Dưới sự lãnh đạo yếu kém và tham nhũng của CSVN, nhất là khi liên hệ đến nợ nần với TQ, hiểm họa vỡ nợ của Việt Nam kéo theo lầm than tận cùng của nhân dân như Lào và Sri Lanka là một thực tế cận kề.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần bình luận của Đinh Việt Thành với tựa đề: “Ngày Việt Nam vỡ nợ như Lào và Sri Lanka không còn
xa”
sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông do Trung Quốc đầu tư và xây dựng đang thua lỗ nặng nề.
Hàng loạt các vụ bắt bớ các nhân vật cao cấp trong hệ thống chính trị Việt Nam thời gian vừa qua đã cho thấy tham nhũng trong bộ máy của đất nước này đến cỡ nào. Và trong các vụ án tham nhũng tày trời đó, có bao nhiêu liên quan đến Trung Quốc? Nếu không có giải pháp hữu hiệu và minh bạch các thông tin về các dự án đầu tư từ Trung Quốc, thì ngày Việt Nam nối gót Lào và Sri Lanka vỡ nợ là không còn xa.
Lào là quốc gia nằm trong “Sáng Kiến Vành Đai Con Đường (BRI) nhưng hiện nay đang lâm vào tình trạng phá sản khi giá dầu tăng cao và đồng nội tệ mất giá mạnh hiện nay khiến cho nhiều nơi thiếu hụt nhiên liệu. Tuy nhiên, điều khiến Lào lo ngại nhất là nợ quốc gia cao ngất ngưỡng, trong khi dự trữ tiền mặt đang dần cạn kiệt.
Lào không phải là quốc gia duy nhất trong BRI rơi vào khủng hoảng kinh tế như vậy. Cách đây không lâu, Sri Lanka, một quốc gia Nam Á cũng nằm trong BRI đã bị mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi độc lập. Quốc đảo này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các mặt hàng quan trọng, cũng như tình trạng thiếu trầm trọng lực lượng tuần tra, thuốc men và dự trữ ngoại hối trong bối cảnh khủng hoảng cán cân thanh toán diễn ra nghiêm trọng.
Câu chuyện vỡ nợ của Lào và Srilanka đã cho thấy những mặt trái trong các dự án đầu tư khổng lồ trong BRI của Trung Quốc. Tại Việt Nam, mấy ngày gần đây, báo chí cho biết đường sắt Cát Linh – Hà Đông, sau hàng chục năm xây dựng kéo dài, tháng 11/2021 đã đi vào hoạt động. Nhưng cho đến nay, dự án đường sắt này vẫn đang lỗ vốn nặng nề. Điều này chứng tỏ dự án này không có hiệu quả kinh tế.
Ngoài dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông ra, còn rất nhiều dự án với Trung Quốc có thể nằm trong BRI nhưng không được Chính phủ Việt Nam công khai thông tin. Nghĩa là có rất nhiều khoản nợ “kín” của phía Việt Nam đối với các doanh nghiệp và chính phủ Trung Quốc.
Những bài học sai lầm của Lào và Srilanka đã cho thấy những nguy cơ khi điều hành chính phủ mà vướng vào những khoản nợ với Trung Quốc, mà công chúng không hề nắm được thông tin, do chính phủ không minh bạch các thông tin đầu tư này.
Mặc dù Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định nợ công của Việt Nam vẫn trong phạm vi an toàn, báo cáo hồi đầu năm của Ngân hàng thế giới cho biết nợ công của Việt Nam năm 2020 chiếm 56,9 % GDP, đây cũng là mức gần tới mức báo động đỏ.
Báo chí Việt Nam từ năm 2017 cho biết: “Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đưa ra hồi năm 2014, trong tổng số 62 dự án xi măng của Việt Nam triển khai theo hình thức BOT, có tới 49 dự án do Trung Quốc làm tổng thầu. Tương tự, có tới 16/27 dự án BOT nhiệt điện do các công ty của Trung Quốc làm tổng thầu.
Trong khi đó, hầu hết dự án đều chậm tiến độ từ vài tháng cho tới vài ba năm và chất lượng thiết bị không đồng đều. Số liệu của Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội cũng cho biết tính đến năm 2010, có đến 90% các dự án tổng thầu EPC của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm. Trong đó, chủ yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim, đáng chú ý, có tới 30 dự án trọng điểm quốc gia, với giá trị hàng tỷ USD.”
Tuy nhiên, cho đến nay, số phận các dự án do Trung
Quốc đầu tư này ra sao thì cũng không thấy ai nhắc tới.
Ngày Việt Nam nối gót Lào và Sri Lanka vỡ nợ không còn xa.
Điều đáng chú ý là một trong các điều kiện để nhận vốn vay của Trung Quốc theo chương trình BRI, các nước phải chấp nhận thuê các tổng thầu là công ty nhà nước Trung Quốc, thậm chí chấp nhận đưa các công nhân Trung Quốc vào làm việc.
Tính đến tháng 11/2020, Trung Quốc đầu tư tổng cộng 18 tỷ USD vào Việt Nam với khoảng 3.087 dự án. FDI của Trung Quốc có mặt tại hầu hết các tỉnh, thành Việt Nam nhưng chủ yếu tập trung tại các tỉnh biên giới có khu kinh tế cửa khẩu, ven biển, các thành phố đông dân, có sức thu hút lao động mạnh, có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng như đi lại giữa hai nước.
Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu thị trường, số vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam còn lớn hơn nhiều lần số liệu thống kê, lý do là các nhà đầu tư Trung Quốc và nguồn vốn đầu tư liên doanh liên kết, góp vốn (bằng tiền hoặc công nghệ, máy móc…) ở trong các doanh nghiệp Việt Nam trong đủ mọi lĩnh vực là rất nhiều. Tuy nhiên, tất cả những thông tin chi tiết đều không được công khai để người dân biết.
Hàng loạt các vụ bắt bớ các nhân vật cao cấp trong hệ thống chính trị Việt Nam thời gian vừa qua đã cho thấy tham nhũng trong bộ máy của đất nước này đến cỡ nào. Và trong các vụ án tham nhũng tày trời đó, có bao nhiêu liên quan đến Trung Quốc? Nếu không có giải pháp hữu hiệu và minh bạch các thông tin về các dự án đầu tư từ Trung Quốc, thì ngày Việt Nam nối gót Lào và Sri Lanka vỡ nợ là không còn xa./.
No comments:
Post a Comment