Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức với PHụng Hoàng & Trường An.
1/ THỦ TƯỚNG HUN SEN TUYÊN BỐ KHÔNG XÂM CHIẾM ĐẤT VIỆT
Thủ tướng Campuchia có bài phát biểu hôm 20/6
tại biên giới tỉnh Bình Phước và tỉnh Tbong Khmum nhân dịp lễ kỷ niệm 45 năm
lật đổ chế độ Pol Pot tại Campuchia.
Trong tuyên bố của mình, Thủ tướng Hun Sen
khẳng định là ông không có quyền cho VN lấy đất Miên dù chỉ là một ly, và ông
cũng không muốn đất Việt dù chỉ là một ly. Theo ông Hun Sen, hai nước đều không
có nhu cầu lấy đất của nhau. Ông cũng nhắc nhở mọi người dân Miên là nếu cắt
đất cho VN, ông không cần phải bỏ ra 41 năm để đàm phán vì VN có thể chiếm đất
Miên ngay từ khi còn thống trị đất nước.
Ông Hun Sen nhắc đến việc hai nước ký xong
văn kiện công nhận thành quả 84% phân giới và đang đàm phán về 16% về phần còn
lại. Tuy nhiên ông cho biết là cửa ải quốc tế giữa hai tỉnh Bình Long và Tbong
Khmum vẫn chưa được hai bên thỏa thuận.
Vào tháng 6 vừa qua, phía Campuchia đã khởi
công dự án cải tạo căn cứ hải quân Realm thuộc tỉnh Sihanoukville, với dự định
cho Trung Cộng xử dụng một phần căn cứ này, gây lo ngại cho các quốc gia đang
tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, đặc biệt là VN.
2/ MẠNG LƯỚI CAN KÊU GỌI VN PHẢI TRẢ TỰ DO CHO BÀ NGỤY
THỊ KHANH
Ba ngày sau khi bạo
quyền VN kết án nhà môi trường Ngụy Thị Khanh, Mạng lưới Hành động Khí hậu
(CAN), gồm khoảng 1500 tổ chức phi chính phủ từ hơn 130 nước, đã đồng loạt ký
tên vào một thỉnh nguyện thư yêu cầu Hà Nội phải trả tự do ngay lập tức cho bà
Khanh và những người đấu tranh cho môi trường.
Trong thông cáo
đưa ra vào hôm 20/6, tổ chức CAN lên án việc bỏ tù bà Ngụy Thị Khanh, một người
chống nhiệt điện than và là người Việt đầu tiên được giải thưởng danh giá
Goldman về môi trường. Tổ chức này nhấn mạnh là trong thời gian qua, bạo quyền
VN đã thẳng tay đàn áp các nhà hoạt động môi trường và bỏ tù bằng các cáo buộc ấm
ớ như “trốn thuế”.
Bà Tasneem Essop,
giám đốc tổ chức CAN, nhận định là việc
đàn áp và sách nhiễu những nhà hoạt động môi trường và các nhóm xã hội dân sự
là một xu hướng nguy hiểm đối với thế giới. Bà Essop cho biết là các tổ chức bảo
vệ môi trường đang theo dõi sát tình hình, không chỉ riêng ở VN, và đoàn kết với
mọi người đang chiến đấu cho một tương lai tốt đẹp hơn.
3/ HAI NGƯỜI MỸ
BỊ BẮT Ở UKRAINE KHÔNG ĐƯỢC CÔNG ƯỚC GENEVA BẢO VỆ
Hai công dân Mỹ bị
bắt được ở Ukraine đã gây nguy hiểm cho quân Nga và phải bị quy trách nhiệm cho
những tội ác đó, theo tuyên bố của ông Dmitry Peskov, phát ngôn nhân của điện Cẩm
Linh.
Hai cựu chiến binh nói trên là ông Alexander Drueke và Andy
Huynh. Trong cuộc phỏng vấn của đài NBC, ông Peskov cho biết cả hai là lính
đánh thuê và đã tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp trên đất Ukraine, gây
nguy hiểm cho quân Nga. Khi bị gặng hỏi về các tội ác mà họ gây ra, ông Peskov
thừa nhận là vẫn chưa biết rõ, nhưng khẳng định là họ sẽ không được công ước
Geneva bảo vệ về tù binh chiến tranh.
Hiện vẫn chưa rõ về tình trạng giam giữ hai người này vì
không ai biết là họ đang nằm ở đâu, theo lời ông Peskov. Liệu họ có trực diện
với án tử hình hay không, ông Peskov cho biết là tùy theo kết luận điều tra.
4/ ĐÀI LOAN LẠI ĐƯA CHIẾN ĐẤU CƠ LÊN NGĂN CHẬN MÁY BAY
TRUNG CỘNG
Đài Loan vào ngày
thứ Ba 21/6 đã điều động các chiến đấu cơ lên ngăn chận 29 máy bay Trung Cộng
trong vùng nhận diện phòng không của đảo quốc này.
Vụ xâm nhập mới nhất
của Trung Cộng bao gồm 17 chiến đấu cơ, 6 oanh tạc cơ cùng với các máy bay chống
tàu ngầm và một máy bay tiếp liệu trên không. Trong hai năm qua, Trung Cộng thường
xuyên xâm nhập vào không phận Đài Loan ở phía tây nam, gần quần đảo Đông Sa do
Đài Loan kiểm soát.
Đài Loan gọi các
hoạt động nói trên của Trung Cộng là “chiến tranh vùng xám” nhằm thử thách phản
ứng của đảo quốc này.
Trong vụ xâm nhập
mới nhất nói trên, các máy bay Trung Cộng đã bay vào eo biển Ba Sĩ, nằm giữa
Đài Loan và Philippines, trước khi quay trở về Hoa Lục. Đây là vụ xâm nhập lớn
nhất kể từ khi 30 máy bay Trung Cộng xâm nhập vào ngày 30/5.
https://www.voatiengviet.com/a/dai-loan-dieu-phan-luc-xua-may-bay-trung-quoc/6627280.html
5/ KÝ GIẢ NGA ĐẤU
GIÁ NOBEL HÒA BÌNH ĐỂ TRỢ GIÚP CHO TRẺ EM UKRAINE
Ông Dmitry
Muratov, người đoạt giải Nobel Hòa Bình vào năm 2021 và là chủ bút của một tờ
báo độc lập cuối cùng ở Nga, đã bán đấu giá huy chương này lên tới 103 triệu Mỹ
kim để cứu trợ trẻ em Ukraine di tản vì chiến tranh.
Toàn bộ số tiền
thu được từ cuối đấu giá, trùng với ngày Tỵ nạn Thế giới 20/6, sẽ hỗ trợ cho
các trẻ em Ukraine, theo tổ chức Heritage Auctions đứng chủ trì cuộc đấu giá ở
New York.
Tờ Novaya Gazeta của
ông Muratov đã chỉ trích dữ dội Tổng thống Nga Vladimir Putin và bị đình chỉ hoạt
động ở Nga vào tháng 3 năm nay vì các bài tường trình về cuôc chiến Ukraine.
Ông Mutarov từng bị tạt sơn vào tháng 4 vừa qua. Cuộc đấu giá của ông Mutarov
đã phá kỷ lục của bất cứ huy chương Nobel nào trước đây, chỉ vào khoảng 5 triệu
Mỹ kim.
Ông Muratov, người đồng sáng lập tờ Novaya Gazeta vào năm
1991, đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2021 cùng với bà Maria Ressa của Philippines
về điều mà ủy ban Giải Nobel mô tả là “những nỗ lực bảo vệ quyền tự do ngôn
luận, vốn là điều kiện tiên quyết cho dân chủ và hòa bình lâu dài.”
No comments:
Post a Comment