Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Vân Khanh&Bá Cơ trình bày sau đây.
TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ HUỲNH ĐỨC THANH BÌNH KHÔNG KHÁNG ÁN
Anh Huỳnh Đức Thanh Bình, người bị tòa sơ thẩm tuyên án 10 năm tù với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chế độ”, đã quyết định không kháng án vì không tin vào hệ thống pháp luật Việt Nam.
Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Huệ, mẹ của anh Bình, sau phiên tòa nói trên, anh Bình trình bày với Luật sư Nguyễn Văn Miếng là gia cảnh khó khăn nên không muốn tốn thêm tiền, hơn thế nữa, anh Bình không tin là tòa sẽ thay đổi phán quyết và chấp nhận lắng nghe lời bào chữa của luật sư.
Bà Huệ kể thêm là trong lần thăm nuôi tại trại tù vào ngày 1/10 vừa qua, công an luôn ngồi cạnh hai mẹ con và chỉ cho phép được nói chuyện 20 phút, thay vì một tiếng đồng hồ theo quy định.
Như tin đã loan, anh Huỳnh Đức Thanh Bình, 21 tuổi, đã bị nhà cầm quyền cs Việt Nam bắt giữ cùng với cha là ông Huỳnh Đức Thịnh và các ông Michael Phương Nguyễn, Trần Long Phi và Quốc Bảo với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chế độ” vào tháng 7 năm 2018.
Anh Huỳnh Đức Thanh Bình, người bị tòa sơ thẩm tuyên án 10 năm tù với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chế độ”, đã quyết định không kháng án vì không tin vào hệ thống pháp luật Việt Nam.
Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Huệ, mẹ của anh Bình, sau phiên tòa nói trên, anh Bình trình bày với Luật sư Nguyễn Văn Miếng là gia cảnh khó khăn nên không muốn tốn thêm tiền, hơn thế nữa, anh Bình không tin là tòa sẽ thay đổi phán quyết và chấp nhận lắng nghe lời bào chữa của luật sư.
Bà Huệ kể thêm là trong lần thăm nuôi tại trại tù vào ngày 1/10 vừa qua, công an luôn ngồi cạnh hai mẹ con và chỉ cho phép được nói chuyện 20 phút, thay vì một tiếng đồng hồ theo quy định.
Như tin đã loan, anh Huỳnh Đức Thanh Bình, 21 tuổi, đã bị nhà cầm quyền cs Việt Nam bắt giữ cùng với cha là ông Huỳnh Đức Thịnh và các ông Michael Phương Nguyễn, Trần Long Phi và Quốc Bảo với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chế độ” vào tháng 7 năm 2018.
VIỆT NAM PHỦ NHẬN LÀ “Ổ RỬA TIỀN” CỦA THẾ GIỚI
Bộ Ngoại giao Việt Nam vào hôm qua lên tiếng bác bỏ cáo buộc là nước “rửa tiền hàng đầu của thế giới”, số lượng tiền bẩn lên đến hàng chục tỷ Mỹ kim mỗi năm.
Cáo buộc nói trên do tổ chức Liêm chính Tài chính Toàn cầu đưa ra, dựa trên các số liệu thu thập được từ LHQ, Quỹ Tiến tệ Quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á châu và VN. Tổ chức này cho biết, thủ đoạn đơn giản nhất là làm giả mạo hóa đơn nhập hàng, sau đó nộp cho tổng cục Hải quan Việt Nam để hợp pháp hóa các khoản tiền phi pháp. Một thủ đoạn thông dụng khác là mua bán bán động sản bằng tiền mặt được mang lậu vào Việt Nam.
Theo ghi nhận của tổ chức này, trong năm 2015, hơn 22 tỷ Mỹ kim đã được chuyển vào Việt Nam để “rửa tiền” bằng các thủ đoạn nói trên.
Bộ Ngoại giao Việt Nam vào hôm qua lên tiếng bác bỏ cáo buộc là nước “rửa tiền hàng đầu của thế giới”, số lượng tiền bẩn lên đến hàng chục tỷ Mỹ kim mỗi năm.
Cáo buộc nói trên do tổ chức Liêm chính Tài chính Toàn cầu đưa ra, dựa trên các số liệu thu thập được từ LHQ, Quỹ Tiến tệ Quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á châu và VN. Tổ chức này cho biết, thủ đoạn đơn giản nhất là làm giả mạo hóa đơn nhập hàng, sau đó nộp cho tổng cục Hải quan Việt Nam để hợp pháp hóa các khoản tiền phi pháp. Một thủ đoạn thông dụng khác là mua bán bán động sản bằng tiền mặt được mang lậu vào Việt Nam.
Theo ghi nhận của tổ chức này, trong năm 2015, hơn 22 tỷ Mỹ kim đã được chuyển vào Việt Nam để “rửa tiền” bằng các thủ đoạn nói trên.
TRUNG CỘNG GỬI THÊM QUÂN ĐẾN VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Một nhật báo Ấn Độ loan tin theo lời của viên đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, ông Phạm Sanh Châu, tiết lộ là Trung Cộng đã đưa thêm 28 chiến hạm đến vùng biển VN bất chấp hơn 40 lần phản đối của nhà cầm quyền Hà Nội.
Tờ Hindustan Times cũng nhắc lại là trong hai tháng 6 và 7 vừa qua, Trung Cộng đã điều động hàng chục chiếc tàu hải cảnh, dân binh và đoàn tàu khảo sát Hải Dương 8 đến Bãi Tư Chính, nơi có các lô dầu khí mà một số tập đoàn ngoại quốc đang liên doanh khai thác với Việt Nam, trong đó có công ty Videsh của Ấn Độ. Trích dẫn lời ông Phạm Sanh Châu, tờ báo cho biết là Việt Nam sẽ nêu lên tình hình căng thẳng ở Biển Đông trong cuộc đối thoại an ninh sắp tới với Ấn Độ vào tháng 10, tại Sài Gòn.
Vào hôm qua, thứ Năm 3/10, phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Việt Nam một lần nữa xác nhận là chiến hạm Trung Cộng tiếp tục hiện diện trong vùng đặc quyền kinh tế VN, nhưng lại phủ nhận về sự căng thẳng tại Bãi Tư chính.
Một nhật báo Ấn Độ loan tin theo lời của viên đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, ông Phạm Sanh Châu, tiết lộ là Trung Cộng đã đưa thêm 28 chiến hạm đến vùng biển VN bất chấp hơn 40 lần phản đối của nhà cầm quyền Hà Nội.
Tờ Hindustan Times cũng nhắc lại là trong hai tháng 6 và 7 vừa qua, Trung Cộng đã điều động hàng chục chiếc tàu hải cảnh, dân binh và đoàn tàu khảo sát Hải Dương 8 đến Bãi Tư Chính, nơi có các lô dầu khí mà một số tập đoàn ngoại quốc đang liên doanh khai thác với Việt Nam, trong đó có công ty Videsh của Ấn Độ. Trích dẫn lời ông Phạm Sanh Châu, tờ báo cho biết là Việt Nam sẽ nêu lên tình hình căng thẳng ở Biển Đông trong cuộc đối thoại an ninh sắp tới với Ấn Độ vào tháng 10, tại Sài Gòn.
Vào hôm qua, thứ Năm 3/10, phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Việt Nam một lần nữa xác nhận là chiến hạm Trung Cộng tiếp tục hiện diện trong vùng đặc quyền kinh tế VN, nhưng lại phủ nhận về sự căng thẳng tại Bãi Tư chính.
HOA KỲ ĐẦU TƯ 5 TỶ MỸ KIM VÀO NGÀNH ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Việt Nam vừa ký kết một thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ, theo đó tập đoàn AES của Hoa Kỳ sẽ đầu tư 5 tỷ Mỹ kim vào nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ 2, theo hình thức BOT, tức xây dựng rồi vận hành và sau đó chuyển giao cho Việt Nam.
Thỏa thuận này được ông Trần Tuấn Anh, bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam, ký kết trong chuyến công du Hoa Kỳ vào đầu tuần này. Nhà máy điện nói trên sẽ sử dụng khí hóa lỏng thay vì than đá, vì thế sau khi vận hành sẽ phải nhập cảng một lượng khí hóa lỏng từ Hoa Kỳ lên đến 2 tỷ Mỹ kim mỗi năm.
Tập đoàn AES của Mỹ chuyên xây dựng nhà máy điện và phân phối điện trên thế giới. Tập đoàn này từng liên doanh với tập đoàn Posco Energy của Nam Hàn để xây dựng nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 của Việt Nam.
Việt Nam vừa ký kết một thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ, theo đó tập đoàn AES của Hoa Kỳ sẽ đầu tư 5 tỷ Mỹ kim vào nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ 2, theo hình thức BOT, tức xây dựng rồi vận hành và sau đó chuyển giao cho Việt Nam.
Thỏa thuận này được ông Trần Tuấn Anh, bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam, ký kết trong chuyến công du Hoa Kỳ vào đầu tuần này. Nhà máy điện nói trên sẽ sử dụng khí hóa lỏng thay vì than đá, vì thế sau khi vận hành sẽ phải nhập cảng một lượng khí hóa lỏng từ Hoa Kỳ lên đến 2 tỷ Mỹ kim mỗi năm.
Tập đoàn AES của Mỹ chuyên xây dựng nhà máy điện và phân phối điện trên thế giới. Tập đoàn này từng liên doanh với tập đoàn Posco Energy của Nam Hàn để xây dựng nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 của Việt Nam.
THÀNH PHỐ HẠ LONG SẼ CÓ DIỆN TÍCH LỚN NHẤT VIỆT NAM
Nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh vừa thông qua quyết định sáp nhập huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long, làm cho thành phố nầy có diện tích lớn nhất so với bất cứ thành phố nào ở Việt Nam.
Theo quyết định này, sau khi sáp nhập 843 cây số vuông của huyện Hoành Bồ, thành phố Hạ Long sẽ có tổng diện tích là 1120 cây số vuông, với dân số là 300 ngàn người. Cũng theo kế hoạch, Hạ Long sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương, tương tự như Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và Sài Gòn.
Nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh vừa thông qua quyết định sáp nhập huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long, làm cho thành phố nầy có diện tích lớn nhất so với bất cứ thành phố nào ở Việt Nam.
Theo quyết định này, sau khi sáp nhập 843 cây số vuông của huyện Hoành Bồ, thành phố Hạ Long sẽ có tổng diện tích là 1120 cây số vuông, với dân số là 300 ngàn người. Cũng theo kế hoạch, Hạ Long sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương, tương tự như Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và Sài Gòn.
HỒNG KÔNG RA LỆNH CẤM NGƯỜI BIỂU TÌNH MANG MẶT NẠ
Nhà cầm quyền Hồng Kông vào sáng hôm nay đã ra lệnh cấm người biểu tình đeo mặt nạ nhằm tránh bị nhận diện.
Lệnh cấm này được viện dẫn từ một đạo luật được ban hành dưới thời nước Anh cai trị nhượng địa nếu tình hình trở thành khẩn cấp. Tuy nhiên đạo luật Tình trạng Khẩn cấp không hề được áp dụng tại Hồng Kông suốt 50 năm qua. Lần cuối cùng luật này được áp dụng là vào năm 1967 để ngăn chặn làn sóng bạo lực leo thang tại một số khu vực trong cuộc chiến với các băng đảng tội phạm Hồng Kông.
Các cuộc giao chiến giữa phe biểu tình và cảnh sát đã leo thang trong mấy tuần qua, đã có một học sinh 18 tuổi bị cảnh sát bắn thủng ngực, và một phóng viên Nam Dương bị mù mắt vì trúng đạn cao su vào cuối tuần qua. Trong các đợt trấn áp, cảnh sát Hồng Kông đã sử dụng vòi rồng phun thuốc nhuộm màu xanh để nhận diện những người tham gia biểu tình.
Nhà cầm quyền Hồng Kông vào sáng hôm nay đã ra lệnh cấm người biểu tình đeo mặt nạ nhằm tránh bị nhận diện.
Lệnh cấm này được viện dẫn từ một đạo luật được ban hành dưới thời nước Anh cai trị nhượng địa nếu tình hình trở thành khẩn cấp. Tuy nhiên đạo luật Tình trạng Khẩn cấp không hề được áp dụng tại Hồng Kông suốt 50 năm qua. Lần cuối cùng luật này được áp dụng là vào năm 1967 để ngăn chặn làn sóng bạo lực leo thang tại một số khu vực trong cuộc chiến với các băng đảng tội phạm Hồng Kông.
Các cuộc giao chiến giữa phe biểu tình và cảnh sát đã leo thang trong mấy tuần qua, đã có một học sinh 18 tuổi bị cảnh sát bắn thủng ngực, và một phóng viên Nam Dương bị mù mắt vì trúng đạn cao su vào cuối tuần qua. Trong các đợt trấn áp, cảnh sát Hồng Kông đã sử dụng vòi rồng phun thuốc nhuộm màu xanh để nhận diện những người tham gia biểu tình.
No comments:
Post a Comment