Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua
Bảo Trân: Thưa anh HD, lại có thêm một tân binh bị chết một cách mờ ám trong quân ngũ, anh có tin thêm gì về việc này ?
Hướng Dương:
Thưa chị, nạn nhân là binh nhất Lý Văn Phương, 22 tuổi, lính nghĩa vụ tại Trường
Sĩ quan Lục quân 1, có trụ sở tại huyện Ba Vì, Hà Nội. Lý Văn Phương được cho
là đã không có mặt ở đơn vị khoảng 25 giờ đồng hồ, trước khi thi thể của anh được
phát hiện vào lúc18:30 ngày 10/6. Đại diện Trường Sĩ quan Lục Quân nói là đang
điều tra nguyên nhân cái chết của Phương và sẽ “xử lý nghiêm sai phạm của cá
nhân, tổ chức liên quan, nếu có”.
Đây là vụ tân binh tử vong mới nhất được nhắc đến. Trước đó, dư luận rúng
động vì cái chết bất thường của Trần Đức Đô và Nguyễn Văn Thiên chỉ trong vòng
6 tháng cuối năm 2021. Nhiều chi tiết, bằng chứng cho thấy cả hai tân binh này
đều bị đánh đập, tra tấn đến chết. Như các vụ án trước, quân đội đều “hứa là sẽ
điều tra” nhưng lại kết hợp với công an để khủng bố và đe dọa gia đình nạn
nhân, nhằm ngăn cản trong việc tìm ra sự thật. Không những thế, nhà nước ngăn
chận mọi thông tin liên quan và áp đặt biện pháp trừng trị đối với mọi thành
phần dân chúng, khi đưa tin hoặc bình luận sự việc lên mạng xã hội.
Bảo Trân: Thưa
anh, trong vụ án hàng ngàn công an tấn công vào xã Đồng Tâm, trong tuần qua đã
có hai người dân vừa mãn hạn tù oan ức, anh có tin gì thên về hai người này
không?
Hướng Dương: Thưa
chị, vào ngày 9/6 vừa qua, hai ông Bùi Văn Tuấn và Trịnh Văn
Hải được trả tự do sau 29 tháng bị cầm tù với cáo buộc “chống người thi hành
công vụ”, trong vụ hàng ngàn công an tấn công vào xã Đồng Tâm vào rạng sáng
ngày 9/1/2020.
Hai ông Tuấn và Hải bị bắt giam cùng nhiều người khác sau khi 3 ngàn công an
nửa đêm tấn công vào thôn Hoành, bắn chết cụ Lê Đình Kình 84 tuổi tại tư gia.
Có ba công an cũng tử vong trong vụ tấn công này.
Vào hôm thứ Hai ngày 13/6, ông Bùi Văn Tuấn cho biết sức khỏe đang tạm ổn
sau khi bị giam tại trại Thanh Phong, tỉnh Thanh Hóa. Riêng ông Trịnh Văn Hải
bị giam giữ ở trại tù số 6 huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, cũng được trả tự
do cùng ngày với ông Tuấn.
Vào tháng 9 năm 2020, tòa án Hà Nội đã kết án tử hình đối với hai ông Lê
Đình Công và Lê Đình Chức, tức hai con trai của cụ Kình, với cáo buộc “giết
người”. Bốn người khác bị kết án từ 12 năm đến chung thân với cùng cáo buộc vừa
nêu.
Bảo Trân: Trở lại
với vấn đề công nhân tiếp tục đình cộng tại Việt Nam, người ta ghi nhận làn
sóng đình công càng ngày càng tăng nhanh phải không thưa anh?
Hướng Dương: Đúng
vậy thưa chị, Hơn 20 cuộc đình công của công nhân tại tỉnh Bình
Dương xảy ra từ đầu năm đến nay, tăng gấp mấy lần so với cùng thời kỳ năm
ngoái.
Các số liệu này được trích dẫn từ Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương về các
cuộc đình công tại địa phương trong 6 tháng đầu năm nay. Đa số các vụ đình công
đều xảy ra tại các công ty ngoại quốc, chỉ có một cuộc đình công tại một công
ty nội địa. Lãnh vực bị đình công nhiều nhất là tại các công ty chế biến đồ gỗ,
với số công nhân đông đảo nhất lên đến gần 11 ngàn người. Nguyên nhân dẫn đến
các cuộc đình công đều là vì tranh chấp về lương bổng và bảo hiểm xã hội.
Trong khi đó thì giá xăng dầu lại tăng thêm một đợt nữa vào hôm qua, thứ Hai
ngày 13/6, với giá xăng RON 95 vượt qua mức 32 ngàn đồng một lít. Đây là lần
tăng giá thứ 6 kể từ 2 tháng qua. Theo các chuyên gia kinh tế, giá xăng dầu
tăng cao liên tục từ đầu năm đến nay đã đẩy giá cả hàng hóa lên cao, gia tăng
áp lực đối với lạm phát.
Bảo Trân: Và thưa anh, đối với những tù nhân lương tâm hiện đang bị
cầm tù, nhiều người vẫn phải quyết liệt đấu tranh trong tù, anh có tin gì thêm
không ạ?
Hướng Dương: Thưa chị, lần này là nhà báo Phạm Chí Dũng. Ông Phạm Chí
Dũng, chủ tịch hội Nhà báo Độc lập VN đang thọ án 15 năm tù tại trại giam Xuân
Lộc, đã từ chối nhận thức ăn để phản đối đám cai tù không cung cấp dịch vụ y tế
cho một số tù nhân lương tâm.
Tin trên do TNLT Huỳnh Đức Thanh Bình, người bị kết án 10 năm tù và ở phòng
giam sát cạnh ông Dũng, kể với mẹ là bà Nguyễn Thị Huệ trong chuyến gặp gỡ vào
ngày 14/6 vừa qua. Lý do mà ông Phạm Chí Dũng không nhận thức ăn của trại giam
ở tỉnh Đồng Nai là nhằm phản đối nhiều tù nhân bị giam đang bị đau răng nhưng
không được chăm sóc y tế.
Bà Bùi Thị Hồng Loan, vợ ông Dũng, cũng xác nhận là chồng mình không nhận
thịt cá từ khẩu phần vào ngày 5/6 để phản đối đám cai tù không điều trị cho các
tù nhân bị đau răng. Bà Loan cho biết thêm là ông Dũng vẫn nhận cơm trắng từ
trại giam để ăn với thức ăn do gia đình cung cấp.
Cần biết là hiện có một số tù nhân lương tâm đang bị giam giữ cùng với ông
Dũng tại trại giam Xuân Lộc như ông Nguyễn Ngọc Ánh, Nguyễn Văn Đức Độ, Huỳnh
Trương Ca và Huỳnh Đức Thăng Bình.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng 56 tuổi là một sáng lập viên hội Nhà báo độc lập Việt
Nam, giữ chức chủ tịch từ khi hội thành lập năm 2014 đến khi ông bị bắt giữ vào
tháng 11 năm 2019. Ông từng được tổ chức Ký giả Không Biên giới (RSF) trao giải
Anh hùng Thông tin vào năm 2014 vì hoạt động báo chí của mình.
No comments:
Post a Comment