Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua
Bảo Trân: Cám ơn chị Mỹ Linh.
Bảo
Trân: Thưa anh HD, Chúng tôi nhận được tin rằng ông Lê Trong Hùng, một tù nhân
lương tâm tại Việt Nam, bị đày đi giam cách xa nhà hơn 350 cây số, vụ việc này
ra sao thưa anh?
Hướng
Dương:
Thưa chị, Tù nhân lương tâm Lê Trọng Hùng, người bị kết
án 5 năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” cuối năm ngoái, bị
chuyển đi thi hành án cách xa nhà khoảng 350 km cho dù ông có vợ
khiếm thị và hai con nhỏ.
Ông Hùng bị chuyển từ
Trại tạm giam số 1 của Công an Hà Nội đến Trại giam số 6, tỉnh Nghệ An hôm
25/5. Gia đình không được thông báo về việc chuyển nơi giam giữ, và chỉ
được biết khi đến Trại tạm giam số 1 ở Từ Liêm, Hà Nội nhằm tiếp tế cho ông vào
ngày 1/6. Vợ ông còn nói khoảng thời gian ông bị chuyển đi thì công
an Hà Nội còn cử người đến canh gác nơi ở của gia đình và hù dọa họ.
Ông Lê Trọng Hùng,
sinh năm 1979, là cựu giáo viên, được nhiều người biết đến sau khi tham gia làm
báo độc lập. Ông tham gia phát sóng trực tiếp chương trình có tên CHTV trên
mạng xã hội Facebook và YouTube với nội dung chủ yếu là phản biện chính sách,
và tố cáo tham nhũng, sai phạm trong cưỡng chế đất đai.
Ông Hùng thường mua
sách Hiến pháp hiện hành của Việt Nam để phát cho người dân, đồng thời nộp đơn
ứng cử đại biểu quốc hội khóa 15 hồi năm 2021 và hứa sẽ vận động thành lập Tòa
bảo hiến nếu trúng cử.
Tuy nhiên, ông bị bắt
hai tháng trước cuộc bầu cử Quốc hội. Trong phiên sơ thẩm vào ngày cuối cùng
của năm 2021, ông bị kết án 5 năm tù giam, và mức án này được giữ nguyên trong
phiên toà phúc thẩm ngày 20/4 năm nay.
Bảo
Trân:
Vâng, Tỉnh Đắc Lắc vừa xảy ra vụ biểu tình đòi lại đất đai của hàng trăm gia
đình. Đây không phải là lần đầu tiên phải không thưa anh?
Hướng
Dương:
Đúng vậy, thưa chị. Hàng trăm gia đình
thuộc sắc tộc Ê Đê ở tỉnh Đắc Lắc đã biểu tình suốt nhiều ngày qua để đòi lại
đất đai sau 40 năm bị ép làm tá điền trên mảnh đất của mình.
Từ tháng 5 tới nay,
người dân ở buôn Lang, thị trấn Ea Pok, đã biểu tình yêu cầu công ty Cà phê Ea
Pok, phải trả lại 40 mẫu đất đai bị cưỡng đoạt từ 40 năm trước, sau đó cho phép
họ trồng trọt nhưng thu địa tô lên đến 80% sản lượng hoa màu.
Theo lời kể của người
dân Ê Đê, mảnh đất này được giả đình họ trồng trọt sinh sống từ nhiều thế hệ,
nhưng sau biến cố 30/4/1975 thì bị bạo quyền CSVN tước đoạt và giao cho công ty
quốc doanh Ea Pok trồng cà phê, nhưng đến năm 1983 thì công ty này cho phép các
nông dân Ê Đê được trồng trọt nhưng mỗi mẫu phải nộp địa tô là 18 tấn cà phê
hoặc 80% lượng hoa màu thu hoạch được.
Tuy nhiên vào năm
ngoái, công ty “địa chủ” muốn người dân ngưng trồng hoa màu và chuyển sang
trồng sầu riêng. Khi bị phản đối, công ty thuê người đốt phá hoa màu của người
dân vào ngày 18/5 năm nay, dẫn đến một cuộc xung đột lớn khiến người dân Ê Đê
càng thêm quyết tâm đòi lại mảnh đất tổ truyền của mình.
Bảo
Trân:
Thưa anh, về vụ án Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ VN bắt cốc tại Đức vẫn chưa xong…
anh có ghi nhận gì thêm về việc này ạ?
Hướng
Dương:
Thưa chị, trong tuần qua, một
nghi can trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại thủ đô Berlin vào năm 2017
đã bị dẫn độ sang Đức từ nước Tiệp.
Tin này do chính công
tố viện Đức loan báo vào hôm qua, thứ Năm 2/6. Nghi phạm được trao cho giới
chức Đức vào hôm thứ Tư 1/6 sau khi bị bắt tại thủ đô Prague vào tháng 4 vừa
qua. Theo cáo trạng, người này đã dính líu đến vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh,
đưa lên một chiếc xe van ngay trên đường phố Berlin cùng với một phụ nữ khác.
Ông Trịnh Xuân Thanh,
cựu phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, bị mang ra xét xử tại VN trong 3 vụ án của
tổng công ty Xây lắp Dầu khí VN. Vào lúc bị bắt, ông Thanh đang xin quy chế tỵ
nạn tại Đức, khiến mối quan hệ Đức – Việt trở nên căng thẳng.
Một năm sau vụ bắt
cóc, một nghi can khác tên Long bị tòa Berlin kết án 3 năm 10 tháng tù về tội
làm gián điệp và hỗ trợ mật vụ VN đột nhập lãnh thổ Đức để bắt cóc ông Thanh.
Bảo
Trân:
Trong tuần qua, tòa án Việt Nam lại bác bỏ đơn kiện của nhà báo lề đảng. Xin
anh nói rõ hơn về việc này.
Hướng
Dương:
Thưa chị, Tòa án Cần Thơ đã
thẳng thừng bác bỏ đơn kiện của nhà báo Châu Lê Anh Hào, người bị chánh tranh
tra sở thông tin Cần Thơ phạt vạ 7 triệu rưởi đồng vào năm ngoái với cáo buộc
“phỉ báng các cơ quan nhà nước”.
Trong phiên xử vào hài
ngày 30 và 31/5 vừa qua, các quan tòa cộng sản khẳng định là sở thông tin đã có
quyết định chính xác và đúng thẩm quyền, bất chấp lời yêu cầu của luật sư là
phải trưng dẫn các thông tin hay bài viết nào của nhà báo Anh Hào bị xem là
“bôi nhọ và vu khống”. Các luật sư cũng yêu cầu phải nói rõ là cơ quan nào và
quan chức nào bị ông Hào bôi nhọ nhưng quan tòa đã phớt lờ các yêu cầu này.
Rất nhiều nhà báo lề
đảng, đặc biệt là đồng nghiệp của ông Hào thuộc tờ báo Pháp luật, cũng đến theo
dõi phiên xử. Trong đơn kiện, ông Hào nêu đích danh ông Nguyễn Việt Thanh,
chánh thanh tra sở truyền thông và thông tin Cần Thơ, là người đã lạm quyền
quyền lực để trả thù ông.
Vào tháng 7 năm ngoái,
nhà báo lề đảng Châu Lê Anh Hào bị phạt vạ 7 triệu rưởi đồng với cáo buộc “cung
cấp, chia xẻ thông tin giả mạo và sai sự thật, có nội dung vu khống và xúc phạm
uy tín của nhiều quan chức và cơ quan nhà nước”.
No comments:
Post a Comment