Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Bảo Trân & Bá Cơ trình bày sau đây.
1. HẬU “PHÁO” NỘP 768 TỶ TRƯỚC GIỜ TUYÊN ÁN
Ngày 1/7,
chỉ vài giờ trước khi cái gọi là Tòa án nhân dân (TAND) Hà Nội bước vào tuyên
án sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Hậu “pháo”) – Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn –
đã bất ngờ nộp lại 768 tỷ đồng, được gọi là “khắc phục hậu quả” trong đại án vi
phạm đấu thầu và đưa – nhận hối lộ quy mô lớn.
Ông Hậu bị
cáo buộc đã chi hơn 136 tỷ đồng tiền mặt để hối lộ các cựu lãnh đạo tại Vĩnh
Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi và Vĩnh Long nhằm thao túng kết quả đấu thầu hàng
loạt dự án trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Cùng bị xét xử có 30 cựu quan chức,
nhiều người từng giữ chức chủ tịch, bí thư tỉnh ủy, giám đốc sở và trưởng ban
quản lý dự án.
Việc nộp
tiền khẩn cấp ngay trước giờ nghị án không phải ngẫu nhiên, mà là một chiến
thuật quen thuộc trong hệ thống tư pháp của chế độ cộng sản.
Trước đó,
Trịnh Văn Quyết – cựu Chủ tịch FLC – cũng nộp thừa 45 tỷ đồng trước giờ tuyên
án và được giảm hình phạt từ 21 năm xuống còn 7 năm tù giam.
2.BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN: QUAN CHỨC
CỘNG SẢN MUỐN THẾ CHỖ GIỚI GIẢI TRÍ?
Ngày 3/7,
Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh Phạm Văn Thịnh trực tiếp livestream, bán được 54 tấn
vải thiều chỉ trong 6 giờ. Báo chí quốc doanh loan tin, hoạt động này nằm trong
chuỗi giải pháp phát triển thương mại điện tử, góp phần thúc đẩy mục tiêu đạt
gần 4.000 tỷ đồng doanh thu thương mại điện tử của tỉnh trong năm 2025.
Trước đó,
một lãnh đạo địa phương khác là Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nghiêm Xuân
Cường,cũng đã tham gia phiên livestream tại Hội chợ OCOP, trực tiếp cùng bà con
bán nông sản. Một số đại biểu quốc hội đã lên tiếng ủng hộ và gọi đây là “mô
hình quảng bá sản phẩm nông nghiệp hiện đại, gần gũi với người tiêu dùng và
thúc đẩy “chính quyền kiến tạo, gần dân”.
Mô hình
“lãnh đạo bán hàng online” diễn ra trong bối cảnh nhiều ngôi sao giải trí, KOL
bị xử phạt hoặc truy cứu trách nhiệm vì lợi dụng tên tuổi để bán hàng online
sai phạm, quảng cáo quá đà, hàng giả, gian lận thương mại,..
Câu hỏi đặt
ra, liệu giới lãnh đạo, quan chức có đang dùng luật loại trừ các ngôi sao giải
trí để đích thân thế chỗ vào môi trường làm ăn béo bở này không? Như vậy, người
dân lại tiếp tục bị lừa, bị móc túi bởi một lực lượng mà họ tưởng là đáng tin
cậy hơn rất nhiều, nằm ngay trong guồng máy cầm quyền.
3.NGA CHÍNH THỨC CÔNG NHẬN CHÍNH QUYỀN TALIBAN – BƯỚC NGOẶT ĐỊA CHÍNH TRỊ MỚI
Ngày thứ Năm, Nga trở thành quốc gia đầu tiên chính thức công nhận chính quyền Taliban tại Afghanistan bằng việc chấp nhận quốc thư của đại sứ Taliban tại Moscow. Bộ Ngoại giao Nga cho biết họ sẽ mở rộng hợp tác song phương trong các lĩnh vực như an ninh, năng lượng, nông nghiệp và cơ sở hạ tầng. Việc xóa tên Taliban khỏi danh sách khủng bố vào tháng 4/2025 đã mở đường cho mối quan hệ mới giữa hai bên.
Taliban hoan nghênh quyết định này, gọi đây là “bước đi dũng cảm” và kỳ vọng các quốc gia khác sẽ nối bước. Trong khi đó, Trung Quốc, UAE, Pakistan và Uzbekistan đã bổ nhiệm đại sứ tại Kabul nhưng chưa công nhận chính thức.
Nga, từng có lịch sử xung đột kéo dài với Afghanistan, giờ xem Taliban là đồng minh chiến lược trong cuộc chiến chống khủng bố, đặc biệt sau vụ tấn công ở Moscow do ISIS-K thực hiện. Tuy nhiên, phương Tây vẫn dè dặt vì các chính sách của Taliban về quyền phụ nữ và giáo dục.
4.QUỸ KHÍ HẬU XANH GIẢI NGÂN 1,2 TỶ MỸ KIM HỖ TRỢ CÁC NƯỚC NGHÈO CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) vừa phê duyệt gói đầu tư kỷ lục 1,2 tỷ Mỹ kim cho 17 dự án nhằm hỗ trợ các quốc gia nghèo chống lại biến đổi khí hậu. Các dự án tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Phi, trong bối cảnh viện trợ toàn cầu sụt giảm vì bất ổn chính trị, đặc biệt là việc Hoa Kỳ cắt giảm tài trợ dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Gói giải ngân bao gồm 227 triệu Mỹ kim để phát triển thị trường trái phiếu xanh tại 10 nước, 200 triệu Kỹ kim cho Cơ sở tài chính xanh ở Ấn Độ nhằm thúc đẩy năng lượng sạch, và 150 triệu Mỹ kim đầu tư vào hệ thống lương thực ở Đông Phi để hỗ trợ 18 triệu người.
GCF đặt mục tiêu đẩy nhanh tiến độ triển khai bằng cách cải tổ quy trình hợp tác với các tổ chức đối tác, rút ngắn thời gian công nhận các tổ chức tiếp cận trực tiếp từ trung bình 30 tháng xuống còn dưới 9 tháng. Tổng danh mục đầu tư của GCF hiện đạt 18 tỷ Mỹ kim trên 133 quốc gia.
5. GAZA TANG THƯƠNG: 94 NGƯỜI PALESTINE THIỆT MẠNG KHI TÌM KIẾM VIỆN TRỢ
Trong hai ngày 2–3/7/2025, các cuộc không kích và nổ
súng của Israel đã khiến 94 người Palestine thiệt mạng, trong đó 45 người tử vong khi
đang cố gắng nhận viện trợ nhân đạo. Các vụ tấn công nhằm vào trại
lều, trường học và điểm phân phối thực phẩm đã gây thương vong lớn,
bao gồm nhiều phụ nữ và trẻ em.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Israel sử dụng
nạn đói như một vũ khí chiến tranh, khi hơn 500 người Palestine đã thiệt
mạng kể từ khi các điểm viện trợ mở cửa vào tháng 5. Quân đội Israel cho biết họ
bắn cảnh cáo để kiểm soát đám đông, trong khi các nhân chứng
khẳng định pháo kích và nổ súng xảy ra thường xuyên tại các điểm
phân phối do GHF và Liên Hiệp Quốc điều hành.
Israel tuyên bố đã cho phép hơn 3.000 xe tải
cứu trợ vào Gaza, nhưng con số này vẫn thấp hơn nhiều so với nhu cầu
thực tế. GHF cho biết đã cung cấp hơn 52 triệu bữa ăn, song
các nhân viên cứu trợ và người dân cho rằng hệ thống này không đủ hiệu
quả và gây nguy hiểm.
No comments:
Post a Comment