Ngày 13/12/2011
Lời dẫn: Cho đến hôm nay, Hoa Kỳ vẫn được coi là siêu cuờng nắm giữ cán cân trật tự thế giới từ Đông sang Tây. Nhưng những diễn biến gần đây chứng tỏ Hoa Kỳ Hoa Kỳ đang thật sự thay đổi chính sách đối ngoại, giảm thiểu sự hiện diện và mối liên hệ tại Trung Đông để chuyển hướng về Đông Nam Á.
Để tạo cơ hội cho qúy thính giả nhận thức rõ hơn vế sự chuyển hướng của Hoa Kỳ, mà chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn tới các nuớc Đông Nam À nói chung và Việt Nam nói riêng, xin mời qúy vị theo dõi cuộc phỏng vấn đặc biệt ông Trần Bình Nam, một nhà Bình Luận nổi tiếng trên các diễn đàn và các cơ quan truyền thông hải ngoại, đã đươc nhiều người cảm phục vá ái mô.
Sơn Tây (ST): Theo dõi tình hình chính trị thế giới, người ta nhận thấy Hoa Kỳ đang có những dấu hiệu thay đổi chính sách đối ngoại, chuyển hướng mối liên hệ và ảnh hưởng từ Trung Đông qua Đông Nam Á. Xin ông phân tích sự chuyển hướng đó và cho biết dộng lực nào thúc đẩy người Mỹ làm như thế?
Trần Bình Nam (TBN): Xin cám ơn và kính chào ký giả Sơn Tây của đài ĐLSN.
Quân đội Hoa Kỳ sắp rút ra khỏi Iraq vào cuối năm nay. Tháng 7 năm sau, tức năm 2012 theo lịch trình cũng sẽ rút ra khỏi Afghanistan. Và trong năm qua Hoa Kỳ tỏ ra quan tâm nhiều đến Á châu Thái Bình Dương, qua mấy chuyến đi Á châu của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton và chuyến đi tháng trước của tổng thống Obama. Điều này cho ta thấy một sự chuyến hướng trọng tâm ngoại giao của Hoa Kỳ từ Trung Đông sang Á châu.
Sự chuyển trọng tâm này là do sự bành trướng sức mạnh của Trung quốc về cả hai phương diện kinh tế và quân sự trong vòng hơn 10 năm qua và nay đang trở thành một mối đe dọa cho quyền lơị của Hoa Kỳ tại Tây Thái bình Dương.
ST: Được biết, tháng 7 năm 2010, bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton đã tuyên bố tại Hội Nghi Diễn Đàn An Ninh Á Châu, là Hoa Kỳ ủng hộ Hà Nội trong cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, và coi sư tự do lưu thông tại Biển Đông là quyền lợi sinh tử của Hoa Kỳ. Theo ông, qua lời tuyên bố đó, Hoa Kỳ có thật sự muốn giúp Việt Nam chống Trung Quốc, không? Và nhất là Hoa Kỳ có sẵn sàng biểu dương sức mạnh quân sự để chặn đứng mộng làm chủ Biển Đông của Trung Quốc không?
TBN: Lời tuyên bố của bà Bộ trưởng Ngoại giao Clinton tại Hội Nghị Diễn Đàn An Ninh Á Châu năm trước tại Hà nội có 3 phần riêng biệt quan hệ lẫn nhau (1) không đứng về phe nào trong tranh chấp vật chất trên Biển Đông, (2) ủng hộ sự đàm phán đa phương chứ không song phương như lập trường của Trung quốc, và (3) xem sự tự do lưu thông trên Biển Đông là quyền lợi sinh tử của Hoa Kỳ.
Qua nội dung tuyên bố đó Hoa Kỳ gián tiếp tỏ thái độ giúp đỡ Việt Nam trong cuộc tranh chấp. Và Hoa Kỳ đã biểu dương sức mạnh bằng cách tháng trước tổng thống Obama tiết lộ chương trình đưa quân đến cảng Darwin nằm ở cực bắc Úc châu. Sự củng cố căn cứ Darwin là để thực hiện cam kết "xem sư tự do lưu thông tại Biển Đông là quyền lợi sinh tử". Căn cứ này là điểm xuất phát tốt nhất để kiểm soát các điểm huyết mạch bảo đảm sự lưu thông trên biển qua eo biển Malacca, eo biển Sunda và Biển Đông.
Tuy nhiên vấn đề Hoa Kỳ có trực tiếp can thiệp bằng quân lực nếu có tranh chấp nóng trên Biển Đông không thì điều này còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện. Thí dụ như sự triển khai sức mạnh của Hải quân Việt Nam là một.
ST: Một sự kiện rất đáng để ý, là Ngoại Trường Hillary Clinton đã chính thức thăm viếng Myanmar, buổi sang gặp Tổng Thống Thein Sein, buổi chiều gặp bà San Suu Kyi, nhà lãnh đạo dân chủ mới được trả tự do sau 18 năm quản chế. Ông nghĩ gì về những cuôc gặp gỡ lịch sử đó?
TBN: Cung cách bà Clinton đến Miến Điện gặp tổng thống Thien Sein và bà Suu Kyi cho thấy Hoa Kỳ đã xem bà Suu Kyi như là người đại diện chính thức cho đối lập, và điều này cũng được chính quyền Miến Điện mặc nhiên công nhận. Tư thế chính trị của bà Aung San Suu Kyi qua cuộc thăm viếng được củng cố giúp bà đóng vai trò trung gian giữa chính quyền và các thành phần bất mãn trong xã hội Miến Điện một cách hữu hiệu hơn.
ST: Nhìn vào qúa trình tranh đấu của bà San Suu Kyi, cũng như gạch nối của bà với các nước Tây Phương, ông nghĩ thế nào về tương lai chính trị của bà San Suu Kyi nói riêng và của Myanmar nói chung?
TBN: Đúng như nhận xét của ông, ngoài gạch nối giữa chính quyền và nhân dân, bà Aung San suu Kyi là trung gian không thể thiếu giữa chính quyền Miến Điện với các nước Tây Phương nhất là Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử bổ túc 40 dân biểu quốc hội sắp tới và cuộc bầu cử tòan quốc vào năm 2015 sẽ là những cái mốc đánh dấu cho con đường chính trị phục vụ quốc gia của bà . Tuy nhiên sự khéo léo của 3 nhân tố chính trị: thứ nhất là thế giới Tây phương, thứ hai là chính quyền Miến Điện, thứ ba là bà Suu kyi sẽ qyết định tương lai của bà Suu Kyi và của Miến Điện.
ST: So sánh Myannmar với Việt Nam, người ta nhận thấy có những điểm tương đồng, như hiểm họa xâm lăng của Trung Quốc, chính sách cai trị độc đoán của chính phủ Miến. Ông có nghĩ rằng, Việt Nam cần một San Suu Kyi để mở cửa dân chủ cho Việt Nam không?
TBN: Trên bản đồ Đông Nam Á châu nếu đặt Trung quốc ở giữa, Việt Nam và Miến Điện bên cạnh thì hiện nay áp lực của Trung quốc đối với hai nước đó rất nặng về phương diện kinh tế và áp lực quân sự ở một mức độ nào đó. Và cả hai nước đều muốn tìm một con đường thoát hiểm. Nhìn vào lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc, người Miến Điện thấy Việt Nam có nhiều kinh nghiệm hơn nên họ đang tìm cách học hỏi.
Nhưng cái khác biệt lớn giữa Việt Nam và Miến Điện hiện nay là Việt Nam chưa có một nhà đối lập có tầm vóc và uy tín như bà Aung San Suu Kyi. Mặt khác do hoàn cảnh lịch sử và sự bất tín của người Cộng sản Việt Nam, người Việt Nam nói chung vẫn còn chưa ra khỏi "Hội Chứng Sợ làm Hòa Với Người Khác Ý Kiến", cái Hội chứng người Tây Phương gọi là "Syndrome of Appeasement Complex". Cái hội chứng này đôi khi giúp chúng ta tránh những hành động cả tin nông nỗi trước lời đường mật của kẻ cầm quyền, nhưng đôi khi cũng làm thui chột sáng kiến cần thiết để giải quyết vấn nạn chung của đất nước./.
No comments:
Post a Comment