Lá thư Úc châu kỳ này xin gửi đến quý thính giả vài nét về tấm lòng bao dung và bác ái của dân Úc, nhân dịp đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi vừa được người dân Việt ở Úc đóng góp số tiền lên đến 71 ngàn Úc kim để giúp đài này duy trì việc phát sóng về VN để chọc thủng bức màn bưng bít và dối trá của chế độ cộng sản.
Có lẽ rất ít người biết rằng nước Úc chỉ có khoảng 22 triệu dân nhưng lại đóng góp vào các quỹ từ thiện, cứu giúp thiên tai hay viện trợ cho các nước nghèo lên đến hơn 20 tỷ Úc kim mỗi năm. Có nghĩa là bình quân mỗi đầu người ở Úc hiến tặng cho những người bất hạnh hơn mình gần 1 ngàn đồng mỗi năm.
Có thể nói là gần như không có tổ chức từ thiện quốc tế, hay các cơ quan phi chính phủ nào, là không mở chi nhánh tại Úc. Từ Hồng thập tự Quốc tế, Oxfam, Word Vision (tức Hoàn cầu Khải tượng) cho đến mạng lưới St Vincent de Paul của người Công giáo. Và dĩ nhiên thì nước Úc cũng có tổ chức hay cơ quan từ thiện riêng của mình, chẳng hạn như Salvation Army, tạm dịch là Đạo quân Cứu thế, với số thành viên lên đến hàng chục ngàn người, dàn trải ở mọi thành phố lớn nhỏ.
Rất nhiều người Việt, kể cả người viết, thường gọi đùa nước Úc là đất nước phước đức ở phương Nam, không phải vì quốc gia này dang tay thu nhận hàng trăm người tỵ nạn hay di dân đến từ khắp thế giới, mà là vì tấm lòng bác ái cao độ của một dân tộc, vốn là những người tù bị mẫu quốc Anh lưu đày biệt xứ. Những tù nhân chung thân khổ sai đó, đã góp máu xương và nước mắt dựng lên quốc gia này, với tất cả sự bình dị và chất phác như những nông dân Nam bộ của Việt Nam vào mấy trăm năm trước.
Không biết là có phải vì sống trên một vùng đất bao la bát ngát mà tấm lòng của người dân Úc rộng mở hơn, biết thương yêu đồng loại hơn và sẵn sàng chia xẻ những bất hạnh của người khác. Cứ nhìn vào nhiệt tình đóng góp của họ, cả về tài chánh lẫn công sức, trong các cuộc lạc quyên cứu trợ các thiên tai trong nội địa hay hải ngoại là đủ thấy tấm lòng đó.
Một trận cháy rừng thiêu rụi cả một thị trấn ở tiểu bang Victoria, khiến hàng trăm gia đình mất nhà cửa và tài sản. Ngay lập tức một cuộc lạc quyên rầm rộ diễn ra. Các đài truyền hình tư nhân và chính phủ cùng hợp tác để tổ chức một cuộc lạc quyên và truyền hình trực tiếp. Hơn 70 triệu Úc kim thu được từ đêm đó. Mọi chi phí gần như không có vì mọi đài đều móc tiền túi ra trang trải. Hàng ngàn người thiện nguyện, gồm cả ca sĩ, cầu thủ thể thao, sinh viên học sinh, nghị sĩ dân biểu và kể cả thứ trưởng bộ trưởng, thay nhau ngồi nhận điện thoại từ các mạnh thường quân gọi đến. Họ làm việc suốt đêm, chia nhau từng ly cà phê, không phân biệt già trẻ, màu da sắc tộc, tôn giáo hay lập trường chính trị.
Nhưng không chỉ có các đài truyền hình và các siêu sao. Các ngân hàng, đài truyền thanh và cộng đồng sắc tộc cũng nhập cuộc, trong đó có đài phát thanh Việt ngữ của chính phủ. Nơi nơi đều mở các cuộc lạc quyên. Chùa chiền hay giáo đường đều có các thùng lạc quyên. Những người vô gia cư, lang thang kiếm sống trên đường phố, cũng trút hết những đồng bạc ít ỏi của mình vào quỹ cứu trợ.
Không hiểu có phải đã hòa nhập hay bị nhiễm tấm lòng bác ái của dân Úc mà cộng đồng người Việt ở Úc cũng đóng góp rất nhiệt tình. Chỉ trong vụ cháy rừng ở Victoria và vụ lũ lụt mới đây ở Queensland, người Việt đã đóng góp hơn 1 triệu đồng cho mỗi vụ, cao hơn bất cứ một sắc dân nào khác. Đó là chưa kể mỗi năm, người Việt ở Úc đã quyên góp hàng trăm ngàn đồng cho các vụ cứu trợ bão lụt ở VN, giúp trẻ mồ côi, giúp thương phế binh và học sinh nghèo tại VN.
Nhưng khôngchỉ có lạc quyên để giúp các thiên tai và đồng bào bất hạnh của mình ở trong nước. Người dân Úc đã từng móc hầu bao cứu trợ cho vụ động đất và sóng thần ở Nam Dương, sau khi nhận tin là hàng trăm người đã chết. Chính phủ Úc ngay lập tức cam kết chi ra 1 tỷ Úc kim để xây dựng lại thành phố Aceh, sau đó nâng mức 1 tỷ 700 triệu, cao gấp mấy chục lần sự đóng góp của các quốc gia khác. Ngoài số tiền viện trợ đó, dân Úc đã đóng góp cả trăm triệu đồng cho các cơ quan từ thiện, chưa kể quần áo, chăn màng và lương thực được ùn ùn chở tới các kho chứa để đóng thùng rồi chuyển đi bằng các vận tải cơ quân sự hay máy bay Qantas.
Và đây chính là điều đáng khâm phục nhất vì công sức mà lực lượng thiện nguyện bỏ ra còn cao gấp nhiều lần số tiền quyên góp được và không sao tính nổi. Tinh thần tự nguyện tham gia vào các lãnh vực xã hội của người dân Úc là điều mà nhiều người đã phải kinh ngạc sau sự thành công chưa từng có của Thế vận hội Sydney năm 2000.
Thế nhưng ít người biết rằng, các đội quân cứu hỏa ở Úc gồm đa số là người thiện nguyện, trong đó có cả giới bác sĩ, công chức cao cấp hay chính khách. Cựu bộ trưởng và nay là thủ lãnh đối lập, ông Tony Abbot, là một nhân viên cứu hỏa thiện nguyện suốt mấy thập niên qua và vẫn còn tại ngũ. Không chỉ có cứu hỏa mà ở Úc còn có một đội quân cứu thương tư nhân, trang bị rất đầy đủ và cũng gồm những người thiện nguyện. Họ sẵn sàng có mặt ở những buổi lễ lạc đông người, các trận đá bóng, để cứu chữa cho những ai bị thương tích hay ngất xỉu vì trời quá nóng.
Nói một cách tóm tắt, tinh thần thiện nguyện dường như ăn sâu vào trong máu của người dân Úc. Khi nước lụt vừa rút khỏi thành phố Brisbane, hàng chục ngàn người đã tự động xách chổi đến gia nhập vào đạo quân dọn dẹp vệ sinh trên khắp các đường phố. Có những người đến từ những nơi cách đó vài trăm cây số.
Dòng máu đó đã giúp cho đất nước Úc trở thành một nơi đáng sống. Nơi mà tình người và nghĩa làm người được thể hiện một cách cao độ, mà không cần phải hô hào khẩu hiệu từ ngày này sang năm khác!
Hẹn gặp lại quý thính giả trong lá thư kỳ tới!
Đằng Phong Hầu
LÁ THƯ ÚC CHÂU SỐ 19 – ngày 18.12.2011
Lá thư Úc châu kỳ này xin gửi đến quý thính giả vài nét về tấm lòng bao dung và bác ái của dân Úc, nhân dịp đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi vừa được người dân Việt ở Úc đóng góp số tiền lên đến 71 ngàn Úc kim để giúp đài này duy trì việc phát sóng về VN để chọc thủng bức màn bưng bít và dối trá của chế độ cộng sản.
Có lẽ rất ít người biết rằng nước Úc chỉ có khoảng 22 triệu dân nhưng lại đóng góp vào các quỹ từ thiện, cứu giúp thiên tai hay viện trợ cho các nước nghèo lên đến hơn 20 tỷ Úc kim mỗi năm. Có nghĩa là bình quân mỗi đầu người ở Úc hiến tặng cho những người bất hạnh hơn mình gần 1 ngàn đồng mỗi năm.
Có thể nói là gần như không có tổ chức từ thiện quốc tế, hay các cơ quan phi chính phủ nào, là không mở chi nhánh tại Úc. Từ Hồng thập tự Quốc tế, Oxfam, Word Vision (tức Hoàn cầu Khải tượng) cho đến mạng lưới St Vincent de Paul của người Công giáo. Và dĩ nhiên thì nước Úc cũng có tổ chức hay cơ quan từ thiện riêng của mình, chẳng hạn như Salvation Army, tạm dịch là Đạo quân Cứu thế, với số thành viên lên đến hàng chục ngàn người, dàn trải ở mọi thành phố lớn nhỏ.
Rất nhiều người Việt, kể cả người viết, thường gọi đùa nước Úc là đất nước phước đức ở phương Nam, không phải vì quốc gia này dang tay thu nhận hàng trăm người tỵ nạn hay di dân đến từ khắp thế giới, mà là vì tấm lòng bác ái cao độ của một dân tộc, vốn là những người tù bị mẫu quốc Anh lưu đày biệt xứ. Những tù nhân chung thân khổ sai đó, đã góp máu xương và nước mắt dựng lên quốc gia này, với tất cả sự bình dị và chất phác như những nông dân Nam bộ của Việt Nam vào mấy trăm năm trước.
Không biết là có phải vì sống trên một vùng đất bao la bát ngát mà tấm lòng của người dân Úc rộng mở hơn, biết thương yêu đồng loại hơn và sẵn sàng chia xẻ những bất hạnh của người khác. Cứ nhìn vào nhiệt tình đóng góp của họ, cả về tài chánh lẫn công sức, trong các cuộc lạc quyên cứu trợ các thiên tai trong nội địa hay hải ngoại là đủ thấy tấm lòng đó.
Một trận cháy rừng thiêu rụi cả một thị trấn ở tiểu bang Victoria, khiến hàng trăm gia đình mất nhà cửa và tài sản. Ngay lập tức một cuộc lạc quyên rầm rộ diễn ra. Các đài truyền hình tư nhân và chính phủ cùng hợp tác để tổ chức một cuộc lạc quyên và truyền hình trực tiếp. Hơn 70 triệu Úc kim thu được từ đêm đó. Mọi chi phí gần như không có vì mọi đài đều móc tiền túi ra trang trải. Hàng ngàn người thiện nguyện, gồm cả ca sĩ, cầu thủ thể thao, sinh viên học sinh, nghị sĩ dân biểu và kể cả thứ trưởng bộ trưởng, thay nhau ngồi nhận điện thoại từ các mạnh thường quân gọi đến. Họ làm việc suốt đêm, chia nhau từng ly cà phê, không phân biệt già trẻ, màu da sắc tộc, tôn giáo hay lập trường chính trị.
Nhưng không chỉ có các đài truyền hình và các siêu sao. Các ngân hàng, đài truyền thanh và cộng đồng sắc tộc cũng nhập cuộc, trong đó có đài phát thanh Việt ngữ của chính phủ. Nơi nơi đều mở các cuộc lạc quyên. Chùa chiền hay giáo đường đều có các thùng lạc quyên. Những người vô gia cư, lang thang kiếm sống trên đường phố, cũng trút hết những đồng bạc ít ỏi của mình vào quỹ cứu trợ.
Không hiểu có phải đã hòa nhập hay bị nhiễm tấm lòng bác ái của dân Úc mà cộng đồng người Việt ở Úc cũng đóng góp rất nhiệt tình. Chỉ trong vụ cháy rừng ở Victoria và vụ lũ lụt mới đây ở Queensland, người Việt đã đóng góp hơn 1 triệu đồng cho mỗi vụ, cao hơn bất cứ một sắc dân nào khác. Đó là chưa kể mỗi năm, người Việt ở Úc đã quyên góp hàng trăm ngàn đồng cho các vụ cứu trợ bão lụt ở VN, giúp trẻ mồ côi, giúp thương phế binh và học sinh nghèo tại VN.
Nhưng khôngchỉ có lạc quyên để giúp các thiên tai và đồng bào bất hạnh của mình ở trong nước. Người dân Úc đã từng móc hầu bao cứu trợ cho vụ động đất và sóng thần ở Nam Dương, sau khi nhận tin là hàng trăm người đã chết. Chính phủ Úc ngay lập tức cam kết chi ra 1 tỷ Úc kim để xây dựng lại thành phố Aceh, sau đó nâng mức 1 tỷ 700 triệu, cao gấp mấy chục lần sự đóng góp của các quốc gia khác. Ngoài số tiền viện trợ đó, dân Úc đã đóng góp cả trăm triệu đồng cho các cơ quan từ thiện, chưa kể quần áo, chăn màng và lương thực được ùn ùn chở tới các kho chứa để đóng thùng rồi chuyển đi bằng các vận tải cơ quân sự hay máy bay Qantas.
Và đây chính là điều đáng khâm phục nhất vì công sức mà lực lượng thiện nguyện bỏ ra còn cao gấp nhiều lần số tiền quyên góp được và không sao tính nổi. Tinh thần tự nguyện tham gia vào các lãnh vực xã hội của người dân Úc là điều mà nhiều người đã phải kinh ngạc sau sự thành công chưa từng có của Thế vận hội Sydney năm 2000.
Thế nhưng ít người biết rằng, các đội quân cứu hỏa ở Úc gồm đa số là người thiện nguyện, trong đó có cả giới bác sĩ, công chức cao cấp hay chính khách. Cựu bộ trưởng và nay là thủ lãnh đối lập, ông Tony Abbot, là một nhân viên cứu hỏa thiện nguyện suốt mấy thập niên qua và vẫn còn tại ngũ. Không chỉ có cứu hỏa mà ở Úc còn có một đội quân cứu thương tư nhân, trang bị rất đầy đủ và cũng gồm những người thiện nguyện. Họ sẵn sàng có mặt ở những buổi lễ lạc đông người, các trận đá bóng, để cứu chữa cho những ai bị thương tích hay ngất xỉu vì trời quá nóng.
Nói một cách tóm tắt, tinh thần thiện nguyện dường như ăn sâu vào trong máu của người dân Úc. Khi nước lụt vừa rút khỏi thành phố Brisbane, hàng chục ngàn người đã tự động xách chổi đến gia nhập vào đạo quân dọn dẹp vệ sinh trên khắp các đường phố. Có những người đến từ những nơi cách đó vài trăm cây số.
Dòng máu đó đã giúp cho đất nước Úc trở thành một nơi đáng sống. Nơi mà tình người và nghĩa làm người được thể hiện một cách cao độ, mà không cần phải hô hào khẩu hiệu từ ngày này sang năm khác!
Hẹn gặp lại quý thính giả trong lá thư kỳ tới!
Đằng Phong Hầu
No comments:
Post a Comment