Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được PHụng Hoàng & Trường An trình bày sau đây.
1) KHỞI TỐ, BẮT TẠM GIAM CHU NGỌC ANH VÀ NGUYỄN THANH LONG
Đúng như dự đoán, chỉ vài giờ sau khi bị khai trừ đảng, bị cách chức,
Chu Ngọc Anh- Chủ tịch Hà Nội và Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Y tế đã bị tống
giam. Chu Ngọc Anh
bị cáo buộc vi phạm điều 219- BLHS "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng
tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Nguyễn Thanh Long, bị buộc tội
"lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", (điều 356
BLHS).
Cựu Thứ trưởng Bộ KHCN, Phạm Công Tạc bị khởi tố, bắt tạm giam với cùng
tội danh như ông Chu Ngọc Anh. Hiện tại, thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên được bổ nhiệm
làm quyền Bộ trưởng Y Tế thay ông Nguyễn Thanh Long, cấp phó của Chu Ngọc Anh
là Lê Hồng Sơn tạm thời thay ông này lãnh đạo thành phố Hà Nội.
Người từng bị kỷ luật hai lần thời gian gần đây là thứ trưởng Bộ Y tế
Nguyễn Trường Sơn đã gửi đơn xin thôi việc hôm qua 7/6 và đang “được các cơ
quan chức năng xem xét”. Có khả năng ông này cũng không thoát khỏi cảnh bị
quăng vào “lò”.
Ngoài Chủ tịch Tp Hà Nội và các lãnh đạo Bộ Y tế bị bắt, chiều 7/6, công
an tỉnh Sơn La đã thi hành quyết định khởi tố, bắt tạm giam Lò Văn Chiến-
Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La về hành vi “nhận hối lộ”, quy
định tại khoản 2 điều 354 BLHS
Dư luận đặt câu hỏi, với nền chính trị độc tài, mọi quyền lực đều nằm
trong tay Bộ Chính trị với một nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất, thì liệu Nguyễn
Thanh Long và Chu Ngọc Anh đã phải “trùm cuối” của vụ Việt Á hay chưa? Vì không
một nhân vật nào, dù là Bộ trưởng dám tự ý đưa ra các quyết định trong mọi phi
vụ làm ăn bất chính, thu về những khoản siêu lợi nhuận bất chấp gây hậu quả
nghiêm trọng đến an ninh kinh tế và mạng sống của hàng triệu người dân?
Việc thanh trừng, chém giết lẫn nhau trong nội bộ đảng cộng sản đã phổ
biến từ thời Hồ Chí Minh. Ngày nay, nó được thực hiện một cách tinh vi hơn dưới
chiêu bài “chống tham nhũng” đã khiến nhiều người lầm tưởng. Cần thấy được
rằng, dù có cách chức hay bỏ tù bất cứ tên lãnh đạo nào, thì người dân Việt Nam
vẫn không thể ngóc đầu lên khi đảng cộng sản vẫn tồn tại và cầm quyền.
2) MỸ TẠM THỜI MIỄN
THUẾ 2 NĂM ĐỐI VỚI CÁC TẤM QUANG ĐIỆN VN
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa công bố miễn thuế đối với các tấm pin mặt
trời nhập từ VN, Thái Lan, Mã Lai và Campuchia trong vòng 2 năm để thúc đầy
ngành sản xuất tại Mỹ.
Tòa Bạch Ốc hôm thứ Hai 6/6 cho biết là việc miễn thuế nhằm bảo đảm Hoa
Kỳ có thể tiếp cận với nguồn cung cấp các tấm quang điện nhằm mở rộng nhu cầu
sản xuất quy mô trong nước. Trước đó vào tháng 3, bộ thương mại Hoa Kỳ đã mở
cuộc điều tra 4 nước nói trên về cáo buộc các tầm quang điện của họ có xử dụng
các phụ tùng do Trung Quốc sản xuất hay không.
Việc miễn thuế được ông Joe Biden đưa ra vào hôm 6/6 cho biết các tấm
quang điện từ 4 nước nói trên sẽ không bị áp thuế chống phá giá. Tuy nhiên bộ
thương mại Hoa Kỳ cho biết cuộc điều tra vẫn tiến hành cho đến khi có kết luận
cuối cùng.
Cuộc điều tra của bộ thương mại Mỹ được khởi xướng để giải
quyết một đơn khiếu nại từ một nhà cung cấp nhỏ các tấm quang điện có tên
Auxin, khiến việc nhập cảng sản phẩm này từ 4 nước kể trên bị tạm ngưng, làm
hàng trăm dự án năng lượng mặt trời ở Mỹ bị trì hoãn hoặc hủy bỏ.
3) MÁY BAY ÚC BAY
QUA BIỂN ĐÔNG “ĐE DỌA CHỦ QUYỀN TRUNG CỘNG”
Vào hôm qua, thứ
Ba 7/6, phát ngôn nhân bộ quốc phòng Trung Cộng tuyên bố các máy bay quân sự Úc
đã đe dọa trầm trọng chủ quyền và an ninh của Trung Cộng. Trước đó vào hôm Chủ
nhật 5/6, Tổng trưởng quốc phòng Úc Richard Marles đã tố cáo một chiến đấu cơ
Trung Cộng đã ngăn chận “một cách nguy hiểm” một tuần thám cơ P-8 của Úc ở Biển
Đông vào cuối tháng 5.
Trong lời lẽ mang
tính khiêu khích, vào hôm qua bạo quyền Bắc Kinh tuyên bố đã nhận diện được các
máy bay Úc và đã cảnh báo trước. Trung Cộng
còn đe dọa là Úc nên “hành động thận trọng” để tránh những hậu quả nặng nề.
Hành động nói trên
xảy ra 3 tháng sau khi phía Úc cáo buộc quân đội Trung Cộng chiếu tia laser vào
các phi cơ Úc ở Biển Đông. Nước Úc tuyên bố những chuyến bay giám sát ở Biển
Đông là bình thường, trong khi Trung Cộng luôn cho rằng họ có chủ quyền ở hầu hết
vùng biển này.
4) TRUNG CỘNG
CÓ QUYỀN XỬ DỤNG MỘT PHẦN CĂN CỨ Ở CAMPUCHIA
Một căn cứ hải
quân của Campuchia đang được xây dựng dưới sự trợ giúp của Trung Cộng sẽ có một
phần dành riêng cho quân đội Trung Cộng, theo bản tin trên tờ Washington Post
vào hôm thứ Hai 6/6.
Cả hai nhà cầm quyền Trung Cộng và Campuchia trước đó đều
bác bỏ nguồn tin là Campuchia sẽ cho phép quân đội Trung Cộng xử dụng căn cứ
Ream ở vịnh Thái Lan. Tuy nhiên trích dẫn nguồn tin đặc biệt, tờ Washington
Post cho rằng căn cứ này sẽ tiếp nhận sự hiện diện của quân đội Trung Cộng ở
khu vực phía bắc. Tờ báo này trích dẫn một quan chức Bắc Kinh xác nhận sẽ xử
dụng “một phần” của căn cứ này nhưng nói thêm là Trung Cộng không tham gia vào
bất cứ hoạt động nào trên phần đất thuộc Campuchia.
Trong khi đó, giới chức Campuchia xác nhận là hai nước
Campuchia và Trung Cộng sẽ khởi công xây dựng hai dự án tại căn cứ này trong
tuần này, nhưng bác bỏ Trung Cộng sẽ có bất cứ quyền tiếp cận nào ở căn cứ này.
Hai dự án chinh yếu là xưởng bảo trì tàu chiến và dự án trượt ụ tàu tại căn cứ
này.
Theo nhận định của ông Sam Roggerveen, giám đốc chương
trình an ninh quốc tế của viện Lowy, thì giá trị thực tế của căn cứ Ream đối
với Bắc Kinh là sẽ cho phép Trung Cộng triển khai các tàu chiến đến khu vực
chung quanh một cách dễ dàng hơn, thay vì phải di chuyển một quãng đường khá xa
nhu trước đây.
No comments:
Post a Comment