt của Cần Thơ và huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp, với mỗi dầm bằng thép nặng 90 tấn, được lắp đặt xong vào cuối tháng 9, và dự trù sẽ lưu thông vào cuối năm nay. Chiều dài của cầu băng qua sông vào khoảng 3 cây số, cộng với 6 cây số đường dẫn lên hai đầu cầu. Tổng phí tổn xây dựng là 270 triệu Mỹ kim, vay mượn từ Nam Hàn, và đã khởi công từ 4 năm trước.
Trong khi đó thì vào hôm qua, sau 3 tháng xây dựng, chiếc cầu vượt ở giao điểm Nguyễn Kiệm – Hoàng Minh Giám của Sài Gòn đã bắt đầu xử dụng; thế nhưng tình trạng kẹt xe lại càng trầm trọng hơn tại các ngã đường dẫn vào phi trường Tân Sơn Nhất, hoàn toàn trái ngược với sự tuyên bố trước đây là cây cầu vượt này sẽ giảm được tình trạng kẹt xe xung quanh phi trường.
KHỐI ASEAN CỨU TRỢ 175 NGÀN MỸ KIM CHO BÃO LỤT MIỀN TRUNG VN
Khối ASEAN vừa gửi một lô hàng cứu trợ có trị giá khoảng 175 ngàn Mỹ kim cho các tỉnh miền trung bị thiệt hại nặng nề vì trận bão Damrey hai tuần trước.
Lượng đồ cứu trợ nhỏ bé này sẽ được gửi đến nạn nhân 4 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định và Quảng Ngãi. Đa số là vật liệu nhẹ để sửa chữa nhà cửa hay đồ dùng vệ sinh. Vào tuần trước, chính phủ Nga cũng cứu trợ 40 tấn hàng hóa cho VN. Hoa Kỳ cũng trợ giúp 1 triệu Mỹ kim và Nhật Bản hiến tặng 100 máy lọc nước cho hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Nam.
Cũng liên quan đến khối ASEAN thì vào hôm qua, sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh lần thứ 31, khối này đã đưa ra một tuyên bố chung, nội dung kêu gọi “phi quân sự hóa Biển Đông”, giải quyết các tranh chấp bằng con đường đàm phán, tuy nhiên không đề cập gì đến các hành động của Trung Cộng ở vùng biển này.
MỘT PHỤ NỮ VN BỊ BẮT GIAM Ở MÃ LAI VỀ TỘI HỐI LỘ
Một nữ doanh nhân VN vừa bị giới chức Mã Lai bắt giam với cáo buộc hối lộ cho các quan chức để được trả lại các tàu cá VN bị giam giữ vì xâm nhập và đánh cá bất hợp pháp trong hải phận Mã Lai.
Báo chí Mã Lai không nêu danh tính của người phụ nữ 41 tuổi này, nhưng cho biết là bà này bị còng tay ngay tại văn phòng Ủy ban Bài trừ Tham nhũng ở tỉnh Kuantan vào hôm thứ Tư 15/11 vừa qua. Theo tường thuật thì bà này bị mời lên ủy ban sau khi có tố cáo là đã hối lộ hơn 200 ngàn Mỹ kim cho một số quan chức hàng hải Mã Lai vào đầu năm nay.
Một nguồn tin cho biết người phụ nữ VN này đã sinh sống hơn 17 năm qua tại Mã Lai.
CAMPUCHIA CHÍNH THỨC CHUYỂN SANG THỂ CHẾ ĐỘC TÀI ĐỘC ĐẢNG
Vào hôm qua, Tối cao Pháp viện Campuchia ra phán quyết giải thể đảng đối lập Cứu quốc, có nghĩa là đảng Nhân dân cầm quyền của ông Hun Sen sẽ “một mình một chợ” trong cuộc tuyển cử quốc hội Campuchia vào năm tới.
Theo phán quyết nói trên thì đảng Cứu quốc bị buộc tội “âm mưu lật đổ chế độ”, với toàn bộ các thành viên đảng này bị cấm ra tranh cử trong vòng 5 năm. Cần biết là chánh án tòa tối cao là ông Dith Munty, một đảng viên thuộc đảng Nhân dân đang cầm quyền, mà chủ tịch đảng là Thủ tướng Hun Sen.
Khi đưa ra phán quyết, ông Munty tuyên bố là các thủ lãnh đảng Cứu quốc đã thừa nhận âm mưu lật đổ chế độ khi tẩy chay các phiên xét xử.
Cần nói thêm là đảng Cứu quốc đã giành thêm rất nhiều ghế trong cuộc tuyển cử vào năm 2013, và có triển vọng chiếm được đa số ghế trong cuộc tuyển cử vào năm tới. Và đây chính là nguyên nhân mà bạo quyền Hun Sen đã ra tay đàn áp, bắt giam nhiều thủ lãnh đảng này, trong đó có chủ tịch Kem Sokha, với cáo buộc “phản quốc”.
No comments:
Post a Comment