Sunday, June 12, 2022

Tô Lâm-Nguyễn Phú Trọng

Nói Với Người Cộng Sản

Tiếp theo đây, mời quí thính giả theo dõi chuyên mục ”Nói Với Người Cộng Sản”. Đây là diễn đàn để trình bày với các đảng viên đảng csVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. ”Nói Với Người Cộng Sản” do Tiến Văn/b> biên soạn qua sự trình bày của Hoàng Ân.

Tiến Văn

Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,

Tuần trước chúng ta nói đến việc Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu sẽ phải chữa cháy sau khi công luận hết sức phẫn nộ trước bản án 4 năm dành cho tay thứ trưởng y tế Trương Quốc Cường.

Kẻ đứng đầu một chế độ độc tài thường có toàn quyền quyết định mọi việc, song, trên thực tế, kẻ đứng đầu lại có nhiều nguy cơ trở thành con tin của chính thể chế độc tài. Lí do rất giản dị là kẻ đứng đầu, sau một thời gian cầm quyền, sẽ tự nhiên bị lệ thuộc vào những bộ hạ đảm trách những việc hệ trọng như an ninh, tình báo hay quân đội. Nói cách khác, nếu thiếu sự tuân phục của những bộ hạ đắc lực, kẻ đứng đầu một chế độ độc tài hoặc phải trở thành kẻ hữu danh vô thực hoặc bị lật đổ. Trọng cũng không thể tránh được qui luật này.

Như chúng ta đã bàn luận, việc Tô Lâm vẫn bình chân như vại sau vụ há mồm ăn bò dát vàng tại Anh quốc là dấu chỉ không thể phủ nhận của sự lệ thuộc, mất quyền lực của Nguyễn Phú Trọng. Song, đây chỉ là dấu hiệu nhỏ của sự mất quyền lực lớn hơn nhiều đối với cá nhân Trọng và là dấu chỉ kín đáo của sự mục ruỗng chính trị trong toàn hệ thống.

Trong vụ Trương Quốc Cường, theo những thông tin riêng của chúng tôi, ngay từ đầu Trọng và bộ sậu đã muốn dùng Trương Quốc Cường làm con tốt để tiếp tục tâng bốc chiến dịch chống tham nhũng “đốt lò” nhưng Trọng không thể thuyết phục được các thành viên khác đồng ý vì Trương Quốc Cường có mối liên hệ với những nhân vật có tiềm lực và quyền lực không muốn tuân phục Trọng.

Hiện nay chỉ có một giải pháp duy nhất để Trọng và bộ sậu lật lại vụ án của Trương Quốc Cường là bám vào cái gọi là hệ thống tư pháp - pháp quyền xã hội chủ nghĩa : dùng thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm do “viện kiểm sát” đề nghị xem xét lại vụ án để có cớ đưa ra một bản án nặng hơn có khả năng xoa dịu dư luận và lấy lại thể diện cho công cuộc “đốt lò” của Trọng.

Tuy nhiên, khả năng này không sáng sủa vì cái gọi là “viện kiểm sát” không còn nằm trong khả năng điều hành của Trọng nữa. Nhưng, ngay cả khi “việc kiểm sát” đồng ý ra kháng nghị vụ án, việc tăng thêm hình phạt cho Trương Quốc Cường cũng không thể là việc dễ dàng vì vẫn phải cần sự thống nhất của các nhân vật đã không đồng quan điểm với Nguyễn Phú Trọng. Tìm kiếm sự đồng ý của một người đã khó. Có được sự đồng ý của người đã phản đối là việc luôn khó hơn vạn lần.

Có thể nói, việc dám bắt và bỏ tù Đinh La Thăng đã giúp Trọng lấy được nhiều uy lực và khâm phục trong nội bộ cùng cánh thì việc không dám động đến Tô Lâm trong vụ há mồm ăn bò dát vàng đã đẩy Trọng xuống hố đen của sự khinh thường, bất tuân phục.

Theo những nguồn tin riêng của chúng tôi, trong nội bộ chóp bu hiện nay đang có những bàn luận đả phá về cá tính thâm thù nhỏ mọn và đạo đức giả của Trọng trong chiến dịch “đốt lò”.

Có người đã nói về sai lầm nghiêm trọng của Nguyễn Phú Trọng trong vụ cố tình bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức chỉ nhằm thỏa mãn sự căm tức nhỏ nhen của Trọng sau khi bị Trịnh Xuân Thanh chế giễu.

Chính từ những hành vi nhỏ nhen này đã vô tinh đưa Trọng ngày càng lệ thuộc vào Tô Lâm và tự đánh mất uy quyền, kính trọng của tất cả các đồng bọn khác. Trong khi đó, quan hệ của Trọng và Tô Lâm lại ngày càng trở nên bằng vai phải lứa. Tức Trọng cũng mất nốt sự tôn trọng của Tô Lâm.

Nhưng vai trò tối trọng của an ninh, công an là không thể bỏ trong các chế độ độc tài cộng sản toàn trị. Sự lệ thuộc của kẻ đứng đầu hệ thống là không thể tránh khỏi trừ khi kẻ đứng đầu có bản lãnh và thực lực để đối đầu bằng cách trừ khử  ngay khi cần như các sếp an ninh thời Liên Xô nối nhau lên chức và nối nhau xuống mồ.

Song, biện pháp trừ khử này lại cũng có những nguy cơ riêng của nó. Thứ nhất, kẻ đứng đầu phải có hệ thống thông tin riêng và quyền lực phụ trợ đủ mạnh nhưng tuyệt đối kín đáo để có thể ra tay hiệu quả khi cần. Thứ hai, biện pháp trừ khử thân tín về an ninh dễ trở thành con dao hai lưỡi chống lại chính mình.

Cho tới nay, mọi dấu hiệu đều không cho thấy Trọng có bản lãnh và những khả năng này để đối phó với Tô Lâm, với những kẻ thân tín đang trở thành đối đầu, trở thành kẻ kiểm soát chính Trọng.

Nhưng đây vẫn chưa phải là viễn cảnh xấu nhất đối với Trọng vì cuộc đấu quyền lực trong một chế độ độc tài toàn trị luôn có những diễn biến khó lường khốc hại.  Bởi đây là một chế độ của bóng tối.

Hoàng Ân cùng Tiến Văn tạm biệt và xin hẹn quí vị, quí bạn trong chương trình tuần sau.

 

12/06/2022

 

 

Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,

Tuần trước chúng ta nói đến việc Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu sẽ phải chữa cháy sau khi công luận hết sức phẫn nộ trước bản án 4 năm dành cho tay thứ trưởng y tế Trương Quốc Cường.

Kẻ đứng đầu một chế độ độc tài thường có toàn quyền quyết định mọi việc, song, trên thực tế, kẻ đứng đầu lại có nhiều nguy cơ trở thành con tin của chính thể chế độc tài. Lí do rất giản dị là kẻ đứng đầu, sau một thời gian cầm quyền, sẽ tự nhiên bị lệ thuộc vào những bộ hạ đảm trách những việc hệ trọng như an ninh, tình báo hay quân đội. Nói cách khác, nếu thiếu sự tuân phục của những bộ hạ đắc lực, kẻ đứng đầu một chế độ độc tài hoặc phải trở thành kẻ hữu danh vô thực hoặc bị lật đổ. Trọng cũng không thể tránh được qui luật này.

Như chúng ta đã bàn luận, việc Tô Lâm vẫn bình chân như vại sau vụ há mồm ăn bò dát vàng tại Anh quốc là dấu chỉ không thể phủ nhận của sự lệ thuộc, mất quyền lực của Nguyễn Phú Trọng. Song, đây chỉ là dấu hiệu nhỏ của sự mất quyền lực lớn hơn nhiều đối với cá nhân Trọng và là dấu chỉ kín đáo của sự mục ruỗng chính trị trong toàn hệ thống.

Trong vụ Trương Quốc Cường, theo những thông tin riêng của chúng tôi, ngay từ đầu Trọng và bộ sậu đã muốn dùng Trương Quốc Cường làm con tốt để tiếp tục tâng bốc chiến dịch chống tham nhũng “đốt lò” nhưng Trọng không thể thuyết phục được các thành viên khác đồng ý vì Trương Quốc Cường có mối liên hệ với những nhân vật có tiềm lực và quyền lực không muốn tuân phục Trọng.

Hiện nay chỉ có một giải pháp duy nhất để Trọng và bộ sậu lật lại vụ án của Trương Quốc Cường là bám vào cái gọi là hệ thống tư pháp - pháp quyền xã hội chủ nghĩa : dùng thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm do “viện kiểm sát” đề nghị xem xét lại vụ án để có cớ đưa ra một bản án nặng hơn có khả năng xoa dịu dư luận và lấy lại thể diện cho công cuộc “đốt lò” của Trọng.

Tuy nhiên, khả năng này không sáng sủa vì cái gọi là “viện kiểm sát” không còn nằm trong khả năng điều hành của Trọng nữa. Nhưng, ngay cả khi “việc kiểm sát” đồng ý ra kháng nghị vụ án, việc tăng thêm hình phạt cho Trương Quốc Cường cũng không thể là việc dễ dàng vì vẫn phải cần sự thống nhất của các nhân vật đã không đồng quan điểm với Nguyễn Phú Trọng. Tìm kiếm sự đồng ý của một người đã khó. Có được sự đồng ý của người đã phản đối là việc luôn khó hơn vạn lần.

Có thể nói, việc dám bắt và bỏ tù Đinh La Thăng đã giúp Trọng lấy được nhiều uy lực và khâm phục trong nội bộ cùng cánh thì việc không dám động đến Tô Lâm trong vụ há mồm ăn bò dát vàng đã đẩy Trọng xuống hố đen của sự khinh thường, bất tuân phục.

Theo những nguồn tin riêng của chúng tôi, trong nội bộ chóp bu hiện nay đang có những bàn luận đả phá về cá tính thâm thù nhỏ mọn và đạo đức giả của Trọng trong chiến dịch “đốt lò”.

Có người đã nói về sai lầm nghiêm trọng của Nguyễn Phú Trọng trong vụ cố tình bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức chỉ nhằm thỏa mãn sự căm tức nhỏ nhen của Trọng sau khi bị Trịnh Xuân Thanh chế giễu.

Chính từ những hành vi nhỏ nhen này đã vô tinh đưa Trọng ngày càng lệ thuộc vào Tô Lâm và tự đánh mất uy quyền, kính trọng của tất cả các đồng bọn khác. Trong khi đó, quan hệ của Trọng và Tô Lâm lại ngày càng trở nên bằng vai phải lứa. Tức Trọng cũng mất nốt sự tôn trọng của Tô Lâm.

Nhưng vai trò tối trọng của an ninh, công an là không thể bỏ trong các chế độ độc tài cộng sản toàn trị. Sự lệ thuộc của kẻ đứng đầu hệ thống là không thể tránh khỏi trừ khi kẻ đứng đầu có bản lãnh và thực lực để đối đầu bằng cách trừ khử  ngay khi cần như các sếp an ninh thời Liên Xô nối nhau lên chức và nối nhau xuống mồ.

Song, biện pháp trừ khử này lại cũng có những nguy cơ riêng của nó. Thứ nhất, kẻ đứng đầu phải có hệ thống thông tin riêng và quyền lực phụ trợ đủ mạnh nhưng tuyệt đối kín đáo để có thể ra tay hiệu quả khi cần. Thứ hai, biện pháp trừ khử thân tín về an ninh dễ trở thành con dao hai lưỡi chống lại chính mình.

Cho tới nay, mọi dấu hiệu đều không cho thấy Trọng có bản lãnh và những khả năng này để đối phó với Tô Lâm, với những kẻ thân tín đang trở thành đối đầu, trở thành kẻ kiểm soát chính Trọng.

Nhưng đây vẫn chưa phải là viễn cảnh xấu nhất đối với Trọng vì cuộc đấu quyền lực trong một chế độ độc tài toàn trị luôn có những diễn biến khó lường khốc hại.  Bởi đây là một chế độ của bóng tối.

Hoàng Ân cùng Tiến Văn tạm biệt và xin hẹn quí vị, quí bạn trong chương trình tuần sau.

 

12/06/2022

 

 

No comments:

Post a Comment