Ô nhiễm môi trường là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe của người
dân nhưng bạo quyền cs thì chỉ biết thu gom tiền bạc từ bất cứ nơi nào khi có
thể, còn dân chúng thì “sống chết mặc bay” cho dù dân phải đóng thuế để nuôi chúng.
Ông Tư Sài Gòn
Chẳng biết trên thế giới có thủ đô
nào giống như Hà Nội không, khi chỉ mới sáng sớm, những người đi bộ, chạy bộ
ngoài đường đã phải hít thở,… hít thở… (1, 2, 3, 4,…) toàn mùi rác.
Không cần tìm kiếm họ cũng biết cái
mùi đặc trưng của đủ loại thức ăn ôi, thiu xuất phát từ đâu, vì ngay dưới chân
họ là cả chục bọc nylon rác, quay sang phải gặp rác, quay sang trái cũng gặp
rác. Thậm chí họ còn có thể thấy một bà “vô tư” đổ hẳn một bao rác đầy xuống
đường, rồi cầm bao về để ngày mai có cái đựng rác mang đi đổ.
Cũng vì thế, nhiều con đường ở Hà
Nội trở thành những bãi rác (tự phát) từ hồi nào. Hỏi người dân gần mấy đống
rác đó, họ nói chỉ cần người đi đường ném một bịch rác nhỏ trước cửa nhà họ vào
buổi tối, thì sáng hôm sau nó sẽ trở thành một đống rác.
Thế nên, dân Hà Nội (từ đường lớn
đến ngóc ngách nhỏ) chỉ còn cách tập làm quen với mùi rác. Mà nghĩ cho cùng, họ
phải quen mùi rác thối, vì có chửi bới người vứt rác bậy cũng chẳng ai nghe, mà
có nghe thì người ta cũng chọn cách bĩu môi im lặng chịu đựng, kiểu như “bả làm
như thanh cao lắm, tôi chính mắt thấy bả vứt một bao rác to tổ bố ở góc đường.
Ai chả vứt mà cứ la toáng lên”.
Họ phải quen mùi rác vì cách giải
quyết rác của chính quyền rất hời hợt, kiểu như “đánh trống bỏ dùi”.
Một buổi sáng Chủ Nhật, phường cho
công an, tự vệ xuống kiểm tra, vận động người dân dọn dẹp khu phố, rồi cắm cái
băng rôn to tổ bố, màu đỏ chói: “UBND phường CẤM ĐỔ RÁC”. Nhưng chỉ sáng hôm
sau thôi, một đống rác mới bốc mùi ngay dưới tấm băng rôn cấm đổ rác.
“Được đằng chân, lân đằng đầu”, thời
gian sau không chỉ có rác sinh hoạt, mà bất cứ thứ gì hư hỏng, người dân đều
“canh me” ban đêm mang ra vứt ở bất cứ bãi rác nào bên vệ đường. Thế nên, người
ta còn thấy ở đấy một sái ghế sofa rách bươm, một cái tủ gỗ mất cánh cửa, gãy
một chân, hay cả một chiếc nệm ố vàng một vùng như thấm nước tiểu từ năm này
qua năm khác,…
Chính quyền “vô sản” phường không
chịu thua đám vứt rác, cho in luôn một tấm bảng kẽm lớn, ghi rõ “KHU VỰC CẤM ĐỔ
RÁC THẢI, PHẾ THẢI XÂY DỰNG”, với quy định phạt thật nặng hành vi đổ rác nếu bị
phát hiện:
-Phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu
đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác tại nơi công cộng.
-Phạt tiền từ 5 triệu đến 7 triệu
đối với hành vi vứt, thải rác trên vỉa hè, đường phố.
Nghe đâu lúc đầu, công an phường cử
đám thanh niên tự vệ vô công rỗi nghề “canh me” bắt người đổ rác. Nhưng chúng
cũng chỉ dạo qua bãi rác một ngày đôi ba lần cho có, rồi rủ nhau tụ tập chơi
tiến lên ăn tiền ở cái chốt dân phòng gần đó.
Cờ bạc thì có ăn có thua, đứa ăn thì
vui mừng, đứa thua thì mặt mày méo xẹo, tìm cách kiếm tiền để gỡ. Nghe đâu mấy
đứa thua tìm cách kiếm tiền gỡ, bèn đến bãi rác (tự phát) canh bắt người đổ
rác, rồi làm tiền trắng trợn: “Đóng phạt tại chỗ thì 1 triệu, đi về phường thì
3 triệu. Chọn cái nào?”
Thế là chúng lại có tiền chơi bài
tiếp. Thời gian sau bãi rác cứ ngày một lớn tràn vào chốt dân phòng luôn, thì
đám thanh niên này mới dời sòng bài đi nơi khác. Đứa nào thua bài tự biết về
đây kiếm tiền.
Phường xã nào ở Hà Nội cũng có vài
đống rác như vậy, nên nghe đâu có một công ty sản xuất nước hoa đến thủ đô khảo
sát thị trường cho biết, họ đang nghiên cứu sản xuất một loại nước hoa mới, có
mùi giông giống mùi bãi rác, để phục vụ riêng cho đám cán bộ phường xã – những
người ngửi mùi rác không thấy hôi thối nên chẳng cần dọn dẹp cho dân nhờ.
Nếu đúng vậy thì khổ cho dân “thổ đu” rồi!
No comments:
Post a Comment