Thursday, November 23, 2017

APEC: từ cốt lõi đến yếu tố nhân quyền giữa các quốc gia

Bình Luân

Bằng dòng Twitter, Bộ trưởng Thương mại Canada François-Philippe Champagne đã khiến chủ nhà Việt Nam lẫn một số nước khác trở nên hụt hẫng, bởi Canada “vẫn chưa đạt được thỏa thuận về nguyên tắc”.
Trên báo Thanh Niên chiều ngày 10/11 đã đặt ngay tựa đề: Canada bất ngờ rút khỏi đàm phán TPP.
Tuy nhiên, vào lúc 23h39 phút đêm 10/11, trang tin VietnamFinance dẫn lại lời Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng thông tin Canada “rút khỏi TPP” như một số cơ quan truyền thông đăng tải là “thông tin chưa chính thức”.
Và trong tin tức cuối ngày APEC, thì mười một nước thành viên tham gia TPP đã đồng thuận với nhau về các yếu tố cốt lõi.
Dù sao, đây cũng là một tin vui cho phía chủ nhà Việt Nam, ít nhất vẫn bảo đảm TPP sẽ được tiếp tục thay vì đình trệ vì yếu tố nào đó.
Yếu tố cốt lõi và hiện thực hóa sự đồng thuận giữa 11 nước tham gia TPP vẫn sẽ là tiến trình dài, nơi không chỉ lợi ích quốc gia được đặt lên hàng đầu, mà còn cả bảo đảm con tàu TPP phải là một nơi mà mọi thành viên có sự tích cực về cả mặt nhân quyền.
Chính phủ các quốc gia ở Châu Âu với sự bao phủ của nhân quyền phổ quát, nơi lá phiếu người dân có tiếng nói hơn về mặt đối ngoại có thể khó chấp nhận làm ăn với một quốc gia độc tài, toàn trị.
Với Việt Nam, phép thử mang tên nhân quyền trong thời kỳ hội nhập sâu hơn, rộng hơn nhằm giữ vững sự ổn định chính trị là một bài toán không hề dễ giải.
Câu twitter của ông Thủ tướng Canada trước khi đặt chân xuống Đà Nẵng đã mở ra nhiều vấn đề, bởi ông cho biết tham dự APEC lần này ông sẽ đặt nặng vấn đề thương mại lẫn nhân quyền.
Trong cuộc gặp với ông Trần Đại Quang, Thủ tướng Canada cũng đã tiếp tục tập trung vào một loạt các vấn đề, bao gồm thương mại và thúc đẩy nhân quyền.
Nhân quyền và thương mại có vẻ xuyên suốt trong chuyến đi này của người đứng đầu Canada.
Bởi cốt lõi đạt được cả về mặt thương mại không đồng nghĩa gạt bỏ mọi yêu cầu liên quan về nhân quyền.
Việc Đức – con tàu kinh tế của EU từ chối đưa đoàn sang tham dự APEC đã là một thông điệp rắn chắc đối với Việt Nam, rằng: toàn cầu hóa cần tuân thủ luật lệ quốc tế.
Bởi một quốc gia luôn đặt tính phổ quát về nhân quyền trong tiến trình xây dựng nền kinh tế – xã hội phát triển theo hướng bền vững sẽ không thể chấp nhận một sự vô lối, lệch lạc của một quốc gia nào đó.
Và Việt Nam đang trả giá cho chính điều nói trên, và yếu tố thương mại lại trở thành một ràng buộc mang tính kỷ luật hơn trong yêu cầu đáp ứng các đòi hỏi nhân quyền.
Mới đây nhất, trong một buổi hội thảo liên quan đến Luật quản lý nợ công tại Việt Nam, hai chuyên gia của Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách – VEPR là Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành và Nguyễn Hồng Ngọc đã công bố báo cáo “Đánh giá Luật Quản lý nợ công tại Việt nam và một số hàm ý chính sách”, trong đó cho hay, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam từ vị trí thấp nhất khu vực ASEAN giai đoạn từ 2000-2005 vươn lên đứng đầu trong năm 2016.
TPP với sự tham dự của Mỹ đã khiến Việt Nam “cải đổi” về nhân quyền đáng kinh ngạc, tuy nhiên, sự rút lui của Mỹ khiến cho yếu tố nhân quyền được Hà Nội đình chỉ lại, không những thế còn gia tăng bắt bớ trước thềm APEC. Bởi Hà Nội biết rằng, sự ra đi của Mỹ sẽ giúp giảm thiểu sự đòi hỏi nhân quyền ở các nước, thay vào đó là thương mại.
Đặt giả thuyết TPP có khả năng đình chỉ lại trong tương lai vì lý do nhân quyền, thì bản thân nó vừa có tác động trực tiếp, lại vừa gián tiếp. Lý do, tính chất trực tiếp chính là cho thấy vị trí và vai trò của Canada trong một hiệp định thương mại đa phương như vậy, nếu đặt giả định – một trong các nước tham gia đều yêu cầu một sự thúc đẩy nhân quyền trong nhóm thành viên tham gia TPP, thì chắc chắn một trong các quốc gia bị phê phán nhân quyền sẽ chịu áp lực từ các nước còn lại để thay đổi.
Về mặt gián tiếp, TPP đình lại sẽ là một bài học cho Việt Nam, ít nhất sẽ là tiền đề cho Hà Nội nhìn nhận lại cách ứng xử mang tính thích hợp hơn về nhân quyền trong nước. Khi mà có khả năng, sự tác động của TPP lần này với yếu tố nhân quyền (nếu có) sẽ là một tiền lệ đáng giá cho Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ được trình lên Quốc Hội EU phê chuẩn vào đầu năm 2018 này. Một hiệp định mà Việt Nam cực kỳ kỳ vọng có thể giúp cho Hà Nội thoát khỏi đường hướng và phương hướng thương mại.
Kinh tế còn thì chính trị còn, biến cố kinh tế có thể làm suy sụp chế độ nhanh chóng, đốt cháy tính bất mãn về mặt xã hội. Thương mại giờ đây đối với những quốc gia “ốm đói kinh tế” như Việt Nam lại từng bước phát huy tác dụng hơn.
Ít nhất nó đẩy cho thể chế đi đến một cuộc khủng hoảng mà Việt Nam không thể lường trước được, với bộ khung yếu kém của thể chế chính trị hiện tại.
Việt Nam sẽ bị mất phương hướng rất nhiều, vì một trong 2 trụ cột để tìm đường thương mại là TPP và EVFTA (Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam và Liên Hiệp Âu Châu) đã bị mất một.
Kỳ Lâm

No comments:

Post a Comment