Ngày 28.12.2011
Lời dẫn: Không ai có thể tưởng tượng được là lịch sử VN đã đi một vòng 360 độ, từ tệ nạn cường hào ác bá và địa chủ thời thực dân phong kiến, sang tình trạng cướp đoạt ruộng vườn và phát canh thu tô của thời cộng sản. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài quan điểm dưới đây của LLDTCNTQ, có tựa đề "Các địa chủ đỏ", qua sự trình bày của anh Hải Nguyên.
Vào hai tuần trước, trên tờ báo Người Cao Tuổi có bài viết của tác giả Mạc Hồng Kỳ về một chuyện mà ông gọi "động trời" ở tỉnh Kiên Giang. Đó là chuyện hàng ngàn nông dân bị cướp đoạt ruộng đất một cách công khai, và hàng trăm quan chức biến thành những địa chủ, cho thuê đất để thu tô, y hệt như thời phong kiến.
Tác giả cho biết là chuyện động trời này kéo dài hơn 15 năm qua. Rất nhiều nạn nhân lại là thương binh liệt sĩ và các bà mẹ "VN anh hùng", tức những người đã từng đào hầm nuôi nấng cán bộ cộng sản, hay vào bưng biền chiến đấu dưới lá cờ của đảng. Một số người không chịu giao đất đã bị công an xã đánh đập, chích điện và kể cả nhốt dưới hầm. Nhưng kinh khủng nhất là bài báo cho biết tổng diện tích ruộng đất bị chiếm đoạt, là hơn 10 ngàn mẫu. Tức hơn 100 cây số vuông, gấp đôi diện tích thành phố Mỹ Tho, và xâp xỉ gần bằng thành phố Biên Hòa.
Nhưng số đất chiếm đoạt đó đã được chia cho những ai? Còn "ai trồng khoai đất này" nữa. Đó là hàng ngàn quan chức từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống xã, từ công an cho đến bộ đội, từ cơ quan nhà nước cho đến các hội đoàn quốc doanh. Có quan chức được chia đến 150 mẫu đất. Thậm chí một số phóng viên của các tờ báo lớn cũng được chia đất để tiếp tay ém nhẹm chuyện động trời này.
Điều đáng nói là nhà báo Mạc Hồng Kỳ không phải tốn công đi thu thập số liệu từ các cơ quan hữu trách. Với những dòng nước mắt rưng rưng, những ngón tay gầy guộc của nông dân chỉ lên những tấm bản đồ và đọc vanh vách tên tuổi của những quan chức hay các cơ quan nào đang là chủ nhân của những mảnh ruộng đất đã cướp đoạt của họ. Bao nhiêu miếng đất đã được sang bán để bỏ túi, và những mảnh đất nào đang được cho thuê để khai khẩn, trồng trọt và lấy xâu, tính theo đơn vị là các giạ lúa.
Như thế thì chỉ sau nửa thế kỷ, lịch sử VN quay đúng một vòng. Từ thời cường hào ác bá của chế độ thực dân phong kiến và cuối cùng về lại thời địa chủ "phát canh thu tô" của chế độ cộng sản. Điều mỉa mai là rất nhiều ruộng đất của các nông dân bất hạnh đó được chia, hay do chính họ khai khẩn và làm chủ, dưới chính sách "người cày có ruộng" của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Trong số đó có nhiều người đã đào hầm nuôi giấu cán bộ và du kích quân cộng sản trước năm 1975, nhưng bây giờ thì phải cày thuê cuốc mướn trên chính miếng đất của mình.
Hãy nghe lời than thở của bà Đinh Thị Bích 71 tuổi ở xã Bình Giang, có người chồng hy sinh cho đảng trong cuộc chiến trước năm 1975: "Đó là 7 mẫu đất mà khi chồng tôi đi 'đánh giặc', tôi dắt díu con cái vê đây chặt cây, múc đất. Năm 1996, tỉnh lấy hết và hứa sẽ giao đất khác nhưng chờ hoài không thấy. Tôi có 6 đứa con, chúng nó đang khổ quá"!
Nếu tính trung bình mỗi gia đình làm chủ 3 mẫu đất, thì có nghĩa là hơn 3 ngàn nông dân đã mất ruộng vườn kể từ 15 năm qua tại tỉnh Kiên Giang, vùng đất phát sinh ra ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và có khu từ đường đồ sộ của dòng họ ông. Nhưng chắc chắn không phải chỉ ở tỉnh Kiên Giang mới có chuyện động trời và một tầng lớp địa chủ Đỏ. Những chuyện động trời này xảy ra nhan nhản ở hầu hết các tỉnh khác suốt mấy chục năm qua, với hàng trăm ngàn người dân oan ức "đội đơn" đi kêu cứu khắp nơi, từ Sài Gòn ra đến Hà Nội.
Nhưng sẽ chẳng có ai giải quyết cho họ cả. Lý do là vì kẻ cướp đất và người nhận đơn kiện cáo đều cùng một phe và thuộc một đảng. Nếu chúng không cướp ruộng đất của dân thì làm sao có tiền xây nhà, mua xe và cho con cái đi du học? Đảng cộng sản cho phép đảng viên làm giàu, nhưng với khả năng kinh doanh "đụng đâu lỗ đó" của họ thì chỉ có cướp đất của dân rồi mang bán là mau có tiền nhất. Cũng may là cơn sốt nhà đất và lượng đầu tư ngoại quốc vào VN đang giảm mạnh trong mấy năm qua. Nếu không thì đã có thêm vài chục ngàn nông dân nữa bị mất ruộng vườn vào tay bọn tư bản đỏ.
Khoảng 10 năm trước đây, giới nông dân tỉnh Thái Bình đã vùng dậy vì không chịu nổi tệ nạn cường hào ác bá đó. Cuộc nổi dậy đã bị dập tắt một cách tàn bạo, với hàng trăm người bị giam cầm hay bị biệt tích. Ngọn lửa đấu tranh đó không thể lan sang các tỉnh khác vì hệ thống thông tin ở VN thời ấy quá lạc hậu so với bây giờ, chứ không phải vì các tỉnh kia không có tệ nạn cường hào ác bá và tầng lớp địa chủ đỏ như ở Thái Bình.
Và bây giờ thì tệ nạn này càng lộng hành dữ dội hơn, mà nếu muốn chấm dứt thì nơi nơi phải vùng dậy hay nhà nhà cùng đứng lên để đòi lại quyền sống và lẽ sống cho chính mình. Họ chỉ có thể đàn áp một Thái Bình, chứ không thể đối phó với hàng chục tỉnh thành trong cùng một lúc. Đó chính là nỗi lo sợ nhất của đảng cộng sản kể từ khi các cuộc cách mạng Hoa Nhài nổ ra.
Nhưng câu hỏi nhức nhối nhất vẫn là người dân Việt có đủ can đảm đứng lên làm một cuộc cách mạng như
LLDTCNTQ
No comments:
Post a Comment