Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Mỹ Linh & Đồng Tâm trình bày sau đây.
1)CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÀN ÁP CẢ NGƯỜI ĐẤU TRANH LƯU VONG
Trong báo cáo
mang tên “Bảo vệ dân chủ trong khi lưu vong/Defending Democracy
in Exile” công bố ngày 2/6, tổ chức nhân quyền Freedom House tuyên bố Việt Nam là một trong số các quốc gia độc tài thực hiện đàn
áp xuyên
quốc gia, nhằm bịt miệng người đấu tranh ngay
cả khi họ đã rời quê hương.
Báo cáo
dài 48 trang được xuất bản trực tuyến, tổng hợp việc đàn áp xuyên quốc gia trong 4 năm qua thông qua nhiều câu
chuyện của những người đã từng bị chính quyền của nước mình nhắm tới sau khi
xuất cảnh và sống lưu vong ở quốc gia khác.
Báo cáo
nhắc đến việc tổ chức Sáng kiến Thể hiện Lương tâm Người Việt
Hải ngoại
(VOICE), bị tấn công mạng nhiều lần trong
khi cựu nhân viên và tình nguyện viên bị quấy rối, bị cấm xuất cảnh hoặc bị tịch thu hộ chiếu khi họ quay trở lại Việt Nam chỉ vì tổ chức này báo cáo vi phạm nhân quyền của chính
phủ lên các cơ chế nhân quyền Liên Hiệp quốc.
Một trường hợp mà báo cáo nhắc đến là mục sư A Ga, người đã tị
nạn ở Hoa Kỳ nhưng vẫn nhận được tin nhắn đe dọa qua Facebook mà ông nghi ngờ là quan chức Việt Nam, trong đó đề
cập đến khả năng bắt cóc ông như trường hợp ở Berlin.
Bằng báo cáo này, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ đưa ra lời cảnh báo việc đàn áp xuyên quốc gia đe doạ tự do toàn cầu.
2) TNLT LÊ TRỌNG HÙNG BỊ ĐÀY ĐI XA NHÀ
350 KM
Tù nhân lương tâm Lê Trọng
Hùng, người bị kết án 5 năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”
cuối năm ngoái, bị chuyển đi thi hành án cách xa nhà khoảng 350 km cho dù ông có vợ khiếm thị và hai con nhỏ.
Ông Hùng bị chuyển từ Trại tạm
giam số 1 của Công an Hà Nội đến Trại giam số 6, tỉnh Nghệ An hôm 25/5. Gia đình không được thông báo về việc chuyển nơi giam giữ,
và chỉ được biết khi đến Trại tạm giam số 1 ở Từ Liêm, Hà Nội nhằm tiếp tế cho
ông vào ngày 1/6. Vợ ông còn nói khoảng
thời gian ông bị chuyển đi thì công an Hà Nội còn cử người đến canh gác nơi ở
của gia đình và hù dọa họ.
Ông Lê Trọng Hùng, sinh năm
1979, là cựu giáo viên, được nhiều người biết đến sau khi tham gia làm báo độc
lập. Ông tham gia phát sóng trực tiếp chương trình có tên CHTV trên mạng xã hội
Facebook và YouTube với nội dung chủ yếu là phản biện chính sách, và tố cáo
tham nhũng, sai phạm trong cưỡng chế đất đai.
Ông Hùng thường mua sách Hiến
pháp hiện hành của Việt Nam để phát cho người dân, đồng thời nộp đơn ứng cử đại
biểu quốc hội khóa 15 hồi năm 2021 và hứa sẽ vận động thành lập Tòa bảo hiến
nếu trúng cử.
Tuy nhiên, ông bị bắt hai tháng
trước cuộc bầu cử Quốc hội. Trong phiên sơ thẩm vào ngày cuối cùng của năm
2021, ông bị kết án 5 năm tù giam, và mức án này được giữ nguyên trong phiên
toà phúc thẩm ngày 20/4 năm nay.
3) HẢI DƯƠNG PHÁT HIỆN CÔNG TY TRUNG
CỘNG TREO BẢN ĐỒ CÓ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ
Công ty Baifar Hải Dương
của người
Hoa Lục phải hạ một bản đồ có đường lưỡi
bò treo tại văn phòng sau khi bị công an địa phương phát hiện.
Theo truyền thông lề đảng, tấm bản đồ tiếng Hoa treo tại văn
phòng Công ty Baifar Hải Dương có in hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
nhưng với ghi chú là Xisha và Nansha. Công an địa phương nói rằng việc treo một bản đồ với đường chín đoạn như thế là vi phạm
luật pháp Việt Nam.
Tại Hải Dương, tình trạng công
ty có vốn đầu tư nước ngoài treo bản đồ với đường chín đoạn từng xảy ra hồi năm
2020.
Trung Cộng đơn phương vạch ra
đường đứt khúc chín đoạn trên Biển Đông để tuyên bố hầu như toàn bộ vùng biển
này thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.
Vào tháng 7 năm 2016, tuyên bố này của Trung Cộng bị Tòa
Trong tài Thường trực Quốc tế PCA tuyên không có giá trị cả về pháp lý và lịch
sử. Tuy vậy Trung Cộng tuyên bố không chấp nhận phán quyết của tòa và tiếp tục
hung hăng ở Biển Đông, đẩy mạnh tuyên truyền về chủ quyền phi pháp tại đây đồng thời ngăn chặn
hoạt động trên biển và cả trên không của những nước khác tại khu vực này.
4) CÁC ĐẢO QUỐC NHỎ Ở THÁI BÌNH DƯƠNG
KHÔNG MUỐN RƠI VÀO VÒNG KIỂM TOẢ CỦA TRUNG CỘNG
Trong chuyến công du tuần qua của
ngoại trưởng Trung Cộng tới các đảo quốc ở miền Nam Thái Bình Dương, Bắc Kinh cứ tưởng
là sẽ dễ dàng thuyết phục các tiểu quốc này ký
kết một thỏa thuận an ninh chung theo kiểu hiệp ước mà Trung Cộng đã có với
Quần Đảo Salomon gần đây. Thế nhưng tham vọng gắn chặt các nước có diện tích và
dân số không bằng một tỉnh nhỏ của Trung Cộng vào quỹ đạo của Bắc Kinh đã gặp
trở ngại bất ngờ.
Trong hội nghị giữa ngoại trưởng Trung Cộng với đại diện 10 đảo
quốc miền Nam Thái Bình Dương hôm 30/05 vừa qua tại Fiji, thỏa thuận an ninh mà
Bắc Kinh đề nghị đã bị từ chối. Không những thế, thủ tướng
Samoa còn nhấn mạnh thêm là văn kiện đó cần phải được thảo luận ở cấp toàn khu
vực trước khi được thông qua.
Để gây thêm sức ép, đích thân
Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã gởi đến hội nghị một thông điệp ca
ngợi tình hữu nghị giữa hai bên và bảo đảm là Bắc Kinh luôn luôn là một người
anh em tốt đối với các đảo quốc Thái Bình Dương.Thế nhưng các nhà lãnh đạo Thái
Bình Dương đã tuyên bố không chấp nhận "tầm nhìn phát triển chung" mà
Bắc Kinh đề xuất, do thiếu sự đồng thuận trong khu vực.
5) QUÂN NGA CHIẾM ĐƯỢC 1/5 LÃNH THỔ
UKRAINA SAU 100 NGÀY
Đến thứ Sáu ngày 03/06, cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina
do Nga tiến hành bước sang ngày thứ 100, quân Nga đã chiếm được 20% lãnh thổ
Ukraina và đang tiếp tục dồn lực lượng cố đánh chiếm toàn bộ vùng Donbass ở
miền đông.
Quân Nga hiện đã chiếm được 20%
lãnh thổ Ukraina, nhưng rõ ràng sau các cuộc tấn công của Nga thất bại, không
lật đổ được chính quyền Kiev. Cuộc chiến tranh bước vào một giai
đoạn khác hẳn và Nga đã phải giảm bớt tham vọng, chỉ còn tập trung vào vùng Donbass ở miền đông.
Quân Ukraina đã chiếm lại một
ít lãnh thổ ở vùng Kharkiv, miền bắc, đẩy lùi một phần lực lượng Nga về phía
biên giới, cũng như giành lại được một ít lãnh thổ ở miền nam.
Nhưng sau 100 ngày, do cả hai
bên đều không đạt tiến bộ gì đáng kể, cuộc chiến Ukraina nay trở thành cuộc
chiến bảo tồn các vị trí, báo hiệu một cuộc xung đột sẽ kéo dài.
No comments:
Post a Comment