Sau 7 ngày hội họp, Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XIII đã bế mạc vào ngày 8/10/2023, nhưng mãi đến ngày 20/10 báo chí lề đảng mới loan tin thành lập 5 tiểu ban để chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ XIV.
Mời quý thính giả theo dõi bài Quan điểm của LLCQ với tựa
đề “Tại
sao Nguyễn Phú Trọng muốn nắm quyền lực thêm một nhiệm kỳ nữa?” qua giọng đọc của HẢI NGUYÊN để chấm dứt chương trình phát
thanh tối hôm nay.
Thưa quý thính giả,
Ngày 20/10 vừa qua, Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa
XIII họp lần thứ 8, ra thông báo kết quả Hội nghị sau 7 ngày làm việc từ 2/10/2023
tại Hà Nội. Tiếp theo là guồng máy tuyên truyền của đảng đồng loạt đưa tin thành
lập 5 tiểu ban gồm: Tiểu ban Văn kiện, Tiểu ban Kinh tế - Xã
hội, Tiểu ban Nhân sự, Tiểu ban Điều lệ Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội và Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng làm “Trưởng tiểu
ban Nhân Sự” và “Trưởng tiểu ban Văn
Kiện” để chuẩn bị cho Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XIV, dự trù sẽ
được biểu quyết thông qua ở Đại Hội Đảng vào đầu năm 2026. Như vậy là Nguyễn
Phú Trọng tiếp tục giữ quyền lực và ôm trọn quyền chia chác các vị trí chóp bu
trong Đại hội Đảng kỳ tới.
Điều
này xảy ra đúng theo nhận định của Giáo sư Zachary Abuza thuộc Học viện US
National War College ở Washington, Hoa Kỳ, viết trên tạp chí Nikkei của Nhật hồi
tháng 6. Vị giáo sư này cho rằng, các chuyện đấu đá trong nội bộ đảng CSVN vẫn
liên tục và ngấm ngầm diễn ra. Nó sẽ tiếp tục gia tăng hơn nữa trong thời gian
gần đến ngày đại hội đảng, phe nhóm của Nguyễn
Phú Trọng sẽ không “chơi công khai” đối với phe đối thủ cho tới khi đại hội. Và
tấm bình phong quen thuộc dùng để triệt hạ các phe nhóm khác là trò “chống tham
nhũng”.
Báo chí trong nước đăng tải lời phát biểu bế mạc Hội nghị
ngày 8 tháng 10, Nguyễn Phú Trọng lập lại lời nhắc nhở “nếu phát hiện cán bộ có sai phạm, không đủ tiêu chuẩn và điều kiện, phải
kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch”.
Thật ra, các cán bộ tham nhũng bị phát hiện chỉ là “những đồng chí ở khác phe bị bại lộ, hoặc
ăn mà không chia cho ông Tổng”. Các đại án bị phanh phui như “Kít xét nghiệm Covid-19” và “Chuyến bay giải cứu” có bị lộ tẩy và bị
phơi bày, thì người dân mới biết hàng loạt quan chức cao cấp trong đảng cấu kết
ăn chia. Như vậy mà Nguyễn Phú Trọng lại khoe cái chế độ độc tài, đầy dẫy tham
nhũng tại Việt Nam do ông cầm đầu là “ưu
việt nhất trong thời đại bây giờ”.
Câu tuyên bố láo khoét này đã làm “dậy sóng” trên các trang mạng
xã hội, hàng ngàn lời mỉa mai, nguyền rủa, xem đó là lời tuyên truyền ngạo mạn
của kẻ đại bịp.
Cần nhắc lại vào đầu năm 2021, tại Đại hội Ban chấp hành
Trung ương Đảng CSVN khóa XIII, mặc dù do Nguyễn Phú Trọng giới thiệu, nhưng
chính phe nhóm của ông và ông không để Trần Quốc Vượng lên thay, vì vậy ông ngồi
thêm nhiệm kỳ thứ 3.
Trần Quốc Vượng khi đó là Thường trực Ban Bí Thư, một người bảo
thủ lại là tay chân cật ruột của Nguyễn Phú Trọng, không những không đủ phiếu bầu
làm Tổng Bí Thư mà còn bị văng ra khỏi Trung Ương Đảng và bị buộc phải về hưu.
Giờ đây, tuy làm chủ cuộc chơi, nhưng ông Trọng phải đối mặt với nhiều đợt
sóng ngầm trong nội bộ. Lý do là vì, các chân ghế cũng lần lượt đang bị rung lắc
dữ dội. Trước hết là Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ vốn được cho là 2 nhân vật có thế lực trong cuộc đua chiếm ghế Tổng Bí Thư. Các chính khách được đồn đoán sẽ ngồi vào ghế lãnh đạo tối cao của đảng sẽ
là kết quả so kè giữa Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ. Nhưng đến
nay, ngay đến cả tin đồn Nguyễn Phú Trọng sẽ “rút lui khỏi chính
trường” cũng
là tin vịt.
Nguyễn Phú Trọng
nhiều lần
kêu gọi dứt điểm các vụ án lớn, nhưng với tư cách Tổng Bí Thư, ông có trách nhiệm không thể chối bỏ, vì xét về mặt tổ chức của chế độ độc tài
toàn trị, Tổng Bí Thư là người đứng đầu chỉ huy toàn bộ công việc. Có thể ví ông Trọng như một kiến trúc sư vẽ họa đồ căn nhà, các thợ xây (Ban nghành và các Bộ
trong chính phủ) chỉ thực hiện theo họa đồ do ông đề ra. Như vậy, trong các vụ tham nhũng từ trên xuống dưới, từ trung ương tới các địa phương, Nguyễn
Phú Trọng nếu không phải là thủ phạm thì ít ra ông cũng là tòng phạm.
Không ai tin rằng, Nguyễn Phú Trọng năm nay 79 tuổi, chân đi
khập khễnh, đầy bệnh tật, sắp “qua đời” lại tiếp tục ôm trọn quyền hành, đạo diễn
một lần nữa để ngồi lại ghế Tổng Bí Thư. Lý do là Nguyễn Phú Trọng sợ rằng, khi
không còn là Tổng Bí Thư, ông sẽ bị đàn em hoặc phe nhóm khác bắt “làm củi” đưa
vào lò lửa do chính mình bày ra. Và nếu có chết trong khi đang giữ chức vụ Tổng
Bí Thư thì ông là người hùng, còn hơn lúc bị hạ bệ, bị lôi cổ ra tòa kết án thì
ông sẽ trở thành một tội đồ của dân tộc.
Xin cám ơn quý thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
No comments:
Post a Comment