Thursday, June 2, 2022

ĐIỀU MÀ PUTIN KHÔNG HỀ TÍNH ĐẾN

Bình Luận

Một trong những thất bại địa chính trị nặng nề nhất của nhà độc tài Putin khi xâm lấn Ukraine là đẩy Phần Lan, Na Uy vào vòng tay của NATO và nới rộng biên giới tiếp cận giữa LB Nga và NATO gấp hơn 2 lần.

Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần bình luận của Việt Hoàng với tựa đề: ĐIỀU MÀ PUTIN KHÔNG HỀ TÍNH ĐẾN” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay. 

Ngày 25/5, Phần Lan và Thụy Điển đã chính thức đệ đơn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), chấm dứt vị thế trung lập hàng thập kỷ, thậm chí là cả thế kỷ. Xuất phát từ mục tiêu “phi quân sự hóa”, “chiến dịch quân sự đặc biệt” do Nga phát động nhằm vào Ukraine chưa đạt được kết quả, nhưng lại bất ngờ gây nên sự biến động mạnh mẽ về cấu trúc địa chính trị ở bờ Biển Baltic. 

Đối với Nga, có thể nói việc Thụy Điển và Phần Lan chấm dứt vị thế trung lập, gia nhập NATO để tìm kiếm sự bảo đảm an ninh tập thể là thất bại lớn nhất ở Biển Baltic kể từ thời Peter Đại Đế đến nay, từ Bắc Băng Dương qua Biển Baltic đến Biển Đen đã hình thành “biên giới cứng” đối đầu với phương Tây. 

Đối với Biển Baltic, xu thế hợp tác hình thành sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh có thể đảo ngược, sau Chiến tranh phương Bắc vào thế kỷ XVIII, một lần nửa Biển Baltic trở thành tiêu điểm địa chính trị của châu Âu. 

Quân đội Nga đã rơi vào cuộc chiến tiêu hao kéo dài ở chiến trường Ukraine và một trong những mục tiêu chiến lược của Nga chính là “trung lập hóa” Ukraine. Điều nghịch lý là, các nước Phần Lan và Thụy Điển vốn là điển hình của sự trung lập lại nhanh chóng từ bỏ địa vị trung lập, vội vàng xin gia nhập NATO. Một lý do dẫn đến việc Nga sử dụng vũ lực đối với Ukraine chính là vì nước này có thể gia nhập NATO, gây nên mối đe dọa an ninh với Nga, nhưng kết quả là chưa trung lập hóa được Ukraine, bước chân của NATO lại đặt vào Phần Lan. 

Tại sao lại dẫn đến cục diện ngỡ ngàng như vậy? 

Việc Nga xâm lược một quốc gia có chủ quyền được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi đã phá vỡ nhận thức chung cơ bản về trật tự quốc tế ở châu Âu kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, đặc biệt là sau Chiến tranh Lạnh, lợi dụng chiến tranh để thay đổi biên giới, tạo ra cái gọi là vùng đệm dẫn đến sự chấn động mạnh về địa chính trị.

Trước đó, Phần Lan và Thụy Điển duy trì trung lập là do lo sợ sự đe dọa của Nga (trước đó là Liên Xô), hiện nay họ từ bỏ quy chế trung lập, lý do trực tiếp là nỗi sợ hãi đối với Nga đã suy giảm. Xét từ phản ứng và thái độ của Nga về quyết định gia nhập NATO của hai nước, Nga không đủ sức mạnh và ý chí để răn đe hai nước này. 

Đầu tiên, xét từ góc độ sức mạnh của Nga ở khu vực châu Âu đang suy giảm, Nga sẽ đối diện với sự đảo ngược lớn kể từ thế kỷ XVIII sau cuộc chiến Nga-Ukraine. Sự trỗi dậy của Nga ở châu Âu bắt đầu từ thời Peter Đại Đế. Trải qua cuộc Chiến tranh phương Bắc kéo dài hơn 20 năm, Nga đã đánh bại "lãnh chúa" Biển Baltic là Thụy Điển, không những giành được cửa ngõ thông đến châu Âu, mà còn giành được hành lang thông đến châu Âu. Peter Đại Đế đóng đô ở Saint Petersburg, Biển Baltic trở thành trọng tâm quyền lực của Nga. Khu vực ngược chiều kim đồng hồ từ Biển Baltic đến Biển Đen đã trở thành tinh thần chủ đạo cho sự bành trướng của Nga trong thế kỷ XVIII. Ba lần chia cắt Ba Lan, nhiều lần phát động chiến tranh đối với Đế quốc Ottoman, đến cuối thể kỷ XVIII, Nga đã trở thành cường quốc số một của Biển Baltic và Biển Đen. 

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, phạm vi ảnh hưởng của Nga một lần nữa đạt đỉnh, kéo dài đến khu vực Trung Âu. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các nước Đông Âu và các nước khu vực Biển Baltic gia nhập NATO, sức mạnh của Nga suy giảm về mức sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Cuộc chiến Nga-Ukraine lần này lại thúc đẩy Thụy Điển và Phần Lan đứng vào phe NATO, Nga quay trở lại trạng thái đầu thế kỷ XVIII. 

Thứ hai, Thụy Điển và Phần Lan duy trì trung lập trong thời kỳ Chiến trạnh Lạnh, Chiến tranh Thế giới thứ hai, thậm chí là Chiến tranh Thế giới thứ nhất, nhưng hiện nay đột ngột từ bỏ vị thế trung lập, ngoài việc cân nhắc vấn đề an ninh còn bộc lộ rõ sự không tương thích giữa Nga và châu Âu. 

Tư duy chiến lược của Nga vẫn dừng lại ở thời kỳ Peter Đại Đế, Catherine Đại Đế, tuy nhiên trật tự quốc tế châu Âu đã phát sinh sự thay đổi mang tính lịch sử, từ logic cân bằng quyền lực chuyển sang an ninh tập thể. Từ trước đến nay, Phần Lan và Thụy Điển luôn duy trì trung lập, nghĩa là vừa phù hợp với lợi ích của nước mình, vừa là “sự lựa chọn hợp lý” trong hệ thống cân bằng quyền lực của châu Âu. Lợi ích và sự lo sợ đã dẫn dắt trật tự châu Âu, chính nghĩa và chuẩn mực bị gạt sang một bên. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, châu Âu bị chia tách thành hai nhóm, đối đầu phe phái đã lật đổ hệ thống cân bằng quyền lực. 

Sau Chiến tranh Lạnh, NATO không những không giải thể, ngược lại không ngừng bành trướng, logic an ninh tập thể và đối đầu phe phái tiếp tục kéo dài. Sau khi cuộc chiến Nga-Ukraine bùng nổ, Phần Lan và Thụy Điển không chỉ đối diện với việc chọn bên về phương diện an ninh, mà còn đối diện với bài kiểm tra đạo đức, biên giới giữa Nga và Phần Lan đã không chỉ là giới tuyến của lãnh thổ và an ninh mà còn là “biên giới cứng” của hai thế giới. 

Cuối cùng, Biển Baltic sẽ trở thành tuyến đầu trong cuộc đọ sức chiến lược giữa châu Âu và Nga, từ bên lề trở thành trung tâm của địa chính trị châu Âu. Sau Chiến tranh phương Bắc, Bắc Âu dần "bặt vô âm tín". Trong các cuộc chiến tranh quy mô lớn trong lịch sử, vai trò của Biển Baltic luôn bị lãng quên. Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1939-1940) không dẫn đến sự can dự của các cường quốc châu Âu như cuộc chiến Nga-Ukraine hiện nay. Trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai và Chiến tranh Lạnh, Phần Lan duy trì quy chế trung lập nhưng ngọn lửa chiến tranh ven Biển Đen hiện nay đã gây chấn động Biển Baltic, Phần Lan và Thụy Điển nhanh chóng gia nhập NATO, bức bách như ba nước Biển Baltic năm 2004. 

Sau cuộc chiến Nga-Ukraine, Nga sẽ đối diện với sự biến động mạnh ở Biển Baltic và Biển Đen trong 300 năm qua. Đây có lẽ là hệ quả mà Putin chưa từng nghĩ đến./.

No comments:

Post a Comment