Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Vân Khanh & Miên Dương trình bày sau đây.
1) ẤN – VIỆT KÝ KẾT HIỆP ƯỚC QUỐC PHÒNG ĐỂ ĐỐI PHÓ TRUNG CỘNG
Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ, ông Rajnath Singh, đã ký kết một hiệp ước
quốc phòng với VN trong chuyến viếng thăm từ ngày 8/6 đến 10/6, nhằm đối phó
với sự gia tăng bành trướng của Trung Cộng.
Ông Singh sẽ đến thăm nhà máy đóng tàu Hồng Hà ở Hải Phòng để chủ trì lễ
bàn giao 12 tàu tuần tra tốc độ cao, nằm trong ngân khoản tín dụng quốc phòng
100 triệu Mỹ kim mà Ấn Độ dành cho VN.
Trong mấy ngày tới đây, ông Singh sẽ gặp gỡ các quan chức cao cấp tại VN,
gồm chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Năm 2022 có ý
nghĩa quan trọng trong mối quan hệ hai nước, đánh dấu 50 năm thiết lập quan hệ
ngoại giao.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-61708352
2) NHIỀU QUAN
CHỨC TỈNH BÌNH THUẬN BỊ CẢNH CÁO VÌ VI PHẠM ĐẤT ĐAI
Phó chủ tịch tỉnh
Bình Thuận cùng hàng loạt giám đốc và quan chức các sở vừa bị cảnh cáo vì dính
líu đến đất đai.
Theo quyết định của
tỉnh ủy Bình Thuận, các ông Nguyễn Văn Phong, phó chủ tịch tỉnh, ông Mai Kiều,
giám đốc sở nông nghiệp, ông Nguyễn Đức Hoàn, cựu giam đốc sở kế hoạch đầu tư,
sẽ bị khiển trách và cảnh cáo. Ngoài ra, ông Xà Dương Thắng, bí thư huyện ủy Bắc
Bình, cũng bị thi hành kỷ luật cảnh cáo.
Những quan chức
nói trên đều dính đến các sai phạm tại một số dự án đất đai. Trước đó, Ủy ban
Kiểm tra Trung ương đảng đã thi hành kỷ luật ban thường vụ tỉnh ủy Bình Thuận cả
hai nhiệm kỳ, từ năm 2010 đến năm 2020, trong đó có cựu chủ tịch tỉnh và đương
kim chủ tịch tỉnh.
Trong thời gian
qua, nhiều quan chức cầm đầu các tỉnh thành ở VN bị bắt giam vì liên quan đến
các sai phạm về đất đai. Tại hội nghị lần thứ 5 của ban chấp hành trung ương đảng
CSVN, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết là không phải ngẫu nhiên mà trong
thời gian qua có hơn 70% số vụ tố cáo hay khiếu nại thuộc về lãnh vực đất đai”.
Kể từ khi Nguyễn
Phú Trọng phát động chiến dịch “chống tham nhũng” năm 2016, nhiều quan chức bị
khởi tố, bắt giam vì những sai phạm liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, đó chỉ là
trò mị dân và bản án dành cho những tên
“siêu tội phạm” không tương xứng với hậu quả chúng gây ra. Nạn nhân của những
quan chức phạm tội là người dân, không hề được trả lại tài sản đã bị chiếm đoạt
mà mỗi ngày, con số dân oan trên cả nước lại tăng thêm. Trong khi đó, dư luận vẫn
không quên nghịch lý từ câu chuyện hai thiếu niên ăn cắp 1 ổ bánh mì vì quá đói
nhưng phải chịu bản án hơn 1 năm tù.
3) CÔNG AN VN
ĐIỀU TRA VỀ CÁC MÁY ĐO RƯỢU “LỆCH TIÊU CHUẨN”
Bộ công an VN vừa ra lệnh thu thập toàn bộ hồ sơ và tài
liệu về các máy đo nồng độ rượu bị cáo buộc là “lệch tiêu chuẩn” được cung cấp
cho giới cảnh sát giao thông.
Mệnh lệnh nói trên được thi hành sau khi hai tờ báo lề đảng
trích dẫn nguồn tin riêng nói rằng các máy đo này đến từ viện Đo lường thuộc
tổng cục tiêu chuẩn đo lường và phẩm chất. Theo bản tin này, viện này phát giác
ông Ngô Huy Thành, trưởng phòng đo lường, cùng một số quan chức khác đã có hành
động cố ý làm trái quy định, có dấu hiệu tham ô gần 2 tỷ rưởi đồng.
Ông Thành bị cho là người có trách nhiệm chính trong vụ
việc này, bắt đầu từ năm 2016. Nhóm ông đã bị cáo buộc là xử dụng cồn không bảo
đảm phẩm chất, không rõ nguồn gốc và không được chứng nhận mẫu đo lường để kiểm
định các máy đo rượu. Ngoài ra nhóm ông Hoàng cũng bị cáo buộc tội cấp giấy
chứng nhận kiểm định cho khách hàng, thu về hơn 6 tỷ đồng.
Hiện chưa rõ liệu có quan chức nào trong ngành cảnh sát
giao thông hoặc ngành công an cũng dính líu đến vụ việc này hay không.
4) GIAO TRANH DỮ
DỘI TẠI SEVERODONETSK, UKRAINE
Tình hình chiến sự
tại thành phố Severodonetsk ở tỉnh Lugansk, thuộc miền đông Ukraine, với quân
Nga đang tập trung toàn lực để tấn chiếm toàn bộ thành phố cuối cùng này.
Theo thông báo của
bộ tổng tham mưu quân Ukraine vào sáng sớm hôm qua, thứ Tư 8/6, các đơn vị của
họ một lần nữa đẩy lùi các đợt tấn công của địch tại Severodonetsk. Tổng thống
Volodymyr Zelenski tối hôm qua khẳng định binh sĩ Ukraine sẽ tiếp tục “cuộc
kháng cự anh hùng” để bảo vệ thành phố chiến lược vùng Donbass.
Như vậy phía Ukraine đã gián tiếp bác bỏ nguồn tin của quân
Nga là đã giải phóng toàn bộ các khu dân cư trong thành phố này. Tuy nhiên các
lực lượng Ukraine bám trụ tại thành phố này đang chịu một áp lực cao độ.
Tỉnh trưởng Luhansk nhấn mạnh là việc giữ được Severodonetsk là điều khó có thể
và quân đội Ukraine cần phải tạm rút đi.
Phát biểu trên đài truyền hình Ukraine, vị lãnh đạo tỉnh
này cho biết quân Nga đã chiếm một phần lớn trong thành phố từ nhiều ngày qua
và hiện tại “kẻ thù đang huy động toàn lực để cắt đứt tuyến xa lộ huyết mạch”
nối liền thành phố Lyssythchansk và Bakhmout. Quân đội Nga hiện oanh kích dữ
dội toàn bộ khu vực này, đặc biệt là tại Lyssytchansk.
5) SIÊU DU THUYỀN
NGA BỊ ĐƯA VỀ MỸ THEO TRÁT TÒA FBI
Một siêu du thuyền
của Nga đã được đưa về nước Mỹ sau khi một tòa án Fiji duy trì lệnh truy nã của
Mỹ.
Siêu du thuyền
Amadea, có chiều dài hơn 106 thước, có liên quan đến nhà tài phiệt Suleiman
Kerimov bị các nước Tây phương trừng phạt. Vào tháng 4 vừa qua, chiếc du thuyền
này đã bắt ngờ tới Fiji, các đặc vụ Mỹ đã bám theo nhưng bị chủ nhân tiến hành
một cuộc chiến pháp lý ăn chận.
Tuy nhiên vào hôm
thứ Ba 7/6, tòa án tối cao Fiji bác bỏ lập luận là trát tòa của Mỹ là trái vói
pháp luật của hòn đảo này và ra lệnh dẫn độ chiếc du thuyền này. Trong bản đệ
trình, giới chức Hoa Kỳ cho biết là con thuyền có trị giá 300 triệu Mỹ kim hiện
còn tồn giữ 30 triệu Mỹ kim để vận hành.
Đội ngũ bảo vệ
pháp lý cho du thuyền này, Millemarin Investments, tuyên bố con thuyền này
không phải là tài sản của ông Kerimov mà là thuộc về một doanh nhân Nga khác,
không nằm trong danh sách bị trừng phạt. Nhưng giới chức trách Mỹ cáo buộc rằng
ông Kerimov vẫn có mối liên hệ lợi ích với con thuyền.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-61732348
No comments:
Post a Comment