Độc tài toàn trị là tự cho mình quyền lãnh đạo, bất cần dân. Đảng CSVN tự ban phát cho mình quyền lãnh đạo qua điều 4 hiến pháp. Chính vì thế chế độ CSVN là một chế độ độc tài toàn trị.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình
Luận của Phạm Trần với tựa đề: “Ai chọn Đảng cộng sản lãnh đạo?” sẽ được Nguyên
Khải trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Phạm Trần
Nguyễn Phú Trọng nói : "Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội".
Cả Cương lĩnh "xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" (Bổ sung, phát triển năm 2011),
và Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã viết như thế để hợp
pháp hóa vai trò "tự biên, tự diễn" lãnh đạo của mình.
Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam có mặt trên đất nước năm 1930, chưa có cuộc bầu cử tự do nào được tổ chức để trao quyền lãnh đạo cho đảng. Kể cả việc đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng xây dựng đất nước cũng do Đảng tự tung tự tác. Tuyệt đối không có ý kiến của dân.
Như vậy rõ ràng Đảng đã áp đạt thể chế chính trị lên đầu dân để cai trị theo ý muốn của mình. Đó là độc tài và độc đảng.
Ấy thế mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nghênh ngang viết : "Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng cộng sản và nhân dân Việt Nam ; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam" (trích bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", ngày 16/05/2021).
Với câu viết này, ông Trọng muốn lấy lý tưởng "chủ nghĩa xã hội" của Đảng gán cho nhân dân để đồng hóa Đảng với dân.
Trong thưc tế, người dân vẫn không được tự do ứng cử và bầu cử ; không có tự do tư tưởng, ngôn luận, lập hội, đình công và biểu tình như quy định trong Điều 25 Hiến pháp năm 2013 dưới đây :
"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".
Trong thực tế, Đảng cấm không cho tư nhân ra báo và lập đảng chính trị. Đảng độc quyền dư luận và kiểm soát tư tưởng. Đảng bỏ tù những ai dám đòi dân chủ và tự do. Tuy Đảng không cấm tôn giáo, tín ngường nhưng dùng mọi biện pháp và luật lệ để xâm nhập và kiểm soát người theo đạo và hành đạo.
Đảng cũng đã phân biệt đối xử, chèn ép và gây khó khăn cho các tổ chức tôn giáo không chịu đặt dưới quyền kiểm soát của hệ thống của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị ngoại vi của đảng.
Trong khi đó, tình hình nhân quyền tiếp tục tồi tệ ở Việt Nam trong năm 2022, theo đánh giá của tổ chức Theo dõi Quyền con người (Human Rights Watch - HRW). Báo cáo phổ biến ngày 12/01/2022 của HRW viết : "Chính quyền Việt Nam đã gia tăng đàn áp tới các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước. Tình trạng đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do biểu đạt, lập hội, nhóm họp ôn hòa, tự do đi lại và tự do tôn giáo vẫn tiếp diễn không hề thuyên giảm.”
Việt Nam luôn luôn cho rẳng những tố cáo của
cá nhân và các tổ chức nhân quyền quốc tế là "âm mưu "diễn biến hòa
bình" ở Việt Nam, chống phá Đảng và chế độ, đòi thực hiện đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập". Hay là : "Ở Việt Nam không có tù nhân chính trị
mà chỉ có những người vi phạm luật pháp bị giam giữ".
Ông Trọng là người nổi tiếng bảo thủ, giáo điều và là đệ tử trung thành của chủ nghĩa Mác-Lênin. Do đó, ông viết : "Đảng ta kiên trì lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản".
Theo giải thích của Đảng thì : "Tập
trung dân chủ là tự do trong thảo luận nhưng thống nhất trong hành động".
Nói cách khác là "có thể bất đồng ý kiến khi thảo luận, nhưng khi đã biểu
quyết thì thiểu số phải phục tùng đa số". Suy rộng ra, có thể có bất đồng
ý trong phòng họp, nhưng ra khỏi phòng họp mọi người phải làm theo quyết định
chung.
Tuy nhiên "công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng", phát động từ khi ông Trọng lên cầm quyền năm 2011, không đạt mục tiêu. Ngược lại tình trạng "suy thoái tư tưởng chính trị đảng và đạo đức lối sống" của đảng viên đã tới mức báo động, đe dọa sự sống còn của đảng và cả hệ thống chính trị.
Số đảng viên "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong Đảng không xẩy ra ở phạm vi hẹp mà đã lan sang quân đội và lực lượng công an.
Nguyên do, dưới mắt Đảng, là "do những thiếu sót trong công tác cán bộ khi tuyển chọn, bổ nhiệm và các mặt trái của nền kinh tế thị trường" đã tạo cơ hội cho đảng viên tham nhũng, thoái hóa.
Vậy mà ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn tự hào khoe : "Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng : Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay" (Bài viết ngày 16/05/2021).
Ông Trọng "nói vậy mà không phải vậy" vì tình trạng "tiêu cực", gốc của tham nhũng, đã ăn sâu bám rễ trong những "lãnh đạo chủ chốt" khiến tình hình "mỗi ngày một phức tạp và tinh vi". Số đảng viên "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và suy thoái đạo đức lối sống đã từ "một số" đã tăng lên "một số không nhỏ" trong tổng số hơn 5 triệu đảng viên.
Tuy nhiên, là người đứng đầu nhưng chưa bao giờ ông Trọng chịu trách nhiệm trước Đảng và trước nhân dân về những thất bại của Đảng do ông lãnh đạo.
Bằng chứng của tính chây lỳ ngồi lại, sau khi đã làm xong 2 nhiệm kỳ, xẩy ra vào ngày 01/02/2021 khi ông Nguyễn Phú Trọng "được yêu cầu" tiếp tục giữ chức vụ Tổng bí thư (lần thứ ba) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Đây là trường hợp ngoại lệ vì Điều lệ đảng chỉ cho phép Tổng bí thư giữ chức vụ không quá 2 nhiệm kỳ 10 năm. Nhưng vấn đề là không ai cho phép đảng tự tung tự tác như thế để cai trị mà không có ý kiến dân.
Vai trò lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng cũng vậy. Không người dân nào đã bầu cho ông Trọng lên làm lãnh đạo trên cả đất nước. Ngược lại ông chỉ được bầu bởi 200 "cán bộ nguồn", tức những cấp lãnh đạo "cccc" (con cháu các cụ) hat "cocc" (con ông cháu cha) trong Trung ương đảng.
Như vậy, nói rằng ông Nguyễn Phú Trọng là
"lãnh đạo của khối ngót 100 triệu dân" là điều sai trái, không đứng sự
thực.
No comments:
Post a Comment