Friday, June 3, 2022

Nhắc chuyện xưa để hướng đến tương lai

Bàn Ngang Tán Dọc

Sự kiện: Ngày này cách đây 33 năm có một sự kiện diễn ra ở quảng trường Thiên An Môn bên Trung Quốc, cả thế giới đều biết, nhưng nhiều người Tàu lại không biết, chuyện khó tin nhưng có thật. 

Kịch Bản

BC- Chào anh HS và chị MN. Anh chị khỏe không? Hôm qua nghe anh HS phỏng vấn anh Trần Hoàng Sa về hào khí của cuộc tổng biểu tình ngày 10 tháng 6 năm 2018 của bà con ta ở trong nước, làm cho BC lại nhớ đến cuộc tàn sát đẫm máu sinh viên học sinh ở quảng trường Thiên An Môn bên Tàu năm xưa, không biết anh chị có còn nhớ biến cố ấy không?

 

HS-  Chào anh BC, HS khỏe. Cảm ơn anh BC đã nghe cuộc trao đổi giữa HS và anh Trần Hoàng Sa hôm qua nhắc lại cuộc tổng biểu tìng ngày 10 tháng 6 cách đây 4 năm. Đúng, ngày ấy phải được ghi vào lịch sử của cuốc đấu tranh đòi dân chủ và chống ngoại xâm của đồng bào ta. Vì từ ngày ấy đến nay đã không có cuộc xuống đường nào đông đảo như thế cả.

 

MN- Chào anh BC và anh HS. Hai anh vừa nhắc đến cuộc tổng biểu tình của bà con ta ở VN ngày 10 tháng 6/2018 và cuộc thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn vào đúng ngày hôm nay 4/6/1989 cách đây 33 năm ở Bắc Kinh. Vậy theo hai anh hai sự kiện ấy có gì giống nhau và khác nhau thưa hai anh.

 

BC- Theo BC thì cả hai cuộc biểu tình đều diễn ra trong chế độ độc tài toàn trị CS, mà người dân không được tự do xuống đường để bầy tỏ nguyện vọng của mình. Ở Bắc kinh thì sinh viên học sinh biểu tình đòi dân chủ, đòi cải tổ thể chế chính trị, chống độc tài và tham nhũng, đòi tự do ngôn luận, tự do báo chí. Còn ở VN thì mục đích chính là chống giặc Tàu ngoai xâm, chống tay sai CSVN đưa giặc Tàu vào nước ta qua hình thức cho thuê các đặc khu kinh tế đến 99 năm.

 

HS- Sự kiện bên ngoài thì đúng như thế, nhưng không thể nào chống được ngoai xâm nếu không dẹp được nội thù chính là đảng CSVN, vì vậy mục đích đòi dân chủ nhân quyền, đòi tự do ngôn luận, tự do báo chí, chông độc tài tham nhũng, cũng chính là nhằm loại bỏ chế độ CSVN đấy.

 

MN- Ở bên Tàu thì CS, mà đúng hơn là Đặng Tiểu Bình đã sử dụng quân đội để tàn sát người biểu tình, còn ở VN thì họ không tàn sát ngay lúc ấy, nhưng đã âm thầm truy bắt từng cá nhân sau đó, nên không gây ra sự chấn động lớn. Hai anh thấy cách nào hiệu quả hơn?

 

BC- Hai bối cảnh khác nhau, ở Bắc Kinh lúc ấy có hai khuynh hướng, hai thế lực trong đảng CS Tàu đối nghịch nhau. Sinh viên biểu tình ở Bắc Kinh và nhiều thành phố khác còn được gọi là Phong Trào Dân Chủ 89, họ ủng hộ đường lối cởi mở của Hồ Diệu Bang, Nếu phong trào này thành công thì chắc chắn đã có cuộc cách mạng dân chủ xẩy ra rồi. Nhưng phe giáo điều cực đoan CS thắng thế, dẫn đến cuộc đàn áp đẫm máu vào đêm  mồng 3 rạng sáng ngày 4 tháng 6, mà con số bị giết có thể lên đến nhiều ngàn người.

HS- Nói chung ở Tàu cũng như ở VN, người biểu tình đều chủ trương ôn hòa, chỉ muốn bầy tỏ nguyện vọng chính đáng bằng cách sử dụng quyền biều tình như đã ghi trong hiến pháp, nhưng phía nhà nước độc tài thì họ không chấp nhận lắng nghe và đối thoại, mà chỉ muốn dùng bạo lực để chứng tỏ uy quyền tuyệt đối của họ mà thôi, nên họ huy động quân đội để đàn áp, thẳng tay.

 

MN- Đó là ở Thiên An Môn bên Tàu, còn ở VN thì MN thấy nhà nước đã huy động công an cảnh sát đàn áp người biểu tình. Đặc biệt ở Phan Rí Cửa, tỉnh Bình Thuận, khi người biểu tình bị đàn áp thì họ đã phản kháng mạnh, khiến cuộc biểu tình ôn hòa biến thành bạo động, mà chẳng có ai là người đã lên kế hoạch trước, hay chỉ huy cả, khiến công an phải bỏ cả vũ khí, mũ áo dày dép chạy dài, nhiều người tưởng rằng chế độ CS sụp đổ đến nơi rồi; mà có lẽ nhiều anh công an cảnh sát cũng nghĩ như vậy, trước khí thế sôi sục của người dân trong khắp nước.

 

BC- Biến cố Thiên An Môn đã làm cho thế giới nhìn rõ hơn về bản chất tàn ác phi nhân của chế độ độc tài CS Tàu, mà suốt thời gian Mao Trạch Đông cầm quyền, ông ta đã sử dụng đối với người dân nước này. Từ sự kiện ấy, nhiều nạn nhân đã trốn thoát được ra nước ngoài, từ đó hàng năm họ vẫn tổ chức tưởng niệm để nhắc lại sự kiện đen tối ấy, còn nhà nước CS Tàu thì cấm tuyệt đối không ai được nhắc đến biến có Thiên An Môn cả, vì vậy rất nhiều người Tàu cũng không biết có sự kiện như thế, còn giới trẻ thì hoàn tòn mù tịt.

 

HS- Nhưng người ở Hồng Kông đặc biệt là giới trẻ thì hàng năm họ vẫn tổ chức ghi nhớ ngày ấy đấy, đến nay thì Hồng Kông hoàn toàn bị đảng CS kiểm soát rồi, nên không ai còn làm gì được nữa. Phong trào dân chủ 89 coi như đi vào quên lãng của lịch sử thôi.

 

MN- Ở Hồng Kông hả, tuần trước họ đã bắt tống giam cả đức Hồng Y Trần Nhật Quân kìa. Như thế chẳng lẽ các chế độ độc tài như Tàu Cộng, Việt Cộng, Nga xô hay Bắc Triều Tiên, Cu Ba đều là những chế độ phi nhân tính mà lại đứng vững mãi được hay sao hả hai anh.

 

BC- BC không tin như thế, vì khát vọng tự do dân chủ luôn là một thôi thúc mãnh liệt, nên sẽ có một ngày người dân các xứ ấy giành lại quyền quyết định cho mình chứ.

 

HS- Vì vậy mà chúng ta tiếp tục phải nhắc nhớ bà con đừng quên ngày hào khí như cuộc tổng biểu tình ngày 10/6/2018, cũng như ngày thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 là như vậy.

 

MN- Đúng vậy, ai cũng cần học hỏi những kinh nghiệm của lịch sử để tránh những vết xe đổ trong tương lai chứ, nhất là lịch sử chống ngoại xâm của cha ông chúng ta. Nếu lơ là, bọn CSVN cứ âm thầm cho Tàu Cộng thuê hết đặc khu Quảng Ninh rồi tới Phú Quốc, đến Bắc Vân Phong, đến một lúc nào đó, mở mắt ra thấy đâu cũng là quân Tàu cả, thì lúc ấy đã quá muôn rồi hai anh à.

 

BC- Thành phố xinh đẹp Nha Trang hiện nay đã tràn ngập ngươi Hoa rối đấy. Chuyện này chúng ta sẽ phải bàn sâu hơn nữa anh chị à. Hôm nay chúng ta hết giờ mất rồi.

 

HS.... MN....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment