Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức với Phụng Hoàng & Trường An .
1/ VỢ TNLT NGUYỄN BẮC TRUYỂN BỊ CẤM XUẤT CẢNH
Vào ngày thứ Hai 27/6, bà Bùi Thị
Kim Phượng, vợ của tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, đã gửi một cuốn video
đến Hội nghị Tự do Tôn giáo Quốc tế 2022 để trình bày lý do không thể tham dự
hội nghị này.
Trong phần trình bày, bà Phượng cho biết đã bị bạo quyền CSVN ra lệnh cấm
xuất cảnh nhằm ngăn chận bà đến hội nghị để nói về tình trạng giam giữ của
chồng mình và vấn nạn đàn áp tôn giáo ở VN.
Ông Nguyễn Bắc Truyển bị tuyên án 11 năm tù vào tháng 7 năm 2017 với cao
buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. Vào năm 2019, bà Kim Phượng cũng bị
cấm xuất cảnh với lý do an ninh và trật tự xã hội. Theo bà Phượng, từ năm 2019
đến nay, năm nào bà cũng nhận được thư mời tham dự hội nghị tự do tôn giáo quốc
tế, nhưng vẫn bị cấm xuất cảnh.
Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế là sự kiện
được tổ chức hàng năm. Hội nghị năm nay sẽ diễn ra từ ngày 28 đến ngày 30 tháng
6. Một phần của chương trình sẽ được dành cho các nạn nhân của đàn áp tôn giáo
trên toàn thế giới nói về trường hợp của họ.
Khi được hỏi về cảm xúc của mình, bà Bùi Thị Kim Phượng cho biết là dĩ nhiên
rất tức giận nhưng đã sống trong chế độ cộng sản này thì nếu vượt thoát ra
ngoài sẽ thêm khó khăn cho những người sống trong nước.
2/ HƠN 7 NGÀN ĐẢNG VIÊN BỊ KỶ LUẬT SAU 10 NĂM
CHỐNG THAM NHŨNG
Hơn 170 quan chức đảng viên cao cấp đã bị kỷ luật trong 10
năm qua, trong số đó có 33 ủy viên ban chấp hành trung ương đảng và hơn 50
tướng lãnh quân đội. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2020, đã có hơn 50 ủy viên bị kỷ
luật.
Đây là con số được ban Nội chính Trung ương CSVN nêu ra
trong báo cáo tổng kết 10 năm phòng chống tham nhũng trong 10 năm qua, với 2700
tổ chức đảng bị thanh tra và hơn 7 ngàn đảng viên bị kỷ luật vì tham nhũng.
Theo thống kê, tính đến cuối năm 2021, đảng cộng sản cầm
quyền duy nhất tại VN có hơn 5 triệu đảng viên. Con số đảng viên bị kỷ luật
trong 10 năm qua do ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư CSVN, đưa ra là quá nhỏ
nhoi trong khi quốc nạn tham nhũng càng lúc càng vô phương cứu chữa.
3/ HẠM ĐỘI THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA NGA GHÉ THĂM CẢNG
CAM RANH
Ba chiến hạm thuộc hạm đội Thái bình dương của Nga vừa cập
cảng quốc tế Cam Ranh để thực hiện chuyến viếng thăm xã giao tỉnh Khánh Hòa
trong 3 ngày từ 25 đến 28/6.
Theo báo Quân đội, ba tàu này là một chiến hạm, một hộ tống
hạm và một tàu dầu cỡ trung. Các hoạt
động của chuyến viếng thăm là đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm các quân nhân
Liên xô và VN đã hy sinh, chào xã giao ủy ban tỉnh Khánh Hòa và bộ tư lệnh vùng
4 hải quân.
Cảng Cam Ranh từng được VN cho Nga thuê từ năm 1978 nhưng
sau đó bị chấm dứt hợp đồng thuê mướn cảng này vào năm 2002. Tuy nhiên Nga vẫn
là quốc gia bán nhiều vũ khí nhất cho VN, bao gồm 6 tàu ngầm Kilo trị giá hơn 2
tỷ Mỹ kim.
4/ THỔ NHĨ KỲ HOAN NGHÊNH PHẦN LAN VÀ THỤY ĐIỂN
GIA NHẬP NATO
Thổ Nhĩ Kỳ đã rút quyền phủ quyết trong khối NATO để cho
phép Phần Lan và Thụy Điển gia nhập vào khối Minh ước Bắc Đại tây dương này vào
hôm thứ Ba 28/6.
Ba quốc gia nói trên tuyên bố đồng ý bảo vệ an ninh của
nhau và chấm dứt các cuộc tranh cãi về quyền gia nhập liên minh quân sự nói
trên. Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu các nước Bắc Âu phải ngừng hỗ trợ các nhóm
chiến binh người Kurd và hủy bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Thổ. Hai nước Phần Lan
và Thụy Điển hứa sẽ tuân thủ hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ về các yêu cầu nói trên.
Bước tiến mới nhất diễn ra chỉ sau 4 giờ đàm phán trước khi
hội nghị thượng đỉnh của khối NATO bắt đầu ở thành phố Madrid vào ngày 30/6. Tổ
chức Minh ước Bắc Đại tây dương là một liên minh quân sự ra đời vào năm
1949. Hội nghị NATO diễn ra vào thời
điểm quan trọng trong lịch sử 73 năm của liên minh nay. Cuộc xăm lăng Ukraine
của Nga là cú sốc chiến lược lớn nhất đối với khối Tây phương kể từ sau vụ khủng
bố Hồi giáo vào nước Mỹ ngày 11/9/2001.
Liên minh này đang đối mặt với một số
thách thức, từ chiến tranh hỗn hợp đến sự mất ổn định ở vùng Balkan, cho đến
các cuộc tấn công mạng, quân sự hóa không gian và chuyện cần phải làm gì trước
sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-61966690
5) NGA TẤN CÔNG
VÀO THƯƠNG XÁ LÀ MỘT “TỘI ÁC CHIẾN TRANH”
Vụ oanh kích bằng
phi đạn của quân Nga vào một trung tâm thương mại của thành phố Krementchouk ở
miền trung Ukraine vào ngày 27/6 vừa qua là một “tội ác chiến tranh”, theo
tuyên bố của khối Âu châu.
Vụ oanh kích đã
khiến 18 người chết và ít nhất 36 người mất tích, với Tổng thống Volodymyr
Zelenski gọi đó là hành động “khủng bố và vô liêm sỉ” của Nga. Theo lực lượng
Ukraine, trung tâm này trúng phi đạn chống hạm Kh-22, được bắn ra từ chiến đấu
cơ Tu-22, cất cánh từ vùng Kursk của Nga, giáp biên giới miền đông Ukraine.
Vào tối hôm qua,
thứ Hai 27/6, các nguyên thủ khối G7 lên án vụ tấn công của Nga vào thường dân
vô tội là tội ác chiến tranh và khẳng định Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ phải
trả giá. Về phía Mỹ, Ngoại trưởng Antony Blinken tuyên bố nước Mỹ sẽ tiếp tục hỗ
trợ cho Ukraine để đánh bại quân Nga.
Chỉ vài giờ sau
thông báo về vụ oanh kích nhắm vào Krementchouk, giới chức Ukraine thông báo
thêm một vụ phóng rocket của quân Nga vào các thường dân tại thành phố Lyssytchansk,
vùng Lougansk, cướp đi mạng sống của 8 người.
No comments:
Post a Comment