Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua
Bảo Trân: Thưa anh Hướng Dương, Kỹ sư Trần văn Bang đã bị chuyển trại và sức khỏe đang suy sụp xin anh cho biết thêm về tình trạng của ông.
Hướng Dương: Thưa chị và quý thính giả, Sức khỏe của kỹ sư Trần Văn Bang (còn gọi là Trần
Bang) đang ngày một xuống dốc, đặc biệt kể từ khi ông bị chuyển đến Trại giam
Bố Lá (Bình Dương) từ cuối Tháng Chín vừa rồi.
Điều 48 của Luật thi hành án hình
sự quy định, tù nhân được ở theo buồng giam tập thể và chỗ nằm tối thiểu của
mỗi tù nhân là hai mét vuông. Tuy nhiên, ông Bang bị giam chung với khoảng 90
tù nhân khác và chỗ nằm chỉ rộng tối đa 60 cm chiều ngang. Điều kiện giam giữ
chật chội, hà khắc nên ông Bang không thể ngủ. Người nhà cho hay, ông giảm đi
10 kg so với lần thăm gặp tháng trước. Ông bị các chứng bệnh như viêm họng,
nghẹt mũi, đau đầu, da ngứa, nhức xương khớp, khô mắt, mắt mờ, và khối u ở dưới
bụng vẫn hành hạ ông. Người nhà cho hay, trại giam không cung cấp thuốc men cho
ông và việc mua đồ ăn trong tù cũng bị hạn chế khiến ông càng thiếu dinh dưỡng.
Ông Trần Bang, 62 tuổi và là một
cựu chiến binh từng tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc chống Tàu cộng năm 1979.
Ông bị bắt đầu tháng 3/2022, sau đó bị kết án 8 năm tù giam, 3 năm quản chế với
cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”
Trong một diễn biến khác, ông Bùi
Tuấn Lâm (còn có biệt danh “Thánh rắc hành”) vừa bị chuyển từ nhà tù tại Đà
Nẵng tới nhà tù Xuân Lộc (Đồng Nai). Xin lưu ý là hơn hai tháng sau phiên xử
phúc thẩm, ông Lâm không được gặp gia đình theo luật định.
Bảo
Trân: Hiện nay bạo quyền cs VN
đã đối xử tàn bạo đối với các TNLT như ông Trịnh Bá Phương và gia đình ông, anh
có thể cho quý thính giả đài phát thanh ĐLSN biết thêm chi tiết về việc này
không, thưa anh?
Hướng
Dương: Vâng, thưa chị, vào lúc
này Đài Quan
sát Bảo vệ Người hoạt động Nhân quyền, một liên minh của Liên đoàn Nhân quyền
Quốc tế, vừa đưa ra thông báo lên án bạo quyền VN về việc đánh đập và trừng
phạt tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương, cũng như đối xử tàn tệ mẹ và em trai
ông từ năm 2020.
Trong thỉnh nguyện thư công bố vào ngày 25/10,
đài Quan sát yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải chấm dứt mọi biện pháp trừng
phạt đối với ba nhà đấu tranh nói trên, trả tự do cho họ ngay lập tức và vô
điều kiện.
Lời kêu gọi được đưa ra hơn một tháng sau khi
ông Trịnh Bá Phương, người đang thọ án
tù 10 năm với cáo buộc “tuyên
truyền chống nhà nước” tại trại tù An Điềm tỉnh Quảng Nam, bị đánh đập và sau
đó bị biệt giam cùm chân trong 10 ngày, từ ngày 9/9 đến ngày 19/9.
Cần biết là vào ngày 9/9, ông Phương cùng hai
người tù khác là Trương Văn Dũng và Phan Công Hải biểu tình phản đối việc bị
đối xử vô nhân đạo trong trại giam. Sau đó, họ bị đám cai tù đánh đập, ông
Phương và ông Hải còn bị đưa đi kỷ luật cùm chân trong 10 ngày.
Đài Quan sát lên án mạnh mẽ hình phạt kỷ luật
đối với ông Phương và hai bạn tù của ông, đồng thời nhắc lại rằng đây không
phải là lần đầu tiên ông Phương bị ngược đãi và tra tấn. Hơn nữa, em trai ông
là Trịnh Bá Tư cũng đã nhiều lần bị kỷ luật biệt giam, đánh đập, cùm chân và
lao động khổ sai trong khi thọ án tù 8 năm với cùng cáo buộc tại trại tù số 6 ở
Nghệ An.
Đài Quan sát bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước
việc bị tra tấn và ngược đãi mà cả ba người trong một gia đình phải đối mặt
trong trại giam. Ông Andrea Giorgetta, giám đốc chi nhánh Á châu của Liên đoàn
Nhân quyền Quốc tế, khẳng định là hình phạt tra tấn mà ông Trịnh Bá Phương phải
gánh chịu là điều kiện hà khắc của các nhà tù ở VN.
Bảo
Trân: Qua vụ dân
chúng phản đối ầm ỹ dự án cảng Long Sơn ở Thanh Hóa, anh có biết gì thêm diễn
biến này không, thưa anh?
Hướng
Dương: Bất
chấp sự truy tố của công an vào hai ngày trước đây, hàng trăm người dân xã Hải
Hà ở tỉnh Thanh Hóa vẫn tiếp tục biểu tình phản đối dự án xây cảng container
Long Sơn.
Cần biết là vào chiều ngày 23/10, công an
thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ban hành quyết định truy tố, coi việc biểu
tình của khoảng 300 người dân xã Hải Hà vào sáng cùng ngày là hành vi cản trở,
gây kẹt nghẽn giao thông nghiêm trọng kéo dài 1 cây số trên tỉnh lộ 513.
Quyết định này có thể dẫn đến việc truy tố
đối với những người phản đối dự án. Theo một số người trực tiếp tham gia vào cuộc
biểu tình, lực lượng an ninh địa phương đã quay phim, chụp hình và thu thập
thông tin về những người tham gia biểu tình.
Tuy nhiên trong hai ngày 24 và 25/10, người
dân xã Hải Hà vẫn tiếp tục biểu tình tại khu vực xây dựng của công ty Long Sơn
nhằm ngăn cản việc này.
Xã Hải Hà có gần 3 ngàn gia đình hộ dân với
11 ngàn người, đa số làm nghề đánh bắt tép. Đối với ngư dân, khu vực ven biển rất
quan trọng cho cuộc sống mưu sinh, là nơi người dân đánh bắt hải sản và neo đậu
tàu thuyền. Khoảng 500 gia đình ở đây đều có thuyền riêng và đồng ý đều đi biểu
tình.
No comments:
Post a Comment