Thưa quý thính giả, Bản chất hèn hạ của cán bộ CSVN biểu lộ rõ
ràng không những khi đối diện với CSTQ mà còn hèn mạt hơn khi phải đối
diện với tòa án vì những hành vi tham nhũng tận răng của mình.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Song Chi với tựa đề: “”Phản động” và quan chức trước tòa!” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Song Chi với tựa đề: “”Phản động” và quan chức trước tòa!” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Ngoài những vụ án tội phạm xã hội thông thường, những năm gần đây,
các phiên tòa ở VN thường xuyên có 2 loại bị cáo: “bị cáo” trong những
vụ án chính trị và bị cáo trong những vụ án tham nhũng lớn, đa số là
quan chức “có máu mặt”.
Lý lịch, nhân thân khác nhau, nhưng điểm chung giữa những tù nhân
lương tâm, tù nhân chính trị là hoạt động, bày tỏ chính kiến một cách ôn
hòa, xuất phát từ lòng yêu nước, đau đáu trước hiện trạng xã hội và vận
mệnh đất nước trong tương lai, nhưng lại bị ghép tội và bị xử rất nặng.
Càng ngày, mức án càng nặng hơn, cho đến gần đây thì ông Lê Đình Lượng,
trong phiên tòa xử vào tháng 8/2018, phải nhận 20 năm tù, mức án cao
nhất từ trước đến giờ cho giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam!
Nhưng cũng càng ngày thái độ của các tù nhân lương tâm, tù nhân chính
trị càng bình thản, hiên ngang. Nỗi sợ hãi, nếu có, ở thời kỳ đầu đã
biến mất. Trước tòa, thái độ của những người bị kết tội “phản động”, dù
là một thanh niên, một người nội trợ, một bà mẹ đơn thân hay một cựu
binh già 60 tuổi đều đàng hoàng, ung dung, can trường, không chút khiếp
nhược trước cường quyền! Thậm chí ông Lê Đình Lượng còn cười rất tươi,
ông Nguyễn Văn Túc, một tù nhân lương tâm, khi tòa án CSVN tại Thái Bình
y án tù 13 năm, 5 năm quản chế trong phiên phúc thẩm vào tháng 9/2018,
ông không thèm nói một lời nào để biện bác hoặc xin xỏ cho mình, mà chỉ
nhếch mép: “Địt mẹ tòa”.
Ngược lại, quan chức cộng sản, đặc biệt những năm gần đây không thiếu
quan chức cấp tá, cấp tướng ngành công an, khi ra tòa, thái độ, tư cách
khác hẳn. Người nào cũng kể lể hoàn cảnh cha mẹ già, vợ dại con thơ,
xin tòa giảm nhẹ hình phạt. Người thì mếu máo xin lỗi bác Trọng, mong
bác tha thứ coi như con cháu trong nhà, như Trịnh Xuân Thanh, Phó Chủ
tịch phụ trách công nghiệp – thương mại Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ,
Chủ tịch Hội đồng thành viên của Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí (PVC)
Ông Đinh La Thăng, từng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty
Sông Đà, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN, Bí thư
thành ủy TP.HCM, xin được “ăn cái Tết cuối cùng với gia đình, với bạn
bè, với người thân”.
Ông Phan Văn Vĩnh, cựu Trung tướng Công an, Tổng cục trưởng Tổng cục
Cảnh sát, Bộ Công an VN, một trong 92 bị can tại vụ án đường dây đánh
bạc nghìn tỷ xuyên quốc gia, thì hoảng sợ lo lắng đến nỗi phải nhập viện
trước ngày xét xử.
Vụ án của trung tướng Phan Văn Vĩnh chỉ là một trong muôn vàn ví dụ về những vụ án tham nhũng lớn và về đời sống xa hoa của quan chức, lãnh đạo đảng cộng sản VN.
Vụ án của trung tướng Phan Văn Vĩnh chỉ là một trong muôn vàn ví dụ về những vụ án tham nhũng lớn và về đời sống xa hoa của quan chức, lãnh đạo đảng cộng sản VN.
Những ông quan ông tướng ở VN, khi tại vị thì hung hăng hách dịch,
hành hạ xách nhiễu dân đen, hùng hổ túm cổ đòi tiêu diệt bè lũ “phản
động”, ngồi xổm lên luật pháp, coi mạng người như cỏ rác, lúc sa cơ thì
rúm ró bạc nhược. Có lẽ lúc đó họ vừa tiếc của, vừa mới thấm thía thấy
luật pháp nước này ra sao, mới thấy tình đồng chí, đảng viên đối với
nhau thế nào… Những ai còn chưa tới lượt, liệu đã biết sợ mà dừng tay
bớt lòng tham, bớt gây tội ác cho dân cho nước?
Nhà cầm quyền luôn kết án những tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị
là phá hoại đất nước, phá hoại “sự ổn định, bình yên” của xã hội. Nhưng
thật ra, ai – các tù nhân lương tâm hay quan chức tham nhũng, mới chính
là những người không chỉ làm tổn hại uy tín của đảng cộng sản trước mắt
dân chúng, làm mất lòng tin của người dân vào nhà nước VN mà còn làm hại
cho đất nước, dân tộc vì “ăn không từ một thứ gì”, làm thì ít mà phá
thì nhiều, và sẵn sàng ký tuốt, bán tuốt, miễn là có TIỀN?
Câu nói của ông Nguyễn Văn Hóa: “Tạo hóa cho tôi bộ não quá bé nhưng
lại cho ước mơ quá lớn trên nền nhận thức bé nhỏ để rồi vi phạm pháp
luật, gây ảnh hưởng, liên lụy tới nhiều người…”…
Câu nói đó không chỉ đúng với riêng ông Hóa mà với đa số quan chức, chính khách, lãnh đạo đảng CSVN từ bao nhiêu năm nay, đó là không có năng lực, trình độ, kiến thức chuyên môn nhưng vẫn được giao những vị trí cao “ngất ngưỡng” cuối cùng là làm hỏng tất cả, chưa kể lòng tham vô đáy và luật pháp co dãn, không nghiêm như ở VN khiến họ tha hồ tác yêu tác quái.
Câu nói đó không chỉ đúng với riêng ông Hóa mà với đa số quan chức, chính khách, lãnh đạo đảng CSVN từ bao nhiêu năm nay, đó là không có năng lực, trình độ, kiến thức chuyên môn nhưng vẫn được giao những vị trí cao “ngất ngưỡng” cuối cùng là làm hỏng tất cả, chưa kể lòng tham vô đáy và luật pháp co dãn, không nghiêm như ở VN khiến họ tha hồ tác yêu tác quái.
Còn từ cách đối xử, mức án, cho tới hoàn cảnh giam trong tù thì lại
càng cách biệt một trời một vực giữa 2 loại tù. Hối lộ, bảo kê đường dây
đánh bạc xuyên quốc gia như ông Phan Văn Vĩnh mà chỉ bị 7 năm 6 tháng
tù, Đinh La Thăng-vốn là “đệ tử” ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, là
cái gai trong mắt ông Nguyễn Phú Trọng, nên bị án nặng hơn, tổng cộng 30
năm tù cho 2 vụ án lớn làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng. Trong khi đó
chỉ vì yêu nước, bất đồng chính kiến mà kỹ sư-doanh nhân Trần Huỳnh Duy
Thức bị kết án 16 năm tù, cựu binh Lê Đình Lượng bị 20 năm tù, nhà hoạt
động Trần Thị Nga dù đang phải nuôi hai con nhỏ vẫn bị 9 năm tù!
Chế độ độc tài do đảng cộng sản còn tồn tại, thì 2 loại tù nhân trên sẽ còn, ngày càng nhiều hơn mà thôi!
Song Chi
No comments:
Post a Comment