Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Hướng Dương & Thiên An trình bày sau đây.
1. AN GIANG: TRẺ VỊ THÀNH NIÊN BỊ TÙ VỚI CÁO BUỘC XÂM PHẠM LỢI ÍCH NHÀ NƯỚC
Ngày 9/7/2025, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đã tuyên 1
năm tù giam em Hồ Trọng Phúc, 17 tuổi với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức”,
theo điều 331- Bộ luật Hình sự.
Em Phúc bị cho là đã sử dụng các danh khoản facebook
cá nhân để chia sẻ, phát tán các bài viết có nội dung chống đảng, chống nhà
nước từ trang “quangminhtu’. Theo báo
lề đảng, năm 2024, Cơ quan an ninh điều tra đã thu giữ 100 trang tài liệu từ dữ
liệu điện thoại di động của Phúc có nội dung vi phạm để “xử lý” nhưng vì Phúc
là người chưa thành niên nên được tại
ngoại.
Công an cộng sản cũng cáo buộc ông Võ Văn Thanh Liêm
và bà Võ Thị Thu Ba là những người đã “chỉ đạo” em Phúc thực hiện những hành vi mà họ cho
là “chống nhà
nước”.
Ông Võ Văn Thanh Liêm, 85 tuổi, trụ trì Quang Minh Tự
và là một cựu tù nhân chính trị - tôn giáo. Ông Liêm được biết đến như là một
trong những tín đồ nổi tiếng nhất của Phật Giáo Hòa Hảo - tôn giáo bị bách hại nặng nề nhất tại
Việt Nam.
Việc bỏ tù một trẻ vị thành niên cho thấy tình trạng
nhân quyền Việt Nam ngày một đen tối, trong thời kỳ Tô Lâm cầm quyền.
2. BỘ CÔNG
AN THÂU TÓM FPT TELECOM
Ngày 16/7/2025, Bộ Công an chính thức tiếp nhận quyền
đại diện phần vốn Nhà nước tại FPT Telecom từ SCIC – đồng nghĩa với việc kiểm
soát hơn 50% cổ phần của một trong những doanh nghiệp viễn thông lớn nhất Việt
Nam. Cùng với Tập đoàn FPT nắm giữ 45,6%, toàn bộ hoạt động của FPT Telecom giờ
đây nằm trong tay các cơ quan thân chính quyền.
Việc chuyển giao được Bộ Công an và SCIC mô tả là
“chiến lược bảo vệ an ninh dữ liệu và chủ quyền số”. Đây là bước đi rõ ràng
nhằm tập trung hóa quyền kiểm soát thông tin vào tay cơ quan an ninh, phù hợp
với xu hướng siết chặt không gian mạng trong chế độ độc tài.
FPT Telecom đạt doanh thu hơn 17.600 tỷ và lợi nhuận
trước thuế gần 3.600 tỷ đồng trong năm 2024, và đặt mục tiêu phá kỷ lục với
19.900 tỷ doanh thu năm 2025. Một “con gà đẻ trứng vàng” về tài chính, giờ đây
trở thành công cụ chiến lược trong bài toán kiểm soát dữ liệu, thông tin, và
người dùng Internet.
Đây không chỉ là một thương vụ chuyển vốn, mà là một
nước đi chính trị: nắm viễn thông để kiểm soát và thao túng toàn bộ đời sống xã
hội.
3. HOA KỲ DUYỆT XÉT VIỆC CẤM SỬ DỤNG CÁP
ĐIỆN VIỄN THÔNG NGẦM CỦA TRUNG CỘNG
Ùy ban
truyền thông liên bang Hoa Kỳ (FCC)đang tiến hành xem xét việc ngăn cấm các
công ty nối kết vào các tuyến dây cáp viễn thông ngầm dưới biển được thiết kế
với kỹ thuật và dụng cụ từ Trung Quốc.
FCCviện lẽ rằng sự sử dụng các thiết bị chế tạo bởi Trung Quốc trong hệ thống nêu trên có thể là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Thêm vào đó, FCC cũng đánh giá các công ty như Hoa Vi (Huawei), Trung Hoa Điện Tín (China Telecom) và Trung Hoa Di Động (China Mobile) đều bị liệt kê vào danh sách những công ty có nguy cơ gây tác hại đến Hoa Kỳ.
Theo lời phát ngôn của FCC, Hoa Kỳ phải cảnh giác tối đa với những kỹ thuật có khả năng bị lợi dụng trong công cuộc gián điệp hay phá hoại. Hệ thống dây cáp dưới biển hiện thời chuyên chở khoảng 99 phần trăm lưu lượng thông tin toàn cầu, do đó được xem là cơ cấu hạ tầng tối trọng yếu.
4. NGA MỞ CUỘC TẤN CÔNG DỮ DỘI VÀO UKRAINE, HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG BỊ TỔN HẠI
Giữa lúc chiến sự ngày càng khốc liệt, quân đội Nga vừa thực hiện một cuộc oanh kích lớn bằng hàng trăm máy bay không người lái nhằm vào các thành phố trọng yếu của Ukraine, khiến cơ sở hạ tầng năng lượng bị tê liệt trên nhiều địa điểm.
Theo tin từ Bộ Không quân Ukraine, khoảng 400 phi cơ không người lái cùng một hỏa tiễn loại đạn đạo đã được phóng đi trong đêm, nhắm vào các thành phố như Kharkiv, Kryvyi Rih và Vinnytsia. Vụ tấn oanh kích này khiến ít nhất 15 cư dân bị thương, trong số đó có một thiếu niên 17 tuổi tại Kryvyi Rih đang trong tình trạng nguy kịch.
Một phần lớn số drone bị lực lượng phòng
không Ukraine bắn hạ, tuy nhiên vẫn có 57 chiếc cùng một hỏa tiễn xuyên thủng hệ thống phòng thủ và gây tổn thất nặng nề tại 12
địa điểm khác
nhau.
Tổng thống Volodymyr Zelenskyy lên tiếng yêu cầu sự yểm trợ khẩn cấp từ quốc tế, nhất là các loại vũ khí phòng không và phi cơ tiêm kích để đối phó với chiến lược tấn công dai dẳng từ phía Nga. Chính phủ Ukraine cũng đang nỗ lực tái lập nguồn điện và nước sinh hoạt cho cư dân các vùng bị ảnh hưởng.
5. ISRAEL MỞ CUỘC OANH KÍCH DỮ DỘI VÀO DAMASCUS, TUYÊN BỐ BẢO VỆ ĐỒNG BÀO DRUZE
Israel vừa thực hiện một loạt phi vụ oanh kích vào trung tâm thủ đô Damascus, đánh trúng Bộ Quốc phòng Syria cùng khu vực gần phủ Tổng thống, với lý do bảo vệ cộng đồng Druze tại miền Nam Syria.
Theo nguồn tin từ quân đội Israel, các phi cơ đã nhắm vào trụ sở Bộ Tổng Tham Mưu của quân đội Syria, nơi được cho là trung tâm điều động lực lượng đến vùng Sweida — nơi đang xảy ra giao tranh ác liệt giữa các toán dân quân Druze và lực lượng chính phủ. Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Israel Katz, tuyên bố rằng “những đòn đau đã bắt đầu” và cam kết sẽ tiếp tục hành động cho đến khi quân đội Syria triệt thoái khỏi khu vực.
Tại Damascus, các ký giả ghi nhận tiếng phi cơ gầm rú và những tiếng nổ lớn vang dội giữa trưa, khói đen bốc lên từ khu vực Bộ Quốc phòng
Tình hình tại Sweida đang trở nên nghiêm trọng, với hơn 250 người thiệt mạng trong tuần qua, theo Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria. Các cuộc giao tranh giữa dân quân Druze và các nhóm vũ trang Bedouin đã khiến chính quyền Syria phải điều động quân đội, dẫn đến xung đột trực tiếp với lực lượng Druze.
No comments:
Post a Comment