Trong bối cảnh “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” không giống ai của CSVN, các công ty nhà nước tham nhũng và lỗ lã kinh hoàng. Thay vì tiến đến kinh tế thị trường toàn diện để cứu vãn nền kinh tế, CSVN lại noi gương Tập Cận Bình thò tay kiểm soát các doanh nghiệp tư nhân.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần bình luận của Ngọc Vân với tựa đề: “Tại sao Đảng muốn thò tay vào các công ty tư nhân” sẽ được Nguyên Khải trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Ngọc Vân
Đả đảo
Thiệu – Kỳ
Cái gì cũng có
Hoan hô
Hồ Chí Minh
Cái đinh đăng
ký
Trái bí xếp hàng
Thời bao cấp, 1975-85,
trong cơn say chiến thắng, Đảng muốn kiểm soát mọi hoạt động kinh tế và
qua đó kiểm soát toàn bộ xã hội, theo kiểu: ai kiểm soát bao tử, người đó
kiểm soát cái đầu. Tuy vậy, những gì diễn ra tại Việt Nam cũng như Liên Xô
và các nước Đông Âu đã cho Đảng thấy họ không có khả năng đem lại cơm
no, áo ấm cho nhân dân dù nắm toàn bộ phương tiện sản xuất trong xã
hội. Người người nghèo đói, nhà nhà nghèo đói.
Nhiều người phải thay cơm
bằng bo bo, khoai mì, khoai lang, hay bắp đỏ. Những thứ mà ngày xưa
chỉ dùng để nuôi heo. Trong số những người vượt biên và
bỏ xác nơi biển cả hay rừng sâu, có những người ra đi vì nghèo đói.
Thu nhập đầu người, theo giá trị Mỹ kim năm 2020, của Việt Nam vào
thời bấy giờ chưa đến 500 USD. Hãy tưởng tượng bạn sống ở Sài
Gòn với 30 ngàn Đồng mỗi ngày, cho tất cả các nhu cầu trong cuộc sống.
Trong khi đó, một phần cơm đùi gà nướng ở Thuận Kiều có giá 87 ngàn.
Sau năm 1985, Đảng cởi
trói cho tư nhân làm kinh tế, để người dân tự xoay sở với
cuộc sống. Chỉ sau 10 năm, thu nhập của người dân đã tăng lên 50%. Sau 20
năm, lên 150% so với mức thu nhập năm 1985.
Dù trải qua một thất bại
không thể nặng nề hơn trong giai đoạn 1975-1985, Đảng vẫn tiếp tục
phát triển kinh tế nhà nước, vẫn cho kinh tế nhà nước là
chủ đạo. Đảng dồn nguồn lực của nhân dân, từ thuế, từ phí, đến
bán quyền sử dụng đất (thực sự là cướp đất của dân để bán) vào
việc phát triển kinh tế nhà nước.
Đảng cho rằng không kiểm
soát được hết thì kiểm soát một phần, càng nhiều càng tốt. Kiểm soát được càng
nhiều hoạt động kinh tế, càng kiểm soát được chính trị. Kiểm soát kinh
tế cũng giúp Đảng trả công cho sự trung thành của nhân viên, cán
bộ nhà nước, trong đó có những người có nhiệm vụ theo dõi, kiểm soát,
và đe dọa nhân dân.
Tuy vậy, nỗ lực phát
triển kinh tế nhà nước của Đảng tiếp tục thất bại. Nhìn chung, các doanh
nghiệp nhà nước thường thua lỗ. Tập Đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam, một công ty
thuộc loại mà người ta nghĩ là đào mỏ lên để bán, sẽ có lợi
nhuận cao. Tuy vậy, kết quả kinh doanh cho thấy lãi bình quân trên vốn
chủ sở hữu của tập đoàn này trong 3 năm 2015-2017 là 3,5% thấp hơn
nhiều so với lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng. Như vậy, một kết luận hợp
lý là không nên đào than nên bán nữa mà đem tiền gửi ngân hàng. Vừa không mất
than, vừa có lời hơn.
Vì thua lỗ, các doanh
nghiệp nhà nước dẫn đến việc chính phủ, nói đúng là nhân dân vì nhà nước làm gì
có tiền, phải gánh nợ. Chỉ riêng quả đấm thép Vinashin đã buộc nhà
nước phải gánh đến 4 tỷ Mỹ kim tiền nợ. Khi nhìn thấy tổng
số nợ của các công ty nhà nước, trong tình cảnh nhìn chung làm ăn
thua lỗ, tôi thấy lạnh sống lưng: 650 tỷ USD.
Có lẽ Đảng cũng đã bị lạnh
cẳng. Họ đã rút lại mục tiêu kiểm soát nền kinh tế của mình. Đến Đại
Hội 13, tổ chức năm 2021, Đảng đã đặt mục tiêu “Doanh nghiệp nhà nước tập
trung vào lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng, quốc phòng, an ninh; hoạt
động theo cơ chế thị trường, quản trị hiện đại theo chuẩn
mực quốc tế; lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu,
cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.”.
Trong khi đó, khác với
cảnh cha chung không ai khóc của các doanh nghiệp nhà nước, khối doanh nghiệp
tư nhân và nước ngoài có kết quả kinh doanh lành mạnh hơn.
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của 5 công ty
tư nhân lớn nhất Việt Nam trong cùng khoảng thời gian từ 2015-2017
lần lượt là: Thế Giới Di Động: 39,6%, Hòa Phát: 23,0%, Masan: 9%,
Vingroup: 5,2% . Do đó, xu hướng không thể tránh khỏi là khối kinh
tế tư nhân và nước ngoài sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng cao
trong nền kinh tế.
Điều này dẫn đến câu hỏi làm
thế nào để tiếp tục kiểm soát xã hội, trong trường hợp này là các ông
chủ các tập đoàn và nhân viên của họ, trong khi doanh nghiệp nhà nước
không còn đóng góp phần lớn vào giá trị tổng sản phẩm quốc nội? Có lẽ, bây
giờ đảng muốn có kiểm soát dù không nắm quyền sở hữu, bằng việc đưa
các chi bộ đảng vào doanh nghiệp tư nhân.
Đảng trả lời bằng
Chỉ Thị 33 của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng “về tăng
cường công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp
tư nhân”. Đảng đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Chưa rõ kết
quả của một quả đấm thép mới của Đảng chưa rõ thế nào. Tuy
vậy, có thể nhìn sang Trung Quốc để dự đoán. Tập Cận Bình
đã buộc các ông chủ các hãng tư nhân như Alibaba, Jack Ma, phải
quỳ gối. Ví dụ, Jack Ma đã phải tuyên bố Alibaba sẽ đóng góp 100
tỷ Nhân Dân Tệ, khoảng 15 tỷ Mỹ kim cho một nỗ lực của nhà
nước Trung Quốc. Tuy vậy, khó có thể kiểm soát các công ty tư nhân
trong khi vẫn muốn họ kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng nhanh. Điều này
đã bắt đầu thể hiện trong nền kinh tế Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment