Thưa quý thính giả, trong một thể chế dân chủ nhiệm vụ của chính quyền là điều hành quốc gia, cải thiện đời sống của người dân, bảo vệ bờ cõi v.v… Nhưng ở VN thì khác, khi có quyền lực trong thay thì bọn cầm quyền giành mọi tâm trí, ngân sách để triệt tiêu đối thủ, gây ảnh hưởng để tranh giành quyền lợi chớ không hề thực thi những nhiệm vụ của một người lãnh đạo xã hội. Trong tiết mục CNNM hôm nay, mời quý thính giả theo dõi bài viết của tác giả Trà My với tựa đề “10,000 dư luận viên số: Nước cờ định đoạt với phe quân đội của Tô Lâm?”, đăng trên bào Sài Gòn Nhỏ, sẽ do Ngọc Sương trình bày sau đây.
Ngày 9 Tháng Bảy 2025, Bộ Công an đã công bố chương trình đào tạo 10.000
“dư luận viên số” sử dụng trí tuệ nhân tạo, kỹ năng tác chiến không gian mạng
nhằm “phản bác thông tin xấu độc” trên mạng xã hội.
Đây là, một bước đi chiến lược mang dấu ấn cá nhân của Tổng Bí thư Tô Lâm,
dưới vỏ bọc “bảo vệ an ninh mạng” để thực hiện tham vọng kiểm soát toàn diện
không gian tư tưởng, một lĩnh vực lâu nay là nhiệm vụ chính và “chủ lực” của
phe Quân đội.
Theo giới quan sát, đây là chiêu thức “lấy độc trị độc”, mà ông Tô Lâm sử
dụng chính phương thức tác chiến tư tưởng kiểu quân đội nhằm vô hiệu hóa ảnh
hưởng của Quân đội trong lĩnh vực quản lý tư tưởng và tuyên giáo.
Với mục đích, để giành thế chủ động về vấn đề tư tưởng, truyền thông và dư
luận xã hội. Đây, là 3 yếu tố sống còn cho bất kỳ nhà lãnh đạo nào muốn duy trì
quyền lực tuyệt đối trong Đảng CSVN.
Điều đặc biệt nằm ở chỗ, đây vốn là lĩnh vực “độc quyền” thuộc về Bộ Quốc
phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương và hệ thống chính trị tư tưởng của Tổng Cục
Chính trị Bộ Quốc phòng.
Tức là, Bộ Công an đang hình thành một hệ sinh thái kiểm soát thông tin
toàn diện cả không gian mạng lẫn mặt trận tư tưởng.
Điều đó cũng có nghĩa là phe Quân đội đã bị phe Công An giành mất “vùng
cấm”, kể từ năm 2014, lực lượng Dư luận viên trực thuộc Tổng cục Chính trị Quân
đội đã đóng vai trò kiểm soát tư tưởng trên không gian mạng.
Lực lượng Dư Luận Viên không chỉ “phản bác” các thông tin sai lệch, mà còn
thao túng dư luận, đánh sập các luồng ý kiến trái chiều, và đặc biệt ngăn cản
các xu hướng đi chệch với con đường Xã hội Chủ nghĩa.
Như vụ lực lượng tác chiến không gian mạng của Bộ Quốc phòng năm 2023, nhằm
vào Đại học Fulbright Việt Nam – một biểu tượng của mối quan hệ Việt – Mỹ để
tấn công ông Tô Lâm.
Vụ việc đó đã cho thấy, phe Quân đội mới là lực lượng quyết định cho ai
được phép nói gì, và với mục đích gì trong lĩnh vực chính trị tư tưởng của
Đảng, kể cả Tổng Bí thư Tô Lâm.
Chính vì vậy, việc ông Tô Lâm quyết định cho Bộ Công an xây dựng lực lượng
“dư luận viên” cho riêng mình, có thể hiểu như một cú “phản đòn” chính trị nhằm
tước quyền kiểm soát không gian tư tưởng từ tay phe Quân đội.
Theo giới phân tích quốc tế, với quy mô lên đến 10.000 nhân sự, có chỉ huy
thống nhất, thì không thể coi đây chỉ là một nhánh phụ của hệ thống tuyên
truyền hiện có của Đảng CSVN.
Bản chất của hành động này là việc tái cấu trúc quyền lực “chính trị tư
tưởng” thay vì để phe Quân đội nắm độc quyền mặt trận này, thì giờ đây phe Công
an trực tiếp tham gia chỉ đạo mặt trận chính trị tư tưởng.
Điều này đã cho thấy, Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu chủ động “đánh chiếm” lĩnh
vực tư tưởng – vốn là một lãnh địa cuối cùng mà Quân đội còn giữ được vai trò
áp đảo.
Đây là một đòn chiến lược trong ván cờ quyền lực của ông Tô Lâm trước Đại
hội đảng lần thứ 14. Việc Tổng Bí thư Tô Lâm đẩy mạnh chi phối không gian tư
tưởng càng cho thấy rõ chiến lược bẻ gãy “đối trọng” Quân đội từ bên trong.
Không cần đối đầu trực diện, ông Tô Lâm đang làm xói mòn ảnh hưởng của Quân
đội bằng cách sao chép công cụ kiểm soát của Bộ Quốc phòng, rồi cải tiến nó để
đưa vào hệ thống Công an – một lực lượng vốn trung thành tuyệt đối với cá nhân
ông Tô Lâm.
Về mặt chính trị, đây là bước tiến khôn ngoan, mà ông Tô Lâm không cần cải
cách hệ thống, nhưng đang tạo ra một cơ quan song song quản lý lĩnh vực tư
tưởng, do Bộ Công an vận hành.
Đây, là một phần trong chiến lược thâu tóm quyền lực toàn diện của Tổng Bí
thư Tô Lâm, và một khi kiểm soát cả lĩnh vực an ninh chính trị – tư tưởng lẫn
pháp luật, thì việc hoàn thiện quyền lực tuyệt đối chỉ là vấn đề thời gian.
No comments:
Post a Comment