Lá thư Úc châu kỳ này xin bắt đầu bằng hình ảnh con kăng-gu-ru mà người mình vẫn gọi là con chuột túi hay đại thử. Rất nhiều người nước ngoài biết đến Úc là nhờ hình ảnh con thú, được sơn sau đuôi một trăm mấy chục chiếc máy bay đủ loại của hãng Qantas, một hãng hàng không thuộc loại vào lớn nhất thế giới.
Nhưng bây giờ biểu tượng này còn có ý nghĩa lớn hơn, vì Qantas có thể là bãi chiến trường giữa hai thế lực chủ - thợ, và giữa hai ý thức hệ bảo thủ và cấp tiến. Cuộc chiến này có thể định đoạt số phận của giới công đoàn. Và cũng là cuối đối đầu gay cấn giữa chính quyền thiểu số Lao Động và phe đối lập liên minh Tự Do/Quốc gia, xem bên nào sẽ nắm thế thượng phong về vấn đề quan hệ chủ - thợ trong kỳ bầu cử tới.
Được thành lập hơn 90 năm trước đây, Qantas là tập đoàn con cưng của chính phủ Úc, bất chấp chính phủ mang màu cờ sắc áo của đảng phái nào. Là chữ viết tắt của "Queensland and Northern Territory Air Services", Qantas vươn mình như đức Phù Đổng và trở thành một trong những hãng hàng không mang cờ quốc gia đầu tiên trên thế giới và có tiếng tăm lẫy lừng. Ngay cả những người ra đời ở nước khác, nhưng một khi trở thành công dân Úc, cũng cảm thấy tự hào khi thấy những chiếc máy bay có hình con kăng-gu-ru ở sau đuôi.
Những năm gần đây, với sự nở rộ của các hãng máy bay "vé rẻ", cùng với sự cạnh tranh ráo riết của các công ty ngoại quốc có qui mô nhỏ nhưng nhiều tiền lắm bạc, Qantas lâm vào cảnh khá vất vả! Các đường bay quốc tế của Qantas bị cạnh tranh dữ dội. Các hãng cạnh tranh đều có máy bay mới hơn và cứ vài năm lại bán các máy bay cũ cho các hãng như... Qantas! Tiếp viên phi hành của các hãng đó lại toàn là người người đẹp và trẻ măng, trong khi Qantas, theo luật lao động và sức mạnh công đoàn, không thể thay đổi người như vậy được. Ngay cả trong nước Úc, Qantas cũng bị nhiều hãng khác "lấn" sân và chia bớt khách hàng.
Để đáp lại những thử thách này, ban quản trị Qantas đã thực hiện nhiều biện pháp cải tổ. Máy bay Úc được đưa ra nước ngoài để bảo trì và tu bổ với chi phí rẻ hơn nhiều. Họ cũng lập ra hãng JetStar, một kiểu hàng không "giá rẻ" để bay các đường quốc tế gần phạm vi nước Úc, và dẹp bỏ loại vé hạng nhất trong vùng Á châu. Tháng Tám vừa qua, Qantas đưa ra kế hoạch chuyển thêm nhiều bộ phận nữa ra nước ngoài và sa thải thêm nhân viên để đỡ chi phí.
Những biện pháp này đã khiến cho Qantas không mập mạp khỏe mạnh thêm trong những ngày tháng qua vì chúng lại "đẻ" ra những khó khăn khác. Đó chỉ là cách "túng" thì "phải tính" thôi của ban quản trị Qantas. Nhưng giới công đoàn thì không nghĩ như thế. Họ quyết định bảo vệ quyền lợi và công ăn việc làm của mình cho bằng được, và áp lực hay nhất vẫn là tổ chức các cuộc đình công đột xuất. Các cuộc đình công này xẩy ra như cơm bữa làm ban quản trị "lên ruột", và hành khách thì cứ lo ngay ngáy khi rời nhà ra phi trường mà chẳng biết là mình có được lên máy bay hay không.
Thế nhưng giới công nhân Úc không thể nào áp dụng phương thức cũ kỹ như vậy để ép buộc công ty phải cho hưởng những quyền lợi xa xưa, bất chấp việc Qantas đang phải đối phó với những khó khăn chung trên toàn cầu.
Khi ban quản trị Qantas dùng đạo luật chủ - thợ cách đây ba tuần để "chận đứng" các cuộc đình công bằng biện pháp đình chỉ mọi chuyến bay, khiến mấy chục ngàn công nhân mất lương, và 60 ngàn hành khách không đi đâu được trong mấy ngày, mọi người mới bàng hoàng nhận chân ra thực tế phũ phàng của vụ xung đột quyền lợi.
FairWork Australia, một cơ quan trọng tài do chính phủ Lao Động lập ra, lần đầu tiên dùng "quyền uy" của mình ra lệnh cho Qantas phải bay trở lại, và hai bên chủ - thợ phải thương thuyết với nhau trong vòng 21 ngày mà không được đình công hay đóng cửa hãng.
21 ngày đã trôi qua, nhưng vẫn không đạt được đồng thuận nào. Bây giờ cơ quan trọng tài có quyền đưa ra những biện pháp bắt buộc hai bên phải tuân hành. Nhưng chưa chi mà cả ba công đoàn đã đe dọa là họ sẽ dùng đủ mọi phương tiện để chống lại quyết định cơ quan trọng tài nếu họ bị thiệt thòi. Và ban quản trị Qantas cũng tỏ ra quyết liệt.
Chính vì thế ngành hàng không dân sự ở Úc trong những ngày tháng tới sẽ là chỗ tranh đấu quyết liệt cho chính sách quan hệ chủ - thợ, giữa hai thế lực chính trị Úc mà kết quả của cuộc xung đột này sẽ ảnh hưởng đến mọi ngành nghề, chứ không phải là sự sống còn của riêng Qantas mà thôi.
Phe đối lập, khi cầm quyền vào mấy năm trước đây, đã đưa ra một đạo luật có tên là WorkChoices, có phần bênh vực cho giới chủ nhân và hạ giảm vai trò công đoàn. Nhưng thật sự điều này không phải là quá bất công. Lý do là vì giới công đoàn hiện nay không còn bao nhiêu đoàn viên. Họ không còn là "lực lượng tiên phuông", giương cao ngọn cờ đại diện cho giới thợ thuyền nữa, tuy vẫn là cái xương sống của đảng Lao Động.
Giới công đoàn tỏ ra căm thù đạo luật WorkChoices đến xương tủy và đã chi ra hàng chục triệu đồng để vận động cho đảng Lao Động thắng cuộc bầu cử năm 2007. Dĩ nhiên đạo luật chủ - thợ của chính quyền trước liền bị thay thế bởi một đạo luật mới của chính phủ Lao Động, dành nhiều quyền hạn hơn cho giới công đoàn.
Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, nếu chỉ là một thứ "ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung" thì trước sau gì cũng chết. Nếu không cải tổ thì Qantas sẽ chết. Nhưng cải tổ thì công đoàn sẽ mất nhiều quyền lợi và đoàn viên. Vì vậy chuyện "đình công" hay "đóng cửa" sẽ là chuyện đau đầu cho cả hai bên. Bên nào cũng muốn thắng. Chính vì thế cử tri Úc sẽ là trọng tài chung cuộc qua kỳ bầu cử quốc hội lần tới.
Đằng-Phong-Hầu
Lá Thư Úc Châu - Kỳ 19 Ngày 04.12.2011
Lá thư Úc châu kỳ này xin bắt đầu bằng hình ảnh con kăng-gu-ru mà người mình vẫn gọi là con chuột túi hay đại thử. Rất nhiều người nước ngoài biết đến Úc là nhờ hình ảnh con thú, được sơn sau đuôi một trăm mấy chục chiếc máy bay đủ loại của hãng Qantas, một hãng hàng không thuộc loại vào lớn nhất thế giới.
Nhưng bây giờ biểu tượng này còn có ý nghĩa lớn hơn, vì Qantas có thể là bãi chiến trường giữa hai thế lực chủ - thợ, và giữa hai ý thức hệ bảo thủ và cấp tiến. Cuộc chiến này có thể định đoạt số phận của giới công đoàn. Và cũng là cuối đối đầu gay cấn giữa chính quyền thiểu số Lao Động và phe đối lập liên minh Tự Do/Quốc gia, xem bên nào sẽ nắm thế thượng phong về vấn đề quan hệ chủ - thợ trong kỳ bầu cử tới.
Được thành lập hơn 90 năm trước đây, Qantas là tập đoàn con cưng của chính phủ Úc, bất chấp chính phủ mang màu cờ sắc áo của đảng phái nào. Là chữ viết tắt của "Queensland and Northern Territory Air Services", Qantas vươn mình như đức Phù Đổng và trở thành một trong những hãng hàng không mang cờ quốc gia đầu tiên trên thế giới và có tiếng tăm lẫy lừng. Ngay cả những người ra đời ở nước khác, nhưng một khi trở thành công dân Úc, cũng cảm thấy tự hào khi thấy những chiếc máy bay có hình con kăng-gu-ru ở sau đuôi.
Những năm gần đây, với sự nở rộ của các hãng máy bay "vé rẻ", cùng với sự cạnh tranh ráo riết của các công ty ngoại quốc có qui mô nhỏ nhưng nhiều tiền lắm bạc, Qantas lâm vào cảnh khá vất vả! Các đường bay quốc tế của Qantas bị cạnh tranh dữ dội. Các hãng cạnh tranh đều có máy bay mới hơn và cứ vài năm lại bán các máy bay cũ cho các hãng như... Qantas! Tiếp viên phi hành của các hãng đó lại toàn là người người đẹp và trẻ măng, trong khi Qantas, theo luật lao động và sức mạnh công đoàn, không thể thay đổi người như vậy được. Ngay cả trong nước Úc, Qantas cũng bị nhiều hãng khác "lấn" sân và chia bớt khách hàng.
Để đáp lại những thử thách này, ban quản trị Qantas đã thực hiện nhiều biện pháp cải tổ. Máy bay Úc được đưa ra nước ngoài để bảo trì và tu bổ với chi phí rẻ hơn nhiều. Họ cũng lập ra hãng JetStar, một kiểu hàng không "giá rẻ" để bay các đường quốc tế gần phạm vi nước Úc, và dẹp bỏ loại vé hạng nhất trong vùng Á châu. Tháng Tám vừa qua, Qantas đưa ra kế hoạch chuyển thêm nhiều bộ phận nữa ra nước ngoài và sa thải thêm nhân viên để đỡ chi phí.
Những biện pháp này đã khiến cho Qantas không mập mạp khỏe mạnh thêm trong những ngày tháng qua vì chúng lại "đẻ" ra những khó khăn khác. Đó chỉ là cách "túng" thì "phải tính" thôi của ban quản trị Qantas. Nhưng giới công đoàn thì không nghĩ như thế. Họ quyết định bảo vệ quyền lợi và công ăn việc làm của mình cho bằng được, và áp lực hay nhất vẫn là tổ chức các cuộc đình công đột xuất. Các cuộc đình công này xẩy ra như cơm bữa làm ban quản trị "lên ruột", và hành khách thì cứ lo ngay ngáy khi rời nhà ra phi trường mà chẳng biết là mình có được lên máy bay hay không.
Thế nhưng giới công nhân Úc không thể nào áp dụng phương thức cũ kỹ như vậy để ép buộc công ty phải cho hưởng những quyền lợi xa xưa, bất chấp việc Qantas đang phải đối phó với những khó khăn chung trên toàn cầu.
Khi ban quản trị Qantas dùng đạo luật chủ - thợ cách đây ba tuần để "chận đứng" các cuộc đình công bằng biện pháp đình chỉ mọi chuyến bay, khiến mấy chục ngàn công nhân mất lương, và 60 ngàn hành khách không đi đâu được trong mấy ngày, mọi người mới bàng hoàng nhận chân ra thực tế phũ phàng của vụ xung đột quyền lợi.
FairWork Australia, một cơ quan trọng tài do chính phủ Lao Động lập ra, lần đầu tiên dùng "quyền uy" của mình ra lệnh cho Qantas phải bay trở lại, và hai bên chủ - thợ phải thương thuyết với nhau trong vòng 21 ngày mà không được đình công hay đóng cửa hãng.
21 ngày đã trôi qua, nhưng vẫn không đạt được đồng thuận nào. Bây giờ cơ quan trọng tài có quyền đưa ra những biện pháp bắt buộc hai bên phải tuân hành. Nhưng chưa chi mà cả ba công đoàn đã đe dọa là họ sẽ dùng đủ mọi phương tiện để chống lại quyết định cơ quan trọng tài nếu họ bị thiệt thòi. Và ban quản trị Qantas cũng tỏ ra quyết liệt.
Chính vì thế ngành hàng không dân sự ở Úc trong những ngày tháng tới sẽ là chỗ tranh đấu quyết liệt cho chính sách quan hệ chủ - thợ, giữa hai thế lực chính trị Úc mà kết quả của cuộc xung đột này sẽ ảnh hưởng đến mọi ngành nghề, chứ không phải là sự sống còn của riêng Qantas mà thôi.
Phe đối lập, khi cầm quyền vào mấy năm trước đây, đã đưa ra một đạo luật có tên là WorkChoices, có phần bênh vực cho giới chủ nhân và hạ giảm vai trò công đoàn. Nhưng thật sự điều này không phải là quá bất công. Lý do là vì giới công đoàn hiện nay không còn bao nhiêu đoàn viên. Họ không còn là "lực lượng tiên phuông", giương cao ngọn cờ đại diện cho giới thợ thuyền nữa, tuy vẫn là cái xương sống của đảng Lao Động.
Giới công đoàn tỏ ra căm thù đạo luật WorkChoices đến xương tủy và đã chi ra hàng chục triệu đồng để vận động cho đảng Lao Động thắng cuộc bầu cử năm 2007. Dĩ nhiên đạo luật chủ - thợ của chính quyền trước liền bị thay thế bởi một đạo luật mới của chính phủ Lao Động, dành nhiều quyền hạn hơn cho giới công đoàn.
Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, nếu chỉ là một thứ "ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung" thì trước sau gì cũng chết. Nếu không cải tổ thì Qantas sẽ chết. Nhưng cải tổ thì công đoàn sẽ mất nhiều quyền lợi và đoàn viên. Vì vậy chuyện "đình công" hay "đóng cửa" sẽ là chuyện đau đầu cho cả hai bên. Bên nào cũng muốn thắng. Chính vì thế cử tri Úc sẽ là trọng tài chung cuộc qua kỳ bầu cử quốc hội lần tới.
Đằng-Phong-Hầu
No comments:
Post a Comment