Kính thưa quý thính giả,
Một văn thân và cũng là một
đại thần “chủ chiến” trong triều vua Tự Đức, kiên quyết chống thực dân Pháp xâm
lược. Sau khi quân Pháp chiếm hoàng thành Huế, ông đã phò vua Hàm Nghi chạy ra
Tân Sở (Quảng Trị) phát chiếu Cần Vương. Tháng 7 năm 1885, ông bị bắt và bị
giam tại Côn Đảo, sau đó bị đày ra đảo Tahiti. Ông qua đời trên chuyến tàu đi
Tahiti.
Trong
tiết mục “Danh nhân nước Việt” tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả
bài “Đại
thần Phạm Nhật Duật” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để chấm dứt
chương trình phát thanh tối hôm nay.
Phạm Nhật Duật còn được gọi là Phạm Thận Duật, hiệu là Vọng Sơn, bút hiệu Quan Thành. Ông sinh năm 1825 tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Năm 1850, ông đỗ Cử nhân được triệu ra làm quan dưới
triều vua Tự Đức.
Thời gian đầu, ông được bổ làm Giáo thụ huyện Đoan Hùng, sau đó
thăng làm Tri châu Tuần Giáo.
Năm 1856, ông viết cuốn “Hưng Hóa ký
lược” với bút hiệu Quan Thành.
Năm 1857, ông được cử về làm Tri châu Quế Dương, rồi thăng Tri phủ Lạng Giang. Sau đó, làm Tỉnh vụ kiêm Đồn điền sứ, Án sát
sứ, Bố chính sứ Bắc Ninh, Quyền Tổng đốc Bắc Ninh.
Năm 1873, khi Pháp đánh ra Bắc Kỳ, ông về giữ chức Quyền Tuần phủ
Hà Nội.
Năm 1875, ông được cử làm Phụ tá cho Hiệp đốc Tôn
Thất Thuyết, lo việc hành chính 2 tỉnh
Bắc Ninh và Thái Nguyên.
Năm 1876, ông được triệu về Huế làm Tham tri Bộ Lại, kiêm Phó Đô sát Ngự sử. Kế đến, ra Bắc giữ chức
Hà đê Sứ, đôn đốc việc đắp đê sông Hồng.
Năm 1878, ông vào
Cơ mật Viện, làm thầy dạy cho 2 hoàng tử Dục Đức và Chánh Mông. Sau đó, ông vào Quốc sử
Quán làm Phó Tổng tài, kiêm quản Quốc tử Giám, lo việc in ấn bộ "Khâm định Việt sử thông giám cương
mục".
Trước khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ
hai (1882), ông xin và được triều đình chấp thuận cho lập các căn cứ tại vùng
đồi núi ở Quảng Bình, Hà Tĩnh và Tân Sở (Quảng Trị).
Năm 1884, ông làm Toàn quyền Đại
thần cùng với Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết ký Hòa ước Patenotre tại kinh
đô Huế.
Năm 1885, được thăng lên chức Hiệp
biện Đại học sĩ kiêm Công bộ Tả Tham tri, ông trở thành nhân vật “chủ chốt”
trong phe chủ chiến. Khi quân Pháp chiếm hoàng thành Huế, ông phò vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị
phát chiếu Cần Vương.
Ngày 29/7/1885,
trong lúc chuẩn bị vượt biển ra Bắc để tổ chức kháng Pháp, ông bị tay
sai Pháp bắt giải về Huế. Vì từ chối mọi sự mua chuộc, dụ dỗ của Pháp nên ông bị ở tù Côn
Đảo và bị đày đi Tahiti (một hòn
đảo lớn ở phía nam Thái Bình Dương). Sau 6 ngày
lênh đênh trên biển, do bệnh tiểu
đường tái phát, ông từ trần ngày
23/10/1885 ở vùng biển Mã Lai.
Mấy năm sau, con cháu và người làng mới biết tin ông mất, liền lập mộ giả
tại làng quê để tưởng niệm ông. Trên nấm mộ có tấm bia đá viết về cuộc đời ông, nhưng phải chôn sấp mặt bia xuống đất để che mắt quân
Pháp. Đến năm 1961, bia mới được dựng lên với công trạng và tài đức của Phạm Nhật Duật, một văn thân yêu nước, một đại thần
kiên quyết chống Pháp.
Để tưởng nhớ tinh thần bất khuất
chống ngoại xâm, tại Sài Gòn, Hà Nội và Ninh Bình có những con đường và trường học mang tên ông.
*****
Đại thần Phạm Nhật Duật giữ
vững lập trường, từ chối mọi sự mua chuộc và dụ dỗ của thực dân Pháp
nên bị tù ngoài Côn Đảo, sau đó bị
đày biệt xứ và qua
đời trên con tàu đi Tahiti trong tinh thần “uy vũ bất
năng khuất”. Việt Nam ngày nay đang cần có sự xuất
hiện của nhiều người mang tinh thần bất khuất như ông
để bảo vệ đất nước, chứ không thể
trông chờ vào cái Tập đoàn CS thối nát ở Ba Đình, một lũ người gian manh làm giàu nhờ tha hóa quyền lực, khiến cho ít nhất 62% dân chúng sống
lam lũ ở nông thôn phải chia đều món nợ, nhưng VN vẫn không thể ngóc đầu lên được so với nhiều nước khác.
Hiện dân
chúng, nhất là những người đã vào đảng và đoàn đều mất niềm tin cộng sản. Hậu quả này đã được Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng thừa nhận tại Đại hội Đoàn CS lần thứ 11 rằng: “đảng CSVN bị lu mờ và ngày càng mất uy tín với nhân dân, còn thanh niên là những hạt giống đỏ của đảng đã có thái độ nhạt đảng, khô đoàn”.
Đáng nói hơn nữa là, mặc dù đất nước đang trong tình thế
dầu sôi lửa bỏng về chính trị, quân sự lẫn kinh tế, nhưng đảng
CSVN (một tầng lớp quý
tộc kiểu mới) vẫn rắp tâm đưa dân tộc vào thời kỳ Bắc Thuộc mới rất nguy hiểm, như lời của Bộ trưởng ngoại giao CSVN Nguyễn Cơ Thạch nhận xét về Hội nghị Thành Đô năm 1990.
Cuộc đời của Đại
thần Phạm Nhật Duật gắn liền với phong trào Cần Vương. Chính nhờ phong trào này mà về sau các phong trào đấu tranh chống
Pháp liên tiếp nổi lên để tiếp tục chí hướng “giành độc lập cho VN”. Tên tuổi ông mãi mãi đi vào lòng dân tộc, xứng
đáng được vinh danh như các vị anh hùng của đất nước. Tinh thần yêu nước của
ông quả là tấm gương sáng cho các thế hệ tiếp nối noi theo.
No comments:
Post a Comment