Saturday, June 25, 2022

Tin Tức, Thứ Bảy 25.06.2022

Tin Tức

Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Mỹ Linh & Đồng Tâm trình bày sau đây.

1) Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam Công Bố Báo Cáo Nhân Quyền tại Việt Nam Năm 2021-2022 

Vào ngày 24 tháng 6 năm 2022, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam đã công bố Báo cáo về Nhân quyền tại Việt Nam giai đoạn 2021-2022 trong một cuộc họp báo tại Little Saigon, California. Một số nhà báo thuộc các cơ quan báo chí Việt ngữ trong vùng và thông tín viên của 3 đài phát thanh về Việt Nam: Á Châu Tự Do, Tiếng Nói Hoa Kỳ, và Đáp Lời Sông Núi, và một số nhân sĩ của cộng đồng người Việt tham gia buổi họp báo. Buổi họp báo cũng được phát trực tiếp qua Zoom.

Báo cáo được hoàn thành do sự hợp tác giữa MLNQVN và một số nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam, và ghi lại tình hình nhân quyền ở Việt Nam từ tháng 1 năm 2021 đến ngày 31 tháng 5 năm 2022, thông qua tám lĩnh vực:

- Quyền sống, quyền tự do và an ninh thân thể

- Quyền được xét xử công bằng bởi toà án độc lập và vô tư

- Quyền được tham gia đời sống chính trị quốc gia

- Quyền tự do phát biểu và tự do thông tin

- Quyền tự do tôn giáo và thờ phượng

- Quyền được làm việc và hưởng thụ thành quả lao động

- Quyền được đối xử bình đẳng không kỳ thị

- Quyền được hưởng cuộc sống an lạc.

Báo cáo cũng bao gồm ba phụ lục:

- Danh sách các tù nhân chính trị và tôn giáo bị bắt và truy tố trong giai đoạn 2021-2022,

- Danh sách những nhà hoạt động chính trị và tôn giáo hiện đang bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt giam,

- Tiểu sử của những người nhận Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam năm 2021.

Cũng như những năm trước, không có tiến bộ đáng kể nào về nhân quyền được ghi nhận; trái lại, bằng chứng cho thấy chính quyền cộng sản Việt Nam đã vi phạm các quyền cơ bản của công dân một cách nghiêm trọng và có hệ thống hơn.

“Với thành tích nhân quyền tồi tệ được trình bày trong báo cáo này, Việt Nam không xứng đáng được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Vì vậy, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các quốc gia thành viên của Đại hội đồng LHQ không bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025”, Trưởng Ban điều hành MLNQVN, Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng nói trong cuộc họp báo. “Trước khi tìm kiếm tư cách thành viên của Hội đồng, chính phủ Việt Nam phải cải thiện hồ sơ nhân quyền, thực thi nghiêm túc các công ước quốc tế về nhân quyền, và góp phần cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một thế giới hòa bình và thịnh vượng.” 


2) LUẬT SƯ ĐỀ NGHỊ HOÃN XỬ VỤ TỊNH THẤT BỒNG LAI VÌ QUÁ ÍT THỜI GIAN ĐỂ CHUẨN BỊ 

Nhóm luật sư bào chữa cho sáu người dân trong vụ án lợi dụng các quyền tự do dân chủ” ở Tịnh thất Bồng Lai gửi văn bản khiếu nại lên Toà án Nhân dân huyện Đức Hoà, tỉnh Long An để đề nghị hoãn phiên toà vốn được lên lịch vào ngày 30/6 tới. Họ khẳng định việc gửi quyết định xét xử của tòa án không đúng thủ tục tố tụng hình sự và có thể phải hủy án nếu đưa các người dân này ra xét xử như dự kiến. 

Các luật sư Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, Ngô Thị Hoàng Anh, Trịnh Vĩnh Phúc và Đào Kim Lân của Đoàn luật sư gửi văn bản khiếu nại này trong ngày 23/6 ngay sau khi nhận được thông báo về quyết định đem vụ án ra xét xử. Lý do khiếu nại là do quá ít thời gian để tham khảo hồ sơ và gặp thân chủ để chuẩn bị bào cha. 

Luật Miếng cho biết thêm rằng nhóm luật sư của ông không loại trừ khả năng có áp lực nào đó để cho phiên toà vẫn sẽ diễn ra, như thế vi phạm về mặt tố tụng và án có thể bị huỷ. 

Sáu người ở Tịnh thất Bồng Lai bị cáo buộc đã làm và phát tán năm video clip và một bài viết có nội dung bị cho là xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của Công an huyện Đức Hòa, Giáo hội Phật giáo Việt Nam quốc doanh tỉnh Long An. 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/attoneys-of-tinh-that-bong-lai-proposed-to-postpone-the-trial-06242022023640.html

 

3) VIỆT NAM, ẤN ĐỘ TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ QUỐC PHÒNG ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI TRUNG CỘNG 

Vào thời điểm toàn bộ khu vực Đông Nam Á đang xôn xao trước những nghi ngờ về việc Trung Cộng mở rộng và cải tạo căn cứ Hải quân Ream của Campuchia, nằm trên Vịnh Thái Lan, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã có chuyến thăm ba ngày tới Việt Nam nhân dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. 

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 7-10/6, hai bên đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng song phương đến năm 2030. Thỏa thuận này ra đời trong bối cảnh Ấn Độ tăng cường sự hiện diện ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng như tăng cường liên kết quốc phòng với các nước Đông Nam Á. 

Ngoài ra, hai nước còn ký kết bản Thỏa thuận Ghi nhớ (MoU) về hỗ trợ hậu cần quân sự (thỏa thuận đầu tiên kiểu này của Việt Nam), cho phép quân đội hai nước sử dụng các căn cứ của nhau để sửa chữa và tiếp tế. Kể từ năm 2016, Ấn Độ đã ký sáu hiệp ước hậu cần khác như vậy với các quốc gia như Nhật Bản, Australia, Pháp, Singapore, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Đây là một thỏa thuận mang tính bước ngoặt, vì nó cho phép các tàu chiến -bao gồm cả máy bay quân sự của quốc gia ký kết tiếp nhiên liệu và cập cảng các căn cứ của nhau. 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/vietnam-india-step-up-military-ties-amid-threats-from-china-06242022115226.html

 

4)NGUYỄN PHÚ TRỌNG KHOE ĐƯỢC QUAN CHỨC THAM NHŨNG XIN LỖI NGAY SAU KHI CHÚNG BỊ BẮT 

Báo chí lề đảng và hôm 24/ 6 đưa tin, trong cuộc tiếp xúc với cử tri ở Hà Nội trên cương vị đại biểu quốc hội, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khoe rằng đã được hai ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long “xin lỗi” và cho rằng việc phải kỷ luật hai quan chức trên là “không thích thú gì” nhưng phải làm để răn đe. 

Ông Trọng cho biết là việc xử lý những đồng chí tham nhũng diễn ra một cách “bài bản, nghiêm túc, nhân văn, và nhân đạo” bất chấp tình hình dịch bệnh. 

Với tư cách là người nắm vị trí cao nhất trong Đảng Cộng sản, lại hết lần này tới lần khác hô hào quyết tâm chống tham nhũng, do đó theo lẽ thường thì ông Trọng phải chịu trách nhiệm trước các hành vi tham nhũng mà đảng viên của đảng mình gây ra. Nhưng thay vì xin lỗi nhân dân, thì ông này lại khoe khoang là được các đồng chí của mình cầu xin tha thứ. Thái độ trên đã vấp phải sự chỉ trích và chế giễu trên mạng xã hội. 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vcp-general-secretary-nguyen-phu-trong-boasted-getting-apology-from-corrupt-officials-06242022083949.html 

 

5) LIÊN ÂU CHẤP NHẬN QUY CHẾ ỨNG VIÊN CỦA UKRAINA VÀ MOLDOVA 

Vào thứ Năm ngày 23/6, các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên Liên hiệp Châu Âu (EU) đã chấp nhận tư cách ứng viên của Ukraina và Moldova. Khi thông báo quyết định này, chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel đánh giá đây là "một thời khắc lịch sử." Về phần mình, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và người dân nước này đã hoan nghênh quyết định này. 

Nhiều người dân ở Ukraine nói rằng họ mong cuộc chiến Nga-Ukraine kết thúc sớm và quốc gia của họ nhanh chống gia nhập EU. Họ nói việc gia nhập khối này sẽ giúp Ukraine có nhiều đồng minh mới từ châu Âu và EU để có thể hỗ trợ nhau trong những lúc khó khăn nhất. 

Đa số người dân Ukraine cho rằng họ bảo vệ tất cả các giá trị châu Âu như tự do, độc lập, biên giới, và thêm rằng nếu Ukraine thất bại trong cuộc chiến tranh chống Nga xâm lược thì an ninh của nhiều quốc gia khác ở châu Âu sẽ bị đe doạ. 

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220624-li%C3%AAn-%C3%A2u-ch%E1%BA%A5p-nh%E1%BA%ADn-quy-ch%E1%BA%BF-%E1%BB%A9ng-vi%C3%AAn-c%E1%BB%A7a-ukraina-v%C3%A0-moldova

No comments:

Post a Comment